Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi ở Hà Nội (Trang 51)

* Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận

Các giai đoạn nghiên cứu lý luận - Tìm kiếm tài liệu

+ Mục đích : Tìm hiểu, tham khảo, nắm bắt các tài liệu ở trong nước và ngoài nước từ trước đến nay có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các phương pháp có liên quan đến đề tài, các luận chứng để lý giải các kết quả...

+ Nội dung: Những tài liệu về người cao tuổi, tự đánh giá của người cao tuổi ở trong và ngoài nước.

- Phân tích tài liệu

+ Mục đích: Phân tích tổng hợp xử lý thành cơ sở lý luận của đề tài

+ Nội dung: Đọc và phân tích các văn bản, tài liệu trong nước, ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

* Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn

- Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu

Bộ công cụ nghiên cứu chúng tôi sử dụng trong đề tài bao gồm bảng hỏi, trắc nghiệm TST (Twenty statements test của tác giả Kuhn và Mcpartland, 1954) và phiếu phỏng vấn sâu để giải quyết những nội dung nghiên cứu: Người cao tuổi tự đánh giá về tính cách bản thân; Người thân đánh giá tính cách của người cao tuổi; Sự khác nhau trong đánh giá tính cách người cao tuổi ở nhóm tuổi, người thân, giới tính, sống cùng gia đình và cô đơn.

+ Bảng hỏi: Mục đích là để điều tra thực trạng tự đánh giá về nét tính cách của người cao tuổi và biểu hiện của nét tính cách trong hành vi ứng xử của người cao tuổi trong đời sống hàng ngày.

Nội dung của tự đánh giá về các nét tính cách của người cao tuổi bao gồm:

Tự đánh giá về nét tính cách đối với tập thể và xã hội; Tự đánh giá về nét tính cách đối với lao động; Tự đánh giá về nét tính cách đối với mọi người; Tự đánh giá về nét tính cách đối với bản thân. Trong hành vi ứng xử cũng được sắp xếp tương ứng

như trên. Trên cơ sở tự đánh giá thái độ và hành vi ứng xử tìm ra mối liên hệ giữa chúng.

+ Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu:

Mục đích nhằm chính xác hóa, chi tiết hóa những thông tin thu thập được của bảng hỏi.

+ Test TST: Mục đích sử dụng trắc nghiệm này nhằm tạo dựng những hình ảnh chung nhất về bản thân mỗi cá nhân bằng cách trả lời câu hỏi: “Tôi là ai?”, bổ sung cho quá trình nghiên cứu được sâu sát hơn.

- Điều tra, khảo sát : Đề tài được tiến hành từ tháng 05/2012 đến 10/2013. Trong đề tài chúng tôi thực hiện điều tra một lần theo lát cắt ngang cả ở định lượng (bảng hỏi) và ở định tính (phỏng vấn). Khách thể nghiên cứu ở đây là những người cao tuổi, khả năng về thị giác có hạn chế, do vậy trong quá trình khảo sát chúng tôi có sử dụng một số biện pháp hỗ trợ riêng. Cụ thể là sử dụng ngôn ngữ đối thoại, nhiều cụ mắt kém nên có khó khăn trong việc tự đọc nên trong quá trình khảo sát chúng tôi phải đọc và cắt nghĩa câu cho các cụ, ngoài ra còn được sự trợ giúp từ con cháu đọc hộ, viết hộ ý kiến của các cụ.

- Phân tích số liệu và viết báo cáo

Sau khi đã thu thập được dữ liệu thông qua khảo sát, chúng tôi tiến hành phân tích số liệu: tính phần trăm, điểm trung bình, để tổng hợp sự tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi trên 4 mặt: Tự đánh giá về nét tính cách đối với tập thể và xã hội; Tự đánh giá về nét tính cách đối với lao động; Tự đánh giá về nét tính cách đối với mọi người; Tự đánh giá về nét tính cách đối với bản thân và biểu hiện nét tính cách qua hành vi. Từ đó tìm hiểu mối tương quan giữa tự đánh giá và hành vi ứng xử của người cao tuổi trong cuộc sống và đánh giá của người thân.

Từ những con số phân tích các khía cạnh mà luận văn đề cập đến trên cơ sở những câu hỏi nghiên cứu, cơ sở lý luận của đề tài để hoàn thiện luận văn.

Một phần của tài liệu Tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi ở Hà Nội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)