Hợp tác song phương

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 47 - 51)

Hợp tác song phương giữa Việt Nam và châu Phi trong lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện từ những năm 1960 hay còn gọi là Hợp tác trao đổi chuyên gia. Từ năm 1990 đến nay, ngoài hợp tác ba bên trong Chương trình PSSA, Việt Nam và châu Phi vẫn tiếp tục ký kết các hợp tác nông nghiệp theo hình thức song phương. Theo hình thức này, các chuyên gia nông, lâm nghiệp và thuỷ lợi của Việt Nam đã được cử sang làm việc ở một số nước châu Phi

để hỗ trợ kỹ thuật về trồng lúa nước, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, giám sát và thực hiện các công trình thuỷ lợi, các nước châu Phi chịu trách nhiệm chi trả lương và các chi phí liên quan.

Hợp tác song phương giữa Việt Nam và châu Phi trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu là hợp tác về khoa học kỹ thuật đã được xúc tiến trong thời gian qua với một số nước châu Phi như: Ai Cập, Angiêri…, mới đây đã mở rộng sang một số nước khác như: Namibia, Xuđăng, Tandania, Êtiôpia, Ăngôla, Môdămbích... song ở mức chưa cao, chưa đáp ứng được với nhu cầu và tiềm năng thực tế của mỗi nước. Nội dung cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Nội dung hợp tác song phƣơng giữa Việt Nam với một số nƣớc châu Phi trong thời gian qua

STT Nƣớc

hợp tác Nội dung hợp tác

1 Ai Cập

- Từ năm 1988, mỗi năm cấp 5 học bổng nông nghiệp (chăn nuôi, bông, rau quả, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y và phát triển nông thôn, thuỷ sản…) sang Ai Cập thực tập ngắn hạn tại Trung tâm đào tạo nông nghiệp quốc tế Cai rô. Tính đến nay, Việt Nam đã cử được vài chục cán bộ học tập tại Ai Cập.

- Bản ghi nhớ nông nghiệp 4/1997

- Biên bản ghi nhớ hợp tác thủy sản 2004

- Biên bản của khoá họp lần thứ II Uỷ ban Liên chính phủ Việt Nam - Ai Cập tháng 3/2006 (có nội dung hợp tác nông nghiệp).

2 Angiêri

- Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và xúc tiến thương mại các sản phẩm nông sản 11/2004

- Thoả thuận một số chương trình hợp tác giữa các Viện nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp như: lâm nghiệp, thuỷ lợi, thổ nhưỡng, chăn nuôi, thử nghiệm và phát triển một số loại cây trồng nông nghiệp, song hiện tai các hoạt động chỉ thu hẹp trong chương trình trả nợ của chính phủ (xuất khẩu gạo, chè đen, cà phê.v.v).

3 Namibia

- Hợp tác chuyên gia 7/2007 (Việt Nam gửi 10 chuyên gia nông nghiệp sang giúp Namibia dự án trồng lúa tại Kalimbeza)

- Hiệp định hợp tác nông nghiệp 2008 (Việt Nam cung cấp 1 chuyên gia sang giúp Namibia giám sát chương trình sản xuất lúa nước và 5 hộ gia đình nông dân (cả vợ và chồng) sang giúp đào tạo tại chỗ sản xuất lúa cho các hộ nông dân Namibia

4 Ăngôla

- Hợp tác trao đổi thương mại nông nghiệp (Việt Nam xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu: gạo, cà phê, vừng, lạc, đồ gia dụng khác…)

- Bản Ghi nhớ hợp tác thủy sản 7/2004 (Việt Nam đã cử 2 chuyên gia sang giúp Ăngôla thời gian 01 tháng trong năm 2005)

5 Môdămbích

- Biên bản ghi nhớ Hợp tác nông nghiệp 2005

- Hiệp định hợp tác khoa học kỹ thuật và kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp 2/1007

- Bản ghi nhớ hợp tác thủy sản 10/2007

- Biên bản Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Môdămbích giai đoạn 2009-2010 (có nội dung hợp tác nông nghiệp)

6 Bênanh - Biên bản Ghi nhớ hợp tác nông nghiệp 8/2008

Nguồn: [16,tr.11]

Như vậy, cho đến nay hình thức hợp tác song phương giữa Việt Nam và các nước châu Phi đã và đang tiếp tục được triển khai. Trong đó, Ai Cập và Môdămbích là hai quốc gia mà Việt Nam hợp tác song phương có hiệu quả nhất. Bên cạnh một số nước đã ký Hiệp định cụ thể với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp theo hình thức song phương, hiện nay còn có nhiều nước đang gửi thư yêu cầu, trình dự án và trao đổi đoàn mong muốn được hợp tác với Việt Nam như: Libi, Xuđăng, Xênêgan, Nigiêria, Nam Phi, Buôckina Phaxô... Hợp tác này có thuận lợi là hai bên có thể chủ động hợp tác, nhưng hạn chế là do cả hai bên còn nghèo, kinh phí hạn hẹp, rất khó triển khai, mặc dù văn bản thỏa thuận ký nhiều nhưng không thực hiện được.

Mới đây, hình thức xuất khẩu nông dân trong hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và châu Phi đã bắt đầu được thực hiện vào năm 2007, với việc đưa 20 nông dân An Giang sang Xiêra Lêôn theo dự án Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa Việt Nam tại châu Phi của GS Võ Tòng Xuân. Hình thức này được đánh giá là đã khắc phục được hạn chế của hình thức hợp tác trao đổi chuyên gia. Đó là việc đào tạo đội ngũ chuyên gia trước khi sang châu Phi, vì không phải chuyên gia nào cũng có thể tham gia, người có đủ khả năng tham gia lại không đi được, người muốn đi lại không đủ khả năng. Do vậy, hình thức xuất khẩu nông dân rất thuận tiện bởi mỗi người nông dân Việt Nam khi sang châu Phi làm việc đều có thể trở thành những chuyên gia hướng dẫn người dân châu Phi trồng lúa, chăn nuôi tiểu gia súc, trồng hoa màu, nuôi ong… Hiện nay, Việt Nam đã thực hiện chương trình này, thí điểm với những người nông dân ĐBSCL, với 1 nông dân Việt Nam/1ha ruộng đất Xiêra Lêôn. Đây là một chương trình rất thiết thực, hiệu quả, bởi không có chuyên gia nào thực hành hiệu quả bằng chính những người nông dân, với những đức tính và kinh nghiệm mà người nông dân ĐBSCL đang có, họ hoàn toàn có thể trở thành chuyên gia về kỹ thuật trồng lúa cho người dân châu Phi, góp phần tận dụng tiềm năng đất đai thổ nhưỡng, giảm lượng gạo phải nhập khẩu hàng năm và nạn đói ở những vùng đất này. Hơn nữa, với mức lương tháng 400 USD/người, họ còn có thể gửi về nước giúp gia đình. "Không chỉ trồng lúa, mục tiêu của chương trình còn hướng đến sản xuất và cung cấp rau cho các đô thị lớn. Do vậy, khả năng xuất khẩu lao động nông nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục tăng theo tỷ lệ 1 nông dân đồng thời là chuyên gia nông nghiệp Việt Nam cho mỗi đơn vị diện tích là 10 ha" [54,tr.1]. Bên cạnh đó, thành công từ các mô hình trồng lúa do nông dân Việt Nam mang sang còn mở ra cơ hội tăng xuất khẩu máy móc, nông cụ sang thị trường này.

Ban đầu, dự án này được công ty T4M tài trợ nên được thực hiện một cách thuận lợi. Tuy nhiên, với khởi đầu khảo sát Nigiêria và Ghana của Giáo

sư Võ Tòng Xuân năm 2008 nhằm lập kế hoạch tham mưu cụ thể cho Chính phủ, Bộ NN - PTNT về một “Đại công trình xuất khẩu nông dân đồng bằng sông Cửu Long sang bên kia đại dương”, không chỉ bó hẹp ở Xiêra Lêôn mà còn mở rộng ra cả châu Phi. Hình thức này không những góp phần vào việc phát triển nông nghiệp cho châu Phi mà còn giải quyết nhu cầu cấp bách của người nông dân Việt Nam hiện nay, đó là vấn đề thiếu đất sản xuất. Vì vậy có thể nói đây chính là cơ hội hữu hiệu nhất. Do đó sau khi đưa 20 nông dân của An Giang sang Xiêra Lêôn thực hiện điểm trình diễn, huấn luyện cho nông dân theo phương thức “1 nông dân ta huấn luyện 4 nông dân bạn”, các nhà tài trợ sẽ thành lập công ty cổ phần tại đây hoạt động với mục đích làm cầu nối nhân rộng mô hình ra các vùng, kể cả toàn châu lục. Đồng thời sẽ mở rộng các hoạt động tương quan khác để hỗ trợ cho sự phát triển ổn định toàn diện trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, bên cạnh việc cung ứng các vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất và thông qua Xiêra Lêôn xuất khẩu các mặt hàng giá rẻ, chất lượng cao của Việt Nam mà các nước châu Phi khác đang rất cần đồng thời người nông dân Việt Nam có cơ hội khai thác tiềm năng, thế mạnh mà thời gian qua các nước châu Phi gần như bỏ trắng do chiến tranh như cây màu và khai thác biển thực sự là kho tàng lớn. Trong đó có cá mòi ở châu Phi là loại hải sản rất ngon và quý giá, thế nhưng việc khai thác, chế biến nguồn đặc sản này gần như bỏ trống hoặc rau cải ở châu Phi là loại rau rất hiếm, được bán với giá rất cao, giá 1kg bắp cải khoảng 5 đôla trở lên, trong khi đó rau cải ở Việt Nam lại rất dồi dào. Chính vì vậy, chiến lược xuất khẩu nông dân lần này là cơ hội lớn để nông nghiệp Việt Nam và châu Phi mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)