Chân dung tâm lý thứ nhất

Một phần của tài liệu Tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi ở Hà Nội (Trang 114)

3. 1.2 Nét tính cách tiêu cực

3.7.1.Chân dung tâm lý thứ nhất

* Thông tin cá nhân: Bà Nguyễn Thị L năm nay 68 tuổi, có trình độ đại học, trước đây là dược sĩ. Bà có 1 con gái lấy chồng có 2 con, gia đình con trai út ở cùng vợ chồng bà L. Chồng bà L đã nghỉ hưu. Hiện nay, bà L là hội phó hội người cao tuổi ở khu chung cư đang sinh sống

* Tự đánh giá về tính cách của bà L - Đối với tập thể, xã hội

+ Theo bà L cho biết, bà là người ưa hoạt động, nhất là hoạt động xã hội, tham gia vào câu lạc bộ người cao tuổi ở khu chung cư, hội phụ nữ, hội từ thiện,…bản thân là hội phó hội người cao tuổi ở khu chung cư đang sinh sống. Nhìn chung, công tác xã hội của bà L khá bận rộn, nhưng do bà L có sức khỏe tốt và ý thức trách nhiệm cùng lòng nhiệt tình nên bà rất vui vẻ đảm nhiệm và hoàn thành tốt các công việc được giao, được mọi người tín nhiệm, tin yêu.

+ Bà còn cho biết bản thân rất thích quan tâm tới các vấn đề chính trị, xã hội. Hàng ngày, bà thường theo dõi tin tức trên kênh VTV1 lúc 7 giờ tối hàng ngày hoặc nghe thời sự, giá cả thị trường, ca nhạc, ngâm thơ trên VOV3 đài Tiếng nói Việt Nam hoặc đọc báo (Nhân dân, Lao Động,…). Những thông tin đó với bà rất quan trọng, thú vị và đây là chủ đề thường trao đổi của bà và những người xung quanh.

+ Bà L cũng trao đổi rằng bản thân là người rất tin tưởng vào tôn giáo, tử vi, hàng tháng bà đi lễ chùa hai lần vào ngày rằm, mùng một. Bà còn cho biết bản thân bà thường tham gia nấu cơm từ thiện tại chùa cho người nghèo, làm từ thiện, ủng hộ,… Theo bà, những việc làm trên giúp cho tâm hồn bà có cảm giác thanh thản, thư thái, nhẹ nhõm, an ủi phần nào tuổi già.

- Đối với lao động

+ Bà L vốn là một dược sĩ đã được đào tạo chính quy nên tự đánh giá bản thân là người có đức tính cẩn thận, tỉ mỉ trong mọi công việc. Bà cho rằng mình có trách nhiệm cao với công việc, với bản thân và mọi người, không để cho mình sao lãng công việc, chuyên tâm, chăm chỉ. Bên cạnh đó, bà còn là người dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu, chấp nhận sự thật cho dù sự thật đó là phũ phàng, khó khăn. Mặc dù bà không đi làm thêm sau khi nghỉ hưu do bận rộn với các công tác xã hội đang đảm nhiệm, nhưng đối với bà những đức tính quý báu với lao động vẫn tiếp tục cần được duy trì để làm gương cho con cháu nói theo.

* Đối với mọi ngƣời

Bà L tự đánh giá bản thân là người rất năng nổ, nhiệt tình tham gia các công tác xã hội tại khu dân cư, có xu hướng hướng ngoại. Vì vậy, bà thường cởi mở, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ người khác, sống hòa thuận với mọi người xung quanh. Bà trao

đổi với chúng tôi rằng bất cứ khi nào hàng xóm trong khu chung cư có khó khăn, bà thường xuyên đến trao đổi, giúp đỡ, động viên họ vì “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”. Hơn nữa, bản thân lại là một hội phó hội người cao tuổi nên càng phải phấn đấu phát huy. Không những vậy, bà còn là người rất trọng nghĩa, trọng tình và chữ tín, là người đã hẹn là đúng (cả thời gian và việc làm), không cho phép mình thất hứa dù là việc nhỏ hay lớn. Điều này đã được bà con trong khu chung cư tin yêu và thường xuyên có phiếu tín nhiệm cao trong đợt đánh giá cuối năm, liên tục đảm nhiệm chức vụ quan trọng.

* Đối với bản thân

Nấu ăn là một sở thích của bà L, đặc biệt là các loại bánh và đồ ăn chay. Với kinh nghiệm là một dược sĩ lâu năm, bà rất chú trọng chế độ dinh dưỡng cho bản thân và gia đình nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Không những vậy, việc tập luyện thể dục, yoga hàng ngày là một việc không thể thiếu để duy trì cơ thể, vóc dáng cân đối, tránh nhiều bệnh tật, tăng cường sức khỏe tuổi già, tiếp tục thực hiện tốt các công việc xã hội mà bà đang đảm nhận. Do bà có sự chuẩn bị tinh thần từ trước khi nghỉ hưu nên có sự sẵn sàng tâm lý tốt, ít phụ thuộc vào con cháu về kinh tế hoặc sự chăm sóc bên ngoài. Tuy nhiên, bà vẫn luôn có mong muốn được con cháu quan tâm, yêu thương, chăm sóc, tôn trọng – đó là món quà vô giá mà bất cứ người cao tuổi nào cũng mong nhận được. Bên cạnh đó, bà còn trao đổi rằng bản thân cũng như những người cao tuổi xung quanh bà rất cần có sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền trong việc đảm bảo các chế độ an sinh xã hội cần thiết để người già tiếp tục lao động, cống hiến, phục vụ gia đình, xã hội.

3.7.2. Chân dung tâm lý thứ hai

* Thông tin cá nhân: Cụ Đ.N.K, 72 tuổi, trình độ học vấn đại học, chức vụ công tác trước đây là giáo viên. Cụ có 2 con trai đều đã lập gia đình và công tác trong cơ quan Nhà nước.

* Tự đánh giá về tính cách của cụ K - Đối với tập thể, xã hội

+ Cụ K trao đổi bản thân trước kia là giáo viên, có thâm niên làm công tác công đoàn trong nhà trường. Tuy nhiên, từ khi con cháu chuyển cụ vào viện dưỡng lão sống thì cụ không có cơ hội tham gia các hoạt động xã hội như trước kia nữa. Các hoạt động của hội, câu lạc bộ,… bị hạn chế nhiều mặc dù ở trung tâm dưỡng lão cũng có tổ chức một số câu lạc bộ văn nghệ, thơ,… nhưng hoạt động chưa mang tính chiều sâu, chưa hấp dẫn được các cụ tham gia nhiệt tình.

+ Cụ cho biết là bản thân những lúc rảnh rỗi, các chương trình tin tức thời sự, thông tin tổng hợp, nghe thơ ở đài Tiếng nói Việt Nam luôn được cụ theo dõi hầu như không bỏ sót. Cụ nói rằng: “Ở trong trung tâm buồn lắm, nhớ con nhớ cháu, nhớ họ hàng làng xóm, nhiều khi suy nghĩ quẩn, có cái đài bên cạnh giúp tôi nguôi ngoai đi phần nào. Ngoài ra, tôi cũng không thấy mình bị tụt hậu so với bên ngoài”.

- Đối với lao động

+ Cụ K cho biết bản thân là một giáo viên có kinh nghiệm lâu năm, đạt nhiều thành tích cao trong công tác giáo dục, liên tục là giáo viên dạy giỏi. Cụ tâm sự rằng bản thân mình rất buồn vì “mình là giáo viên dạy dỗ bao nhiêu thế hệ học trò nhưng thất bại trong việc giáo dục con cháu”.

+ Cụ còn cho biết bản thân cụ luôn chủ động trong việc làm hàng ngày, không thích dựa dẫm. “Bây giờ sức khỏe yếu thì đành phải nhờ các y bác sĩ, nhân viên ở đây thôi chứ thực tâm không thích”.

- Đối với mọi ngƣời

+ Tiếp xúc ban đầu với chúng tôi, cụ có sự dè dặt, hơi đa nghi, nhưng khi biết mục đích của cuộc trò chuyện chỉ nhằm phục vụ cho luận văn cao học thì được cụ giúp đỡ cởi mở và thân thiện.

+ Cụ trao đổi với chúng tôi rằng ngày trước khi còn công tác trong ngành giáo dục, cụ là người luôn cởi mở, thân thiện, hòa nhã, vui vẻ với mọi người xung quanh, nhưng từ khi vào trung tâm dưỡng lão sống, bản thân cụ thu hẹp lại, ít tiếp xúc với người xung quanh, luôn buồn bã, dè dặt, có phần trốn tránh bên ngoài. Cụ cảm thấy rất buồn, nhớ và luyến tiếc thời kì trước đây, mong tìm lại được sự trân trọng, yêu thương của gia đình và xã hội như trước. Cụ mong muốn rằng khi vào sống trong

trung tâm sẽ được đội ngũ y bác sĩ, nhân viên chăm sóc nhiệt tình, thân thiện, tạo cuộc sống gia đình ấm áp, giúp các cụ nguôi ngoai đi nỗi nhớ thương gia đình, sống vui vẻ, có ích những năm tháng cuối tuổi già,…

- Đối với bản thân

Thông qua trao đổi với cụ K cho thấy, cụ là người thiên về cách nghĩ, tập quán của những ngày cũ, tiếc nuối về quá khứ, có sự mâu thuẫn trong cách suy nghĩ về con cháu: vừa tự hào về con cháu, vừa buồn vì cách ứng xử của họ. Bên cạnh đó, cuộc sống trong trung tâm dưỡng lão phần nào khiến người cụ trở nên khép kín, cô đơn; cuộc sống phần nhiều phải dựa vào sự chăm sóc của các nhân viên trong trung tâm (về sức khỏe, tinh thần,…)

* Nhận xét chung về 2 trường hợp trên

Nhìn chung, 2 trường hợp trên đều có sự đánh giá những nét tính cách tích cực ở bản thân nhiều hơn nét tính cách tiêu cực. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy cần có sự quan tâm hơn nữa tới người cao tuổi sống trong trung tâm dưỡng lão vì đây là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, giúp họ có sự đánh giá về bản thân tích cực hơn, từ đó cải thiện đời sống tâm lý cho họ.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:

- Tự đánh giá nét tính cách tích cực đối với xã hội có số điểm trung bình là 2.42 và nét tính cách tiêu cực là 1.16 cho thấy người cao tuổi có sự đánh giá cao những nét tính cách tích cực này ở bản thân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tự đánh giá nét tính cách tích cực đối với lao động có số điểm trung bình là 2.35 và nét tính cách tiêu cực là 1.28 cho thấy người cao tuổi đánh giá nét tính cách tích cực cao hơn nét tính cách tiêu cực và có sự biểu hiện rõ rệt.

- Tự đánh giá nét tính cách tích cực đối với mọi người có số điểm trung bình là 2.38 và nét tính cách tiêu cực là 1.08 cho thấy người cao tuổi có sự đánh giá cao những nét tính cách tích cực hơn nét tiêu cực.

- Sự đánh giá nét tính cách đối với bản thân có số điểm trung bình là 2.36 và 1.32 cho thấy người cao tuổi có sự đề cao bản thân, họ cho rằng bản thân có sự thể hiện rõ những nét tính cách tích cực.

- Có sự khác nhau trong tự đánh giá của người cao tuổi ở các nhóm tuổi, giới, sống cùng gia đình và cô đơn.

- Phần lớn các cụ nhận thức đúng về bản thân và có những hành vi ứng xử phù hợp. Việc nghiên cứu phỏng vấn sâu và phân tích chân dung tâm lý nhằm làm nổi bật lên kết quả nghiên cứu. Đồng thời, bổ sung thêm những ý mà trong nghiên cứu định lượng thông qua bảng hỏi chưa nêu lên được. Từ đó hiểu được một cách sâu sắc tự đánh giá của người cao tuổi về nét tính cách biểu hiện ở bản thân.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, chúng tôi đi đến một số kết luận sau:

1.1. Về mặt lý thuyết

Tự đánh giá của người cao tuổi về nét tính cách bản thân là một mảng nghiên cứu mới, mảnh đất mà ở Việt Nam chưa có ai đặt chân nghiên cứu. Trên thế giới, những công trình nghiên cứu về tự đánh giá có nhiều tác giả đề cập đến nhưng nghiên cứu về người cao tuổi và tự đánh giá nét tính cách của người cao tuổi chỉ có rất ít tài liệu đề cập. Sự tự đánh giá về nét tính cách ở người cao tuổi có một vai trò quan trọng, là cơ sở để người cao tuổi có nhận xét, nhìn nhận lại bản thân một cách toàn diện, qua đó hoàn thiện Cái Tôi của mình. Mặt khác, điều này còn ảnh hưởng tới suy nghĩ, cách cư xử đúng đắn với cuộc sống hiện tại, để người già sống vui vẻ, thoải mái hơn bên gia đình và xã hội

Tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi là một hình thức phát triển cao của tự ý thức, là sự đánh giá về các nét tính cách của bản thân biểu hiện trong hệ thống thái độ đối với xã hội, đối với lao động, đối với mọi người và đối với bản thân và được thể hiện ở hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng.

Xuất phát từ những điều trên mà việc nghiên cứu tự đánh giá nét tính cách của người cao tuổi trở nên vô cùng ý nghĩa và cấp thiết. Qua nghiên cứu để tìm ra những phương pháp tốt nhất cho người cao tuổi để họ có một môi trường sống thuận tiện, một tinh thần lạc quan để họ sống vui, sống khỏe, sống có ích trong mỗi ngày.

1.2. Về mặt thực tiễn

Người cao tuổi đánh giá bản thân về nét tính cách tích cực cao hơn nét tính cách tiêu cực. Tự đánh giá của người cao tuổi có khác nhau trong các nhóm tuổi, giới, sống cùng gia đình và cô đơn. Hệ thống thái độ và hành vi biểu hiện tính cách là thống nhất với nhau.

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh những giả thuyết chúng tôi đưa ra ban đầu là đúng.

2. Kiến nghị

2.1. Về phía gia đình

Cần tìm hiểu một cách tích cực những đặc điểm đời sống vật chất tâm sinh lý của người cao tuổi qua các tài liệu, sách báo,… để có nhận thức rõ về lứa tuổi này, nhằm có những thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn, giúp người cao tuổi có cuộc sống tốt đẹp hơn, đáp ứng kịp thời những nhu cầu, mong muốn, đòi hỏi của họ.

Các thành viên trong gia đình cần có sự tôn trọng nguyện vọng chính đáng của người cao tuổi, đảm bảo đầy đủ các nhu cầu cơ bản của họ về ăn, mặc, ở, đi lại, sức khỏe, học tập, văn hóa, thông tin và giao tiếp vì ở lứa tuổi này nhu cầu đó vẫn tiếp tục được thể hiện và phát huy.

Cần tuyệt đối tránh tạo cho họ cảm giác cô đơn, xa lánh, đặc biệt là không nên đưa họ vào sống trong trung tâm nuôi dưỡng người già. Vì theo tâm lý truyền thống của người Việt Nam, người cao tuổi luôn muốn sống chung cùng con cháu lúc cuối đời, họ sợ cảm giác cô đơn, bị bỏ rơi.

2.2. Về phía trung tâm dưỡng lão

Tổ chức quan tâm thực sự đến cuộc sống của người già, giúp họ có được cuộc sống thể chất và tinh thần khỏe mạnh, tạo cho các cụ tâm lý: coi trung tâm như mai ấm gia đình mình.

Đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên ở trung tâm cần đủ về số lượng, sâu về chuyên môn, chăm sóc tận tình, chu đáo các cụ; Mặt khác, trung tâm chú ý quan tâm đến việc đầu tư, sửa chữa, mua sắm các trang thiết bị phù hợp, cần thiết trong việc chăm sóc các cụ sống ở đây.

2.3. Về phía Nhà nước và chính quyền địa phương

- Về phía Nhà nước

Cần có những cơ chế chính sách quan tâm hơn nữa tới đối tượng đặc biệt này: đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo công trình công cộng phục vụ nhu cầu hoạt động và chăm sóc người cao tuổi: bệnh viện; trung tâm vui chơi, giải trí; nhà tình thương; trung tâm dưỡng lão,… để họ có điều kiện chăm lo cho sức khỏe, có nơi để giao lưu, trao đổi mặt tinh thần, tiếp tục cống hiến sức mình cho xã hội.

Các chế độ chính sách cần được xem xét cho phù hợp với tình hình đời sống thực tế của các cụ. Nhất là những cụ già cô đơn, không nơi nương tựa hoặc những cụ sống trong viện dưỡng lão cần có những chính sách quan tâm đặc biệt từ xã hội để họ vẫn cảm nhận được niềm vui trong cuộc sống, thấy mình không bị cô đơn và có mong muốn sống vui, sống khỏe, sống có ích.

- Về phía chính quyền địa phương

Có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương và thành phố Hà Nội trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người cao tuổi, giúp họ nhận thấy vai trò ý nghĩa của mình trong xã hội, để họ yên tâm vui sống.

Tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của Hội Người cao tuổi và Hội cựu

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi ở Hà Nội (Trang 114)