1.3.1. Khái niệm liên quan
1.3.1.1. Khái niệm ngƣời cao tuổi
* Theo Pháp lệnh người cao tuổi Số 23/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/4/2000, người cao tuổi là những người có độ tuổi từ 60 trở lên, là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
* Đảng và Nhà nước có chủ trương thống nhất trong việc phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi. Đây là một kho trí tuệ, tài năng, kinh nghiệm đáng quý, có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở bất kì thời kì nào. Trong công trình nghiên cứu của chúng tôi quy ước người cao tuổi là người có độ tuổi từ 60 trở lên. Chúng tôi xin đưa ra khái niệm về người cao tuổi như sau:
“Người cao tuổi là những người có độ tuổi từ 60 trở lên, là lớp người đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống, đã và đang cống hiến hết sức mình cho gia đình và xã hội”
1.3.1.2. Khái niệm tự đánh giá
Về nội hàm, khái niệm tự đánh giá hiện này còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau. Sau đây là một số quan điểm được biết đến rộng rãi:
- Quan điểm của I.A.Polosova cho rằng “có thể hiểu tự đánh giá ở hai nghĩa: trước tiên là biểu tượng của con người về chính mình đã được hình thành một cách bền vững. Thứ hai, đó là quá trình tự đánh giá mình ở biểu tượng của nhân cách của mình được nảy sinh và được kiểm tra, được cải biên”.
- V.P.Levcovich quan niệm: “Tự đánh giá là giai đoạn phát triển cao của tự ý thức. Nó bao gồm không những nhận thức của bản thân mà còn có sự đánh giá đúng mức lực và khả năng của mình, thái độ phê phán đối với bản thân”
Như vậy, chúng ta có thể thấy hai tác giả trên coi sự tự đánh giá là giai đoạn phát triển cao của tự ý thức và bao gồm sự nhận biết đúng đắn cụ thể, chính xác về sức lực và năng lực của mình và từ đó có thái độ với bản thân mình.
- Quan điểm của A.I.Lipkina và L.A. Rưbak khẳng định rằng tự đánh giá là: “hình thức phát triển cao của tự ý thức”, “là thành phần không thể tách rời của tự ý thức, của sự phản ánh chính bản thân mình cũng như mối quan hệ của mình với người khác, với thực tế xung quanh”. Từ đó các tác giả này đã đưa ra khái niệm về tự đánh giá: “Tự đánh giá là thái độ của con người đối với những năng lực, khả năng, phẩm chất của nhân cách cũng như đối với bộ mặt bên ngoài của mình” (dẫn theo Lê Ngọc Lan, Cơ sở tâm lý của giáo dục và tự giáo dục – bài giảng dành cho sinh viên cao học, 2004). Như vậy, Lipkina đã đưa ra thành phần của tự đánh giá khá rộng, nhưng về cơ bản là thái độ của con người với chính mình.
- Quan điểm của S.Franz: “Tự đánh giá là phát biểu của cá nhân về mức độ biểu hiện của các hiện tượng tâm lý và cơ thể, của phương thức, thái độ,… đang tồn tại ở bản thân. Thông qua tự đánh giá chúng ta có thể biết được khả năng của cá nhân trong việc nhận thức những đặc điểm riêng của bản thân và cũng có thể nhận xét về đặc điểm riêng của cá nhân đó”. (dẫn theo Đỗ Ngọc Khanh, luận án tiến sĩ). Vì vậy, bà đã khẳng định tự đánh giá là một dạng hoạt động đặc biệt của tự nhận thức của nhân cách.
Tóm lại, cơ chế và bản chất của tự đánh giá ở đây được thể hiện rõ nét. Nó có vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu sau này.
- Quan điểm của Susan Harter: “Tự đánh giá là sự đánh giá tổng thể về giá trị của bản thân với tư cách là con người”. Trong công trình nghiên cứu của bà quan tâm tới sự phát triển tự đánh giá của tuổi thiếu niên. Bà đã cụ thể hóa quá trình thông qua nó các cá nhân tiếp nhận các ý kiến của những người quan trọng khác. Sau này, bà đã đưa ra một cách cụ thể hơn các “giá trị” của bản thân thanh thiếu niên là gì. Đó là khả năng nhận thức, khả năng giao tiếp, khả năng thể thao, và trạng thái cảm xúc
Quan điểm của S. Harter có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Bà đã xác định rõ được bản chất, nội dung và những yếu tố cụ thể cấu thành tự đánh giá.
Tóm lại, mỗi một tác giả đã đưa ra những quan điểm về tự đánh giá phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của họ. Tiếp thu những điểm mạnh nêu trên và dựa trên nền tảng tâm lý học hoạt động, chúng tôi xây dựng một khái niệm dùng cho việc nghiên cứu đặc điểm tự đánh giá của người cao tuổi ở Việt Nam. Theo chúng tôi,
“Tự đánh giá là một hình thức phát triển cao của sự tự ý thức, là sự đánh giá của một cá nhân về các giá trị bản thân với tư cách là một con người trong hoạt động, giao lưu với người khác”
1.3.1.3. Khái niệm tính cách
“Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức tạp của cá nhân bao gồm một hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi cử chỉ, cách nói năng tương ứng” [32, tr. 175]
1.3.1.4. Khái niệm tự đánh giá tính cách ngƣời cao tuổi
Tự đánh giá là quá trình nhận thức hướng vào chính bản thân chủ thể nên nó có nội dung rất phong phú và đa dạng. Sự tự đánh giá của cá nhân được phát triển từ đơn giản đến phức tạp theo lứa tuổi, theo mức độ phát triển của nhân cách. Mặt khác, nội dung của tự đánh giá còn phụ thuộc vào hoạt động của mỗi cá nhân nó gắn liền với những nhu cầu của hoạt động. Sau thời gian dài lao động nghề nghiệp nếu còn sức khỏe thì người cao tuổi tiếp tục tham gia lao động, hoạt động cộng
đồng, nhu cầu chủ yếu là nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe. Mối quan hệ xã hội và sự tích cực hoạt động, giao tiếp phụ thuộc nhiều vào tự đánh giá của họ, trong đó có tự đánh giá về tính cách. Như vậy, theo chúng tôi, Tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi là một hình thức phát triển cao của tự ý thức, là sự đánh giá về các nét tính cách của bản thân biểu hiện trong hệ thống thái độ đối với xã hội, đối với lao động, đối với mọi người và đối với bản thân và được thể hiện ở hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng.
Về đặc điểm tự đánh giá, theo S.Franz, tùy theo phạm vi chú ý khác nhau ta có thể nêu ra những đặc điểm khác nhau như sau:
- Tính phù hợp: Xét tự đánh giá trong mối quan hệ với thực tế khách quan được đánh giá.
- Tính phân biệt và tính khái quát: xét nội dung và phạm vi hoạt động được đánh giá - Tính bền vững: xét tự đánh giá trong khoảng thời gian nhât định
- Độ cao của tự đánh giá được xét trong mối quan hệ với hệ thống mức độ đánh giá.
1.3.2. Đặc điểm tính cách ngƣời cao tuổi
1.3.2.1. Một số đặc điểm phát triển tâm sinh lý của ngƣời cao tuổi
* Đặc điểm sinh lý
Diện mạo: Tóc bạc, da mồi, sự thay đổi phong thái, những nếp nhăn hằn sâu đã đem lại cho tuổi tác con người một cách bất thường. Da trở nên khô hơn, thô hơn và mất đi sự mềm mại vốn có. Ở thời kì phát triển sớm các nếp nhăn xuất hiện do tần số hoạt động của các nhóm cơ bắp nhất định. Một số biến đổi mặt ngoài cơ thể là kết quả của quá trình lão hóa diễn ra một cách bình thường, song các biểu hiện bên ngoài của tuổi tác cũng chịu ảnh hưởng của cac yếu tố di truyền (ví dụ các cặp sinh đôi cùng trứng) và sự thay đổi của các tác nhân bên ngoài (gió, khí hậu, tia cực tím,…).
Các cơ quan cảm giác: Cảm giác nghe, nhìn, nếm và khứu giác cùng với tuổi tác cao thường bắt đầu hoạt động kém hiệu quả. Nhiều người già thừa nhận rằng họ cần có nhiều thời gian hơn để có thể nhớ lại sự kiện nhờ vào các giác quan, và để xử lí thông tin thu được (Hoyer, Plude, 1980; Roet al, 1997)
Rối loạn thính giác là hiện tượng bình thường trong đời sống người già. 1/3 nam nữ là người già (Fozare 1990) có thính giác kém gây khó khăn cho đời sống hàng ngày.
Thị giác của người cao tuổi dần kém đi. Nắm bắt mục tiêu không còn nhanh nhạy, khả năng tiếp nhận các chi tiết rất nhỏ của đối tượng (con số, chữ cái trên bài báo,…) khó khăn hơn.
Tuy nhiên, cảm giác ngon miệng với người cao tuổi không thay đổi, nhất là khả năng cảm nhận vị ngọt (Bartoshunk, Weiffenbach, 1990), trong khi đó khả năng phân biệt các sắc thái của vị cay có giảm chút ít (Spitzwer, 1988). Người cao tuổi cũng khó khăn trong phân biệt mùi vị của thức ăn trong đó có lẫn nhiều thành phần. (Bartoshunk, Weiffenbach, 1990).
Cơ bắp, xương và tính lanh lợi. Cơ bắp, sức mạnh và sự dẻo dai cùng với tuổi tác cũng giảm đi. Kết cấu và thành phần các mô thay đổi. Do mô cơ chết đi nên trọng lượng thân thể giảm so với thời kì đầu và giữa tuổi trưởng thành. Trọng lượng thân thể giảm được bù lại bởi tỉ lệ mô mỡ tăng lên.
Hoạt động của cơ bắp thay đổi là do sự biến đổi của kết cấu và thành phần khung xương. Thường thì chiều cao của người già giảm đi 1 chút so với thời niên thiếu và trưởng thành. Xương trở nên yếu, xốp và ròn, dễ gẫy, vỡ.
Cơ quan nội tạng: Tim mạch người cao tuổi thường dễ gặp phải các vấn đề về rối loạn tim mạch; Phổi của người già thường làm việc ít hiệu quả khi hít vào và lượng oxy giảm; Hệ thống miễn dịch thay đổi, kém dần, dễ mắc bệnh hơn.
* Đặc điểm phát triển tâm lý
Ở tuổi già khả năng trí tuệ sẽ sút kém hơn so với người trưởng thành. Sự thay đổi của khả năng nhận thức liên quan đến tốc độ của hành vi, trí nhớ và trí tuệ
Tốc độ của hoạt động nhận thức. Tốc độ của hoạt động trí óc cũng như chân tay giảm đi là đặc trưng đối với sự phát triển (Biren et al, 1985). Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng các chức năng trí tuệ ở tuổi già giảm phần lớn phụ thuộc vào tốc độ thực hiện hành vi (Salthouse, 1985,1995). Ở người già thời gian phản ứng và xử lí thông tin nhận được tăng lên, còn các quá trình nhận thức nói chung chậm lại
(Mc Dowd Shaw, 2000). Việc này có liên quan 1 mặt nào đó tới lão hóa, đồng thời có thể là kết quả mà người già được đánh giá là có tính cẩn thận và chính xác nhiều hơn so với người trẻ. Nhìn chung, mặc dù cùng với tuổi tác, việc xử li thông tin mang tính nhận biết thực sự kém hiệu quả hơn nhưng không phải là quá tồi tệ.
Trí nhớ. Đây là một phần được rất nhiều nhà nghiên cứu về người cao tuổi quan tâm đến. Ở người già, trí nhớ dài hạn tốt hơn trí nhớ ngắn hạn, cụ thể những kỉ niệm cũ họ nhớ rất lâu, rất cụ thể, chi tiết, trong khi đó những thông tin mới tiếp thu thì hay quên. Sự giảm sút trí nhớ của người già cũng có sự thay đổi theo kiểu phân loại trí nhớ: trí nhớ ngôn ngữ có sự giảm sút chậm chạp hơn so với trí nhớ hình ảnh và trí nhớ phi ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định giảm sút hơn so với trí nhớ không chủ định.
- Tính sáng suốt. Mặc dù trí nhớ của người trẻ tuổi trong một số trường hợp hoạt động có hiệu quả hơn so với người có tuổi, song tính sáng suốt lại là bản chất vốn có ở thế hệ già. Tính sáng suốt là một hệ thống thẩm định các hiểu biết hướng vào “mặt đời sống thực tế” và nó cho phép đưa ra những xét đoán có cân nhắc, đưa ra những lời khuyên có ích về các vấn đề quan trọng của cuộc sống (Standinger, Pasupathi, 2000). Do đó, khi ta cần một lời khuyên hữu ích thì người cao tuổi sẽ giúp chúng ta điều đó.
1.3.2.2. Đặc điểm tính cách ngƣời cao tuổi
Theo Bromlej, tính cách được thể hiện ở những quan hệ
- Quan hệ chung nhất với thế giới xung quanh, với sự kiện xã hội - chính trị Tuy không còn công tác xã hội nhưng ở người cao tuổi vẫn luôn thường trực mối quan hệ với thế giới xung quanh, với các sự kiện xã hội – chính trị. Họ luôn quan tâm, theo dõi các vấn đề như: tình hình an ninh trật tự, kinh tế trên địa bàn họ sinh sống nói riêng và của đất nước nói chung, tình hình an ninh, chính trị trên thế giới, giá cả sinh hoạt tiêu dùng, các vấn đề văn hóa, đạo đức của xã hội… Những thông tin nào có vấn đề, nhất là những vấn đề liên quan đến tình hình thời sự chính trị, đến đạo đức,.. còn được các cụ đem ra trao đổi, thảo luận, đưa ra những cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Những hiểu biết này giúp cho người nghỉ hưu có nhiều tri thức
mới, hòa nhập với đời sống cộng đồng, không bị tụt hậu. Chúng ta có thể thấy hiện nay, các tổ chức hội, đoàn thể như các chi bộ Đảng, hội Người Cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, … luôn có sự tham gia sôi nổi của các cụ. Đây là một trong những lực lượng quan trọng trong sự phát triển kinh tế chính trị của toàn xã hội.
- Quan hệ với lao động, với các hoạt động xã hội
Công việc giúp cảm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Nó tạo điều kiện hoạt động bình thường và là nguồn gốc của sự ổn định, cung cấp cơ sở cho sự tương tác với những người khác. Mặt vật chất của công việc cũng có thể là quan trọng đối với những người cao tuổi. Nhiều người trong số họ, có quyền nghỉ hưu, thấy rằng họ không thể cho phép điều đó vì những lý do tài chính. Họ cần phải làm việc để duy trì mức sống mà họ đã quen thuộc. Và đối với một số người việc họ kiếm ra tiền quan trọng cho sự tự đánh giá bình thường của họ.
Nhiều khả năng liên quan đến công việc, được duy trì trong khoảng thời gian từ 55 đến 70 tuổi. Trong nhóm tuổi này, không có sự suy giảm rõ rệt của các khả năng thể chất và trí tuệ, và sự giảm sút một số chức năng tinh thần bị ảnh hưởng bởi một loạt các khác biệt cá nhân. Những thay đổi trong nhận thức của những người cao tuổi thường xuất hiện bởi những hành động (xảy ra hoặc được mong đợi) bởi những người xung quanh. Họ lo lắng rằng những đồng nghiệp của họ sẽ đối xử với họ tồi tệ hơn và ít quan tâm đến những ý tưởng của họ. Điều này có thể dẫn đến một thực tế rằng người cao tuổi trở nên ít sáng kiến hơn, giảm đóng góp của họ cho công việc của nhóm.
Yếu tố mạnh nhất gắn liền với hành vi trong các giai đoạn tuổi già của sự nghiệp, đó là những kỳ vọng xã hội. Những quan niệm xã hội đa dạng về sự lão hóa bắt buộc con người phải phù hợp với những khuôn mẫu. Thông thường sự lão hóa xã hội bắt buộc con người phải rời bỏ công việc. Mặc dù không tồn tại âm mưu chống lại những người cao tuổi, nhưng những quan niệm xã hội, những quan điểm khoa học chuẩn bị cho con người để họ kết thúc sự nghiệp của họ vào thời điểm đã định.
Duy trì và tái tạo khả năng lao động của những người cao tuổi là điều kiện cơ bản cho việc duy trì và tái tạo chính nhận thức của con người trong các giai đoạn cuối cùng của sự phát triển cá thể. Khi xem xét các mối liên hệ xã hội của những người cao tuổi, không thể không hướng đến các vấn đề hỗ trợ cho những người cao tuổi và chăm sóc cho họ. Sự xấu đi của sức khỏe tạo nên sự cần thiết được những người xung quanh hỗ trợ. Những người cao tuổi mong đợi mọi người (đặc biệt là