2000 2001 2002 2003 2007 2008 Thị trƣờng chính
ÁN HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM CHÂU PHI 2008-
I. Cơ sở và sự cần thiết của đề án
Quan hệ giữa ta và châu Phi là quan hệ truyền thống, hữu nghị. Các nước, trong đó có châu Phi và các tổ chức quốc tế đánh giá cao kinh nghiệm và năng lực của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, quan hệ giữa ta và châu Phi thời gian qua chủ yếu là hợp tác trao đổi chuyên gia.
Thực hiện cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về an ninh lương thực tổ chức tại Rome - Italy năm 1996 với mục tiêu giảm số người thiếu đói lương thực trên thế giới, FAO đã có sáng kiến đề xuất một hình thức Hợp tác giữa các nước đang phát triển gọi là Hợp tác Nam - Nam trong khuôn khổ Chương trình đặc biệt về an ninh lương thực. Theo thống kê nhận được của FAO thì đã có 31 Chương trình hợp tác Nam - Nam đã ký giữa FAO với 42 nước châu Phi, châu Á, châu Mỹ La tinh và đang thực hiện, trong đó Trung Quốc đứng đầu với 9 Hiệp định đã ký và Việt Nam đứng thứ hai với 6 Hiệp định đã ký và thực hiện.
Trong thời gian tiến hành Đại Hội đồng lần thứ 33 của FAO tại Rome - Italy tháng 11 năm 2005, Bộ NN-PTNT đã được Tổng Giám đốc FAO thông báo là Việt Nam là một trong số ít nước được FAO xác định là đối tác chủ yếu trong Chương trình Hợp tác Nam - Nam 5 năm tới và đề nghị Việt Nam có kế hoạch chuẩn bị cung cấp 300 chuyên gia sang làm việc tại các nước châu Phi.
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm hợp tác với châu Phi. Thủ tướng Chính phủ dã cs công văn số 1798/VPCP-HTQT ngày 5 tháng 4 năm 2006 gửi Bộ Ngoại giao yêu cầu các Bộ ngành trong đó có Bộ NN-PTNT chuẩn bị Đề án thúc đẩy và mở rộng Chương trình Hợp tác Nam - Nam giữa Việt Nam và FAO và các nước châu Phi. Nhiều đoàn cấp cao của Việt Nam đã đến thăm các nước châu Phi. Đặc biệt, chuyến thăm gần đây (tháng 4 năm 2008) của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới Ăngôla và Môdămbích khẳng định vị trí đặc biệt của các nước châu Phi, đặc biệt là Ăngôla và Môdămbích trong đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Những tháng đầu năm 2008, thế giới lại trải qua đợt khủng hoảng lương thực mới. Trong hoàn cảnh khó khăn này, các quốc gia châu Phi chính là những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất cả việc thiếu hụt lương thực, thực phẩm. Thông qua các kênh khác nhau, kể cả việc tiếp xúc ở cấp lãnh đạo cao nhất, các nước châu Phi đã đề nghị Việt Nam, một nước có nhiều kinh nghiệm và thành tích sản xuất nông nghiệp, giúp đỡ trong lĩnh vực nông nghiệp, mà chủ yếu là thương mại và sản xuất lúa gạo. Việc tăng cường hợp tác với châu Phi sẽ giúp tăng cường vị thế của ta ở ở châu lục này, vị thế trên diễn đàn quốc tế như TICAD, vai trò, thiện chí của ta so với các nước châu Á khác như Nhật Bản, Trung Quốc cũng như sẽ mang lại lợi ích về lâu dài cho ta như các điều kiện mở rộng quan hệ thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư và tạo công ăn việc làm cho người lao động của ta.
Xuất phát từ đường lối đối ngoại của Đảng, yêu cầu của bạn và khả năng, nhu cầu phát triển của ta, việc xây dựng đề án hợp tác giữa ta và châu Phi trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trong các giai đoạn 2008-2010, 2010-2015 và 2015-2020 là hết sức cần thiết. Việc xây dựng, phê duyệt và thực hiện đề án một cách toàn diện, đồng bộ, kịp thời cũng góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác, đem lại lợi ích lâu dài, bền vững cho cả Việt Nam và châu Phi.