Nước Cộng hòa Nam Phi với dự án trồng cao su và xuất khẩu nông sản

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 65)

4. Về Thuỷ sản

2.3.4. Nước Cộng hòa Nam Phi với dự án trồng cao su và xuất khẩu nông sản

nông sản

Là quốc gia phát triển nhất châu Phi, đồng thời không phải là quốc gia có quỹ đất nông nghiệp dồi dào như các nước châu Phi khác, Nam Phi không phải là mục tiêu của Chương trình PSSA mà Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Nam Phi được chú trọng vào xuất nhập khẩu hàng nông sản và công cụ, máy

Nam, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Nam Phi tăng nhanh, từ 1,2 triệu USD năm 1992 lên 115,61 triệu USD năm 2007, trong đó tập trung vào các mặt hàng nông, lâm thủy sản như: cà phê, gạo, tiêu, điều, rau củ, quả, cao su, các sản phẩm từ gỗ, thủy sản… Đặc biệt, trong những năm gần đây xuất nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ giữa hai bên tăng nhanh. Kim ngạch nhập khẩu gỗ của Việt Nam từ Nam Phi tăng từ 2,4 triệu USD năm 2003 lên 13,3 triệu USD năm 2006 [45,tr.4]. Nam Phi là quốc gia có thế mạnh về rừng không chỉ rừng tự nhiên mà còn rừng trồng. Các loại gỗ Việt Nam nhập từ Nam Phi chủ yếu là bạch đàn đỏ, bạch đàn vàng, bạch đàn trắng, gỗ thông. Các doanh nghiệp Việt Nam như Công ty cổ phần Việt Trang, Công ty Trường Thành, Hoàng Anh Gia Lai, Long Đại…. là những công ty có nhu cầu nhập khẩu gỗ của Nam Phi thường xuyên. Hiện nay, Việt Nam có Công ty Việt Trang đã mở chi nhánh tại Thành phố Port Elizabeth của Nam Phi chuyên phục vụ cho việc nhập khẩu gỗ từ thị trường Nam Phi và các thị trường lân cận. Sau khi nhập khẩu và chế biến, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất ngược trở lại Nam Phi một lượng sản phẩm gỗ không nhỏ.

Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam đang hợp tác với Bộ Nông - Lâm nghiệp Nam Phi và Hiệp hội các nhà nhập khẩu nông sản Nam Phi để khảo sát tìm hiểu thị trường xuất khẩu sản phẩm nông lâm nghiệp vào Nam Phi và châu Phi, thông qua Hiệp hội các nhà nhập khẩu nông sản Nam Phi để tìm kiếm đối tác nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, tham quan Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống cây nông nghiệp của Nam Phi, khảo sát thị trường nông lâm sản của Nam Phi, tham quan một số mô hình trang trại nông nghiệp tiên tiến của Nam Phi và tìm hiểu công nghệ, máy móc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của nước bạn. Đồng thời, từ năm 2008 Việt Nam bắt đầu triển khai các dự án trồng cao su tại châu Phi. Nam Phi là một trong ba nước châu Phi đầu tiên áp dụng dự án này (Nam Phi, Uganđa, Namibia). Theo khảo sát của VRG, Nam Phi có khí hậu, đất đai phù hợp với cây cao su, đồng thời chính phủ Nam Phi có những chính sách ưu đãi, tạo mọi điều kiện về thủ

tục, đất đai, lao động để phát triển nông nghiệp. Đây là cơ hội và cũng là thách thức của Việt Nam trong hợp tác nông nghiệp giữa hai bên, bởi từ trước đến nay chúng ta mới chỉ hợp tác trong lĩnh vực trồng lúa, chăn nuôi tiểu gia súc, nuôi cá… là những lĩnh vực thực hiện trong thời gian ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ thực hiện hơn dự án trồng cao su, một loại cây công nghiệp dài ngày, chi phí đầu tư cao. Hiện nay chính phủ, Vụ hợp tác quốc tế, Bộ NN - PTNT và VRG đang trong quá trình lên kế hoạch cụ thể cho chương trình này, hy vọng sẽ mở ra cho hai bên nhiều hứa hẹn trong hợp tác cùng phát triển.

Trên đây là một số quốc gia điển hình trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi, đa số các nước này sống chủ yếu bằng nông nghiệp, có tiềm năng phát triển, nhưng nền nông nghiệp lại lạc hậu, kém phát triển, duy chỉ có Nam Phi là quốc gia có nền kinh tế phát triển hợp tác với Việt Nam trong xuất nhập khẩu nông sản và trồng rừng. Đồng thời đây cũng là những quốc gia có những dự án điển hình, những chương trình ưu tiên dành cho hợp tác nông nghiệp với Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam cần nghiên cứu và lựa chọn những quốc gia trọng điểm để lên kế hoạch hợp tác cụ thể, từ đó có thể nhân rọng mô hình sang các nước châu Phi khác. Có như vậy, hiệu quả của hợp tác nông nghiệp giữa hai bên mới mang tính ổn định lâu dài.

Tiểu kết:

Thập niên 1990, trong xu thế hợp tác và phát triển chung của thế giới, hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi được mở rộng và gặt hái nhiều thành tựu. Lần đầu tiên nông nghiệp châu Phi đã có biến chuyển sau nhiều năm bị lãng quên cũng như sau nhiều chương trình, dự án tài trợ phát triển nông nghiệp nhưng không hiệu quả. Hợp tác nông nghiệp Việt Nam với châu Phi đi từ những lĩnh vực truyền thống gắn liền với người nông dân như trồng lúa và hoa màu, chăn nuôi tiểu gia súc và nuôi ong cho đến những lĩnh vực

nào cũng cho thấy châu Phi hoàn toàn có khả năng đưa nền nông nghiệp phát triển ở mức cao hơn. Điều này khẳng định, các phương pháp, kỹ thuật canh tác và nuôi trồng của Việt Nam tương đối phù hợp với điều kiện và khí hậu cho phát triển nông nghiệp của châu Phi so với các sáng kiến hợp tác nông nghiệp nội khối giữa các nước châu Phi giai đoạn 1960 - 1990 cũng như các dự án nông nghiệp hợp tác với các đối tác quốc tế trước đây tại châu Phi.

Hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và châu Phi được thực hiện dưới nhiều hình thức, trong đó có vai trò quan trọng của đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, năng lực, đức tính cần cù và chính họ không chỉ là những nhà khoa học tận tâm mà còn là những người nông dân thực thụ, được trải nghiệm từ đồng ruộng. Chính vì vậy, việc chuyển giao kỹ thuật và phương thức canh tác cho người nông dân châu Phi đã đạt hiệu quả cao nhất. Điều này cho thấy, cho dù có đầu tư lớn về mặt tài chính để phát triển sản xuất nông nghiệp mà không có nguồn nhân lực tốt để truyền đạt, hướng dẫn thì cũng không thể phát triển nông nghiệp được.

Nhận thấy hiệu quả của các chương trình hợp tác nông nghiệp với Việt Nam, trong những năm gần đây một số nước châu Phi đã liên tục đề nghị Việt Nam tiếp tục tham gia hỗ trợ châu Phi phát triển nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực. Chính phủ các nước châu Phi cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các chuyên gia Việt Nam sang thực hiện chương trình. Nhận thấy nhu cầu và lợi ích khi tham gia hợp tác này, chính phủ Việt Nam cũng đã lên kế hoạch xây dựng đề án hợp tác nông nghiệp một cách cụ thể với các nước châu Phi. Trong đó tập trung vào các nước trọng điểm có nhiều ưu thế và thuận lợi, đồng thời mở rộng hình thức hợp tác với việc xuất khẩu nông dân sang châu Phi làm việc.

Nông nghiệp là ưu thế của Việt Nam để đi vào châu Phi, song nếu chỉ có nhiệt huyết vẫn chưa đủ mà rất cần sự đầu tư tài chính cho nông nghiệp

trong hợp tác với châu Phi. Chính vì vậy, khó khăn lớn nhất khi thực hiện các chương trình hợp tác nông nghiệp vẫn là vốn và đây là trở ngại chính mà các chuyên gia Việt Nam phải nỗ lực vượt qua những khó khăn nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu như nông nghiệp được xác định là một trong các mục tiêu đầu tư chiến lược của Việt Nam ở châu Phi thì khả năng hiệu quả sẽ bền lâu.

CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - CHÂU PHI

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)