thông tin các cụ đã trả lời
2.4.4. Trắc nghiệm TST
Nội dung test này được đề ra là vòng 20 câu, băt đầu của mỗi câu bằng từ “Tôi (là)…”, mỗi khách thể phải mô tả cho người khác biết mình là người như thế nào. Yêu cầu đối với khách thể là không cần suy nghĩ lâu mà viết ngay những gì vừa mới xuất hiện trong đầu và không cần để ý đến logic của các câu. Hãy cố gắng làm trong thời gian nhanh nhất mà khách thể có thể. Test TST là một loại test phóng chiếu. Vì vậy, nó có một số những ưu điểm nhất định:
- Cá nhân có thể thể hiện bản thân mà không bị kiểm soát
- Trong vòng 20 câu những ý tưởng, những quan niệm thường trực trong đầu sẽ được bộc lộ. Sự bộc lộ đó đủ để xây dựng được những hình ảnh về “cái tôi” đầu tiên với những mô tả: mình là người như thế nào? mình thuộc vào nhóm nào? mình có những vai trò gì?...
- Mệnh đề đưa ra là câu hỏi mở nên không giới hạn về mặt nội dung. Cá nhân có thể tùy thích đưa ra những gì mà họ suy nghĩ.
- Cách làm đơn giản, dễ hiểu.
2.4.5. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin bằng thống kê toán học
Thông qua quá trình khảo sát, chúng tôi thu thập được những dữ liệu mà người cao tuổi cung cấp, đưa ý kiến. Để thống kê và khái quát hóa thành những con số có ý nghĩa chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê toán học SPSS 18.0 để tính phần trăm cho các câu hỏi và phần trăm cho các lựa chọn, tính điểm trung bình cho các item, từ đó tính mối tương quan của các item với các biến khác nhau để xác định mối quan hệ của chúng.
2.5. Cách tính toán các thang đo * Trắc nghiệm TST * Trắc nghiệm TST
Bước 1: Những thông tin thu được từ test 20 mệnh đề là rất đa dạng và phong phú. Với 30 khách thể nghiên cứu chúng tôi thu được rất nhiều thông tin.
Những thông tin thu được này nằm trong một miền rất rộng lớn, bao gồm đầy đủ những thông tin về bản thân mỗi người trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng.
Phương pháp xử lý kết quả cũng giống như việc phân tích các câu hỏi mở. Chúng tôi liệt kê các câu trả lời thành một bảng danh sách. Sau đó phân chia theo 4 nhóm tương ứng Tự đánh giá về các tính cách đối với tập thể và xã hội; đối với lao động; đối với mọi người; đối với bản thân
Bước 2: Phân tích kết quả nghiên cứu: dựa trên cơ sở tần số xuất hiện các câu trả lời. Những thông tin nào xuất hiện nhiều hơn, thông tin nào xuất hiện ít hơn. Dựa trên mức độ xuất hiện các phương án trả lời, mà chúng ta có thể tìm ra được yếu tố nổi bật trong quan niệm về tự đánh giá bản thân của nhóm khách thể nghiên cứu.
* Bảng hỏi: bao gồm 2 câu, trong đó có những có hai phần: một là những câu, những item về tự đánh giá nét tính cách bản thân và hai là hành vi ứng xử.
Với câu 1, mỗi một item có 3 mức lựa chọn, và 3 mức đó ứng với số điểm như sau:
Bảng 2.1. Cách cho điểm với những câu hỏi trong khung
Lựa chọn Đúng Phân vân Không đúng
Điểm
3 2 1
- Cách tính và đánh giá điểm của câu 1
Trong câu 1: một số các nét tính cách của người cao tuổi, gồm 84 câu nhỏ (item) và các câu được đối xứng nhau giữa tích cực và tiêu cực do vậy cách tính toán như sau:
Tập hợp toàn bộ điểm của mỗi item, sau đó tính điểm trung bình cho mỗi item. Từ điểm trung bình đó ta sẽ biết được người cao tuổi tự đánh giá nét tính cách ở bản thân tích cực hay tiêu cực nhiều hơn trên cơ sở phân khoảng như sau:
Ít biểu hiện
Biểu hiện rõ 3.00 – 2.34 2.33 – 1.67 1.66 – 1.0 Không biểu hiện
Những item có điểm trung bình trong khoảng từ 2.34 – 3.00 mức độ cao, người cao tuổi tự đánh giá biểu hiện rõ nét tính cách; những item có điểm trung bình từ 1.67 – 2.33 là ít biểu hiện nét tính cách; những item có điểm trung bình 1.00 – 1.66 biểu hiện số điểm thấp tương ứng với không có nét tính cách.
- Cách tính điểm cho câu 2
Trong câu 2 có 16 item trong khung, cách cho và tính điểm cũng như câu 1. Trên cơ sở đó phân tích đánh giá hành vi ứng xử của người cao tuổi có phù hợp với tự đánh giá của họ hay không.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Chương 2 giới thiê ̣u về đi ̣a bàn nghiên cứu , các phương pháp chúng tôi sử dụng trong đề tài nhằm đo thực trạng tự đánh giá nét tính cách bản thân người cao tuổi, cách tính điểm cho mỗi phần. Với những phương pháp chúng tôi lựa cho ̣n sẽ mang la ̣i những kết quả đúng và chân thực nhất.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN