Tự đánh giá về nét tính cách đối với mọi ngƣời của ngƣời cao tuổi

Một phần của tài liệu Tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi ở Hà Nội (Trang 77)

3. 1.2 Nét tính cách tiêu cực

3.3.Tự đánh giá về nét tính cách đối với mọi ngƣời của ngƣời cao tuổi

Kết quả bảng 3.7:

Bảng 3.7. Đánh giá nét tính cách tích cực của ngƣời cao tuổi đối với mọi ngƣời Nội dung Tự đánh giá nét tính cách (%) ĐTB Biểu hiện rõ Ít biểu hiện Không biểu hiện TĐG của NCT Thứ bậc Đánh giá của ngƣời thân Thứ bậc 1 64 8 28 2.36 12 2.52 13 2 49 50 1 2.48 5.5 2.33 16 3 42 54 4 2.38 9 2.50 14.5 4 44 49 7 2.33 15 2.66 9 5 33 65 2 2.31 16 2.53 12 6 51 35 14 2.37 10 2.60 11 7 42 58 0 2.42 8 2.83 5 8 39 58 3 2.36 12 2.62 10 9 46 43 11 2.35 14 2.71 8 10 51 46 3 2.48 5.5 2.90 2 11 40 56 4 2.36 12 2.90 2 12 64 36 0 2.64 1 2.81 6 13 53 45 3 2.49 4 2.76 7 14 48 51 1 2.47 7 2.50 14.5 15 17 33 50 1.67 17 2.00 17 16 54 45 1 2.53 3 2.90 2 17 59 39 2 2.57 2 2.89 4 ĐTB nhóm 2.38 2.64 Chú giải

1 – Cởi mở 10. Bao dung, độ lượng 2 – Chân thành 11. Nhường nhịn

4 – Sẵn sàng giúp đỡ người khác 13. Hòa thuận với mọi người 5 – Thẳng thắn 14. Nhân ái

6 – Dễ gần mọi người 15. Tin người

7 – Coi trọng tín nhiệm 16. Sống có trách nhiệm với gia 8 – Khiêm tốn đình và mọi người

9 – Quan tâm đến người khác 17. Coi trọng tình nghĩa

* Các yếu tố có ý nghĩa tương đồng nhau như: Cởi mở (ĐTB = 2.36); Sẵn sàng giúp đỡ người khác (ĐTB = 2.33); Dễ gần mọi người (ĐTB = 2.37); Quan tâm đến người khác (ĐTB = 2.35); Tự trọng và tôn trọng mọi người (ĐTB= 2.64); Hòa thuận với mọi người (ĐTB = 2.49); Nhân ái (ĐTB =2.47) được người già đánh giá

cao và là nét tính cách hiện hữu ở họ. Cùng với các nét tính cách như phân tích ở trên, việc đánh giá cao những nét tính cách này có sự thống nhất. Đối với công việc gia đình, họ là người “trợ thủ đắc lực” cho con cháu: giúp đỡ việc nhà, chăm sóc con cháu, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm sống; Đối với xã hội: họ tham gia nhiều vào các tổ chức xã hội, đoàn thể, là nhân tố hạt nhân kết nối cộng đồng, kết nối mọi người; cống hiến tri thức, kỹ năng cho xã hội. Những phong trào từ thiện, cộng đồng luôn luôn có mặt người cao tuổi với sự tham gia mạnh mẽ của Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi,… Sở dĩ người cao tuổi có nét tính cách trên đó là do nhu cầu tham gia hoạt động xã hội, xóa tan cảm giác cô đơn, sợ hãi; mang lại niềm vui, hạnh phúc, có sự đánh giá bản thân tích cực hơn; thể hiện ý thức trách nhiệm, sự tôn trọng, yêu thương mọi người.

* Khi tiếp xúc với mọi người, người cao tuổi đều “Coi trọng tín nhiệm”

(ĐTB = 2.42), có 42% số người lựa chọn nét tính cách này biểu hiện rõ ở bản thân. Với họ, “chữ tín quý hơn vàng”; một lời nói ra phải có trọng lượng, sự uy tín. Bản thân họ đề cao và yêu cầu mình cần phải có nét tính cách này nên đồng nghĩa với việc đó là sự đòi hỏi khắt khe đối với mọi người, nhất là với thế hệ trẻ. Sự tín nhiệm là thước đo cho nhân cách của mỗi một con người, một người thường thất hứa, không coi trọng tín nhiệm với bản thân mình và với người khác thì sẽ khó có thể nhận được sự chân thành, tín nhiệm, tôn trọng từ mọi người.

* “Chân thành” “Coi trọng tình nghĩa” là yếu tố quan trọng trong giao tiếp ứng xử (có ĐTB lần lượt là 2.48 và 2.57) bởi lẽ nó sẽ tạo sự tin cậy đối với mọi người xung quanh, là chỗ dựa tinh thần ấm áp của bạn bè, người thân. Sự chân thành và sống tình nghĩa được thể hiện không chỉ trong lời nói mà phải được bắt rễ sâu xa từ trong trái tim, với tình cảm thực sự, là sự yêu quý, trận trọng nhau giữa người với người. Hành xử trong sự chân thành, nghĩa tình người già sẽ trở nên tự tin, có sức lôi cuốn, được mọi người tin yêu, kính trọng. Người cao tuổi có tình yêu đặc biệt với quê hương, đất nước, làng xóm, láng giềng, anh em. Những người già ở Hà Nội đa phần xuất phát từ nông thôn nên nét đẹp tinh thần đó càng thấm sâu và thể hiện rõ trong giao tiếp, ứng xử của họ.

* Bao dung, độ lượng (ĐTB = 2.48), có tới 51% khách thể lựa chọn biểu hiện rõ nét tính cách này. Có thể hiểu, bao dung, độ lượng là thái độ, lẽ sống cao đẹp; là sự tha thứ, là sự rộng lượng trước những khuyết điểm, lỗi lầm của người khác. Sự bao dung của người cao tuổi được thể hiện trước hết là cách ứng xử độ lượng; là biết nhường nhịn, thậm chí hi sinh cho người khác. Cao hơn nữa, khoan dung là tha thứ, cảm thông trước những sai trái của người khác gây ra cho mình hay xã hội. Đặc biệt đối với con cháu trong gia đình, dù chúng có mắc sai lầm khiến cho họ buồn bã nhưng trong thâm tâm họ luôn chứa chan sự bao dung, sẵn sàng tha thứ, hướng tới việc giữ hòa khí gia đình. Tuy nhiên, cần chú ý là sự bao dung đối lập với ích kỉ, lòng đố kị, ganh ghét…

* Khiêm tốn (ĐTB = 2.36) là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, không tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người già ít có sự biểu hiện nét tính cách này ở bản thân. Nhìn chung, nhận thức của họ về vai trò của sự khiêm tốn là tốt nhưng với họ, quá khứ của họ vẫn luôn là những cái mới như là ngày hôm qua. Ít hay nhiều, trong quá khứ, họ cũng đã đạt được những thành tựu cho bản thân,

đóng góp sức mình cho sự nghiệp, cho gia đình, cho xã hội nên niềm tự hào bản thân và nhất là tự hào về gia đình (có con thảo, cháu ngoan) tăng lên.

* Sự “Nhường nhịn” (ĐTB = 2.36, có 40% lựa chọn biểu hiện rõ). Trong cuộc sống thường ngày, sự nhẫn nhịn được coi là một trong các phương châm xử thế hàng đầu. Nó thể hiện được trí tuệ sáng suốt, tính cách điềm đạm, ý chí bền vững, lòng khoan dung đức tính vị tha của con người. Thế nào là nhường nhịn? Nhường nhịn là chấp nhận để người khác hơn mình, là thái độ hoà nhã không có ý định tranh giành hơn thua. Nhường nhịn là chiếc chìa khoá đưa con người đi đến thành công bởi vì con người là đối tượng có những mối quan hệ đầy phức tạp, chỉ cần sơ xuất sẽ dẫn đến hiểu lầm, tranh chấp thậm chí hoá ra mâu thuẫn khó giải. Ở người cao tuổi, sự nhường nhịn được thể hiện trong suy nghĩ, lời nói, hành động, đặc biệt là trong quan hệ với trẻ nhỏ. Mặc dù có sự khác biệt lớn về tuổi tác, nhưng giao tiếp của những người cao tuổi với những trẻ nhỏ diễn ra dễ dàng hơn là với những cô cậu thiếu niên hay với con cái họ. Người cao tuổi sẵn sàng nhường nhịn vô điều kiện với các cháu của mình, mong muốn mang lại niềm vui, tiếng cười, sự yêu mến của trẻ nhỏ. Điều này thể hiện đặc trưng cho nét tính cách của người già cũng như văn hóa dân tộc Việt Nam – luôn yêu quý trẻ nhỏ.

* Nét tính cách“Sống có trách nhiệm với gia đình và mọi người”(ĐTB= 2.53 và 59% lựa chọn biểu hiện rõ). Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với xã hội, gia đình và bản thân…dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân.

Người cao tuổi chọn cách sống có trách nhiệm chính là sống trọn vẹn mỗi ngày, không lãng phí từng phút từng giây. Tức là cần phải sống sao cho ý nghĩa với mọi việc, mọi người mà bản thân có trách nhiệm. Phải hoàn thành tốt công việc được giao hoặc tự mình đặt ra kế hoạch cho bản thân. Với họ việc dành thời gian cho người thân, bạn bè và những người quanh mình có ý nghĩa thiết thực. Tất nhiên sẽ không dễ dàng gì để làm được tất cả mọi việc một cách trọn vẹn, nhưng họ tâm niệm rằng, làm tốt được một trong những việc phải làm mỗi ngày sẽ mang lại cho họ một niềm phấn khởi mới, vui vẻ hơn, tận hưởng cuộc sống một cách nhiệt thành

hơn và cảm thấy bản thân mình vẫn có ích cho xã hội, được gia đình và xã hội tôn trọng.

* Tự trọng và tôn trọng mọi người (ĐTB = 2.64, có 64% lựa chọn biểu hiện rõ). Lòng tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách cá nhân, biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Biểu hiện thể hiện tính tự trọng ở người cao tuổi là việc họ luôn cư xử đúng mực, đàng hoàng; biết giữ lời hứa, giữ chữ tín trong việc làm, lời nói; dũng cảm nhận lỗi, nhận trách nhiệm và tự giác hoàn thành công việc không để nhắc nhở, chê trách. Tự trọng là phẩm chất đạo đức của mỗi con người, giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn thử thách, nâng cao phẩm giá uy tín và được mọi người yêu quý. Từ lòng tự trọng của bản thân sẽ dẫn tới sự tôn trọng mọi người, vì vậy người cao tuổi luôn luôn có những cư xử đúng mực, gương mẫu trong cuộc sống, là tấm gương cho mọi người noi theo.

* Tin người (ĐTB = 1.67, có 17% lựa chọn biểu hiện rõ), sở dĩ người cao tuổi có lựa chọn thấp cho nét tính cách này do bản tính của người cao tuổi có sự đa nghi, thận trọng trong tiếp xúc với mọi người, tạo sự an toàn tâm lý cho bản thân khi giao tiếp với người khác. Tuy nhiên, họ lại đặt mạnh niềm tin vào thế hệ trẻ trong tương lai sẽ tiếp tục phấn đấu, thực hiện tiếp những công việc còn dang dở của họ, mong muốn thế hệ trẻ sẽ trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội.

* Công bằng trong ứng xử với mọi người (ĐTB = 2.38, có 42% lựa chọn biểu hiện rõ). Trong giao tiếp, ứng xử với mọi người, công bằng có vai trò quan trọng, là điều mỗi người mong muốn hướng tới. Đó là sự thể hiện bình đẳng, tôn trọng, không phân biệt với mọi người. Người cao tuổi đánh giá nét tính cách này biểu hiện rõ ở bản thân cho thấy phù hợp với những nét tính cách khác trong nhóm bởi vì sự công bằng có liên quan mật thiết với sự tự trọng và tôn trọng mọi người và sự thẳng thắn. Những nét tính cách này không tách rời nhau mà bổ sung cho nhau, góp phần hoàn thiện, tạo nên sự hoàn chỉnh cho nhân cách con người.

* Thẳng thắn (ĐTB = 2.31, có 33% lựa chọn biểu hiện rõ) là tính cách ngay

quan tâm và có mục đích. Người cao tuổi nhận thức rằng thẳng thắn là việc cần thiết mỗi con người phải có vì nếu thẳng thắn, nói sự thật với người khác thì chúng ta cũng sẽ nhận được lại sự thật. Trong giao tiếp, ứng xử của người cao tuổi cũng thể hiện rõ điều này, họ luôn có sự góp ý, phê bình chân thành, thẳng thắn, quý báu đặc biệt trong các cuộc họp gia đình, quý báu với mục đích giúp nhau cùng tiến bộ.

* So sánh tự đánh giá tính cách đối với mọi ngƣời của các nhóm

Bảng 3.8. So sánh tự đánh giá nét tính cách đối với mọi ngƣời của các nhóm ngƣời cao tuổi

Nội dung Tuổi Giới tính Gia đình

60–70 70-80 Nam Nữ Có gia đình Cô đơn

1 2.42 2.30 2.30 2.42 2.66 1.15 2 2.46 2.50 2.50 2.46 2.53 2.25 3 2.36 2.40 2.40 2.36 2.43 2.15 4 2.30 2.36 2.36 2.30 2.46 1.80 5 2.28 2.34 2.34 2.28 2.38 2.00 6 2.48 2.26 2.26 2.48 2.56 1.60 7 2.42 2.42 2.42 2.42 2.47 2.20 8 2.38 2.34 2.34 2.38 2.43 2.05 9 2.36 2.34 2.34 2.36 2.53 1.60 10 2.60 2.36 2.36 2.60 2.55 2.20 11 2.44 2.28 2.28 2.44 2.42 2.10 12 2.62 2.66 2.66 2.62 2.65 2.60 13 2.48 2.50 2.50 2.48 2.57 2.15 14 2.48 2.46 2.46 2.48 2.53 2.20 15 1.70 1.64 1.64 1.70 1.78 1.20 16 2.56 2.50 2.50 2.56 2.57 3.35 17 2.58 2.56 2.56 2.58 2.63 2.30 ĐTB 2.40 2.36 2.36 2.40 2.47 2.05

Chú giải

1 – Cởi mở 10. Bao dung, độ lượng 2 – Chân thành 11. Nhường nhịn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 – Công bằng trong ứng xử với mọi người 12.Tự trọng và tôn trọng mọi người 4 – Sẵn sàng giúp đỡ người khác 13. Hòa thuận với mọi người

5 – Thẳng thắn 14. Nhân ái 6 – Dễ gần mọi người 15. Tin người

7 – Coi trọng tín nhiệm 16. Sống có trách nhiệm với gia 8 – Khiêm tốn đình và mọi người

9 – Quan tâm đến người khác 17. Coi trọng tình nghĩa

- Về nhóm tuổi, người cao tuổi là nữ giới có số điểm cao hơn rõ rệt với nam giới ở những nội dung

+ Cởi mở (ĐTB = 2.42 và 2.30), người cao tuổi từ 60 – 70 đánh giá nét tính cách này biểu hiện rõ ở bản thân vì giai đoạn này điều kiện sức khỏe, khả năng hoạt động, giao lưu tập thể, xã hội cao nên họ có cơ hội rộng mở hơn người từ 70 – 80. + Dễ gần (ĐTB = 2.48 và 2.26), cũng do điều kiện sức khỏe, bệnh tật nên người cao tuổi từ 70 – 80 có sự khó khăn trong sinh hoạt, giao lưu tiếp xúc, dễ dẫn tới tâm trạng bi quan, chán nản hơn;

+ Bao dung, độ lượng (ĐTB = 2.60 và 2.36); Nhường nhịn (ĐTB = 2.44 và 2.28)

- Về nhóm giới có sự khác biệt rõ nét ở những nội dung

+ Cởi mở (ĐTB = 2.30 và 2.42); Dễ gần (ĐTB = 2.26 và 2.48), do đặc điểm tâm lý của nữ giới là sự thân thiện, hòa nhã, họ vẫn luôn luôn thích sự kết giao, giữ mối quan hệ thân tình với họ hàng, làng xóm trong các giai đoạn trước đó còn nam giới có sự quan tâm tới công việc, sự nghiệp hơn nên có sự đánh giá thấp hơn nữ giới.

+ Bao dung, độ lượng (ĐTB = 2.36 và 2.60); Nhường nhịn (ĐTB = 2.28 và 2.44). Ở các cụ bà có tự đánh giá nét tính cách trên cao hơn nam giới là sự phù hợp

do đặc điểm tâm lý, sự phân công trách nhiệm quy định, người nam giới quan tâm tới công việc, dạy dỗ các con cháu những kinh nghiệm, sự mạnh mẽ, cứng rắn còn nữ giới dạy cho con cháu sự mềm mỏng, nhân ái, bao dung, nhường nhịn.

- Về nhóm sống cùng gia đình và cô đơn: Dựa vào bảng phân tích số liệu trên, nhóm người cao tuổi sống cùng gia đình có số điểm cao hơn nhóm người già cô đơn về nét tính cách thể hiện thái độ với mọi người do họ có điều kiện được chăm sóc về vật chất và tinh thần của con cháu; được tham gia giao lưu, tiếp xúc với cộng đồng xã hội hơn là nhóm người cô đơn, sống trong viện dưỡng lão. Nhóm người già cô đơn là những người chịu nhiều thiệt thòi, rất cần được sự quan tâm của nhà nước, xã hội và quan trọng nhất là chính gia đình họ.

* So sánh tự đánh giá của ngƣời cao tuổi và ngƣời thân

1,67 2,57 2,6 2,89 2,36 2,48 2,38 2,33 2,31 2,37 2,42 2,36 2,35 2,48 2,36 2,64 2,49 2,47 2,53 2,52 2,33 2,5 2,66 2,53 2,83 2,62 2,71 2,9 2,9 2,81 2,76 2,5 2 2,9 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 NCT Người thân

Biểu đồ 5: Biểu đồ so sánh tự đánh giá nét tính cách tích cực đối với mọi ngƣời của ngƣời cao tuổi và đánh giá của ngƣời thân

Dựa vào bảng 3.7 và biểu đồ 5, nhìn chung người thân có đánh giá cao hơn người cao tuổi ở nét tính cách đối với mọi người.

Bảng 3.9. Đánh giá nét tính cách tiêu cực của ngƣời cao tuổi đối với mọi ngƣời STT Nội dung ĐTB TĐG của NCT Thứ bậc Đánh giá của ngƣời thân Thứ bậc 1 Khép kín, cảm thấy cô độc 1.35 1 1.67 1 2 Giả dối 1.01 14 1.00 13.5

3 Không công bằng trong ứng xử mọi người

1.05 6 1.20 9

Một phần của tài liệu Tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi ở Hà Nội (Trang 77)