Về Nông nghiệp

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 62 - 63)

3.1. Hai bên đánh giá kết quả đạt được trong những năm qua, đặc biệt về trao đổi các đoàn kỹ thuật, và xác định nông nghiệp là một điểm tựa trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Hai bên cũng nhất trí tiếp tục tìm kiếm khả năng hợp tác lâu dài trong lĩnh vực này.

3.2. Nhằm triển khai hoạt động này, phía Việt Nam chỉ định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) điều phối các hoạt động trong lĩnh vực này.

3.3. Phía Môdămbích đánh giá cao sự trợ giúp và các nỗ lực cử các đoàn kỹ thuật về nông nghiệp sang Môdămbích và chỉ định Bộ Nông nghiệp (MINAG) điều phối các dự án này.

3.4. Hai bên khẳng định lại sự quan tâm thực hiện các dự án sau:

i. Chương trình sản xuất lúa gạo trong thời gian 3 năm thuộc trách nhiệm của MINAG và MARD. Phía Việt Nam sẽ cử 6 chuyên gia.

ii. Dự án Sản xuất lúa gạo tại Nantê, tỉnh Dămbêdia thuộc trách nhiệm của MINAG và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội (Hà Nội DARD) và trong khuôn khổ hợp tác ba bên (Môdămbích - Nhật Bản - Việt Nam).

iii. Dự án sản xuất lúa gạo tại Maxia, tỉnh Gada. Dự án này đã được đề xuất nghiên cứu thuộc chương trình hợp tác song phương giữa Môdămbích và Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Đoàn đại biểu Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã đi thăm vùng đề xuất dự án trong tháng 3 năm 2009.

Nicôađala, tỉnh Dămbêdia thuộc trách nhiệm của MINAG, MARD và Bộ Khoa học và Công nghệ Môdămbích. Trong năm 2009, phía Việt Nam sẽ cử 6 chuyên gia sang giúp đỡ Môdămbích viết đề xuất dự án.

v. Hai bên đồng ý về việc Việt Nam giúp đào tạo các kỹ thuật viên về trồng trọt, chăn nuôi và chuyển giao công nghệ. Nội dung cụ thể của việc hợp tác này sẽ được hai bên thảo luận và thống nhất.

3.5. Trong quá trình triển khai các hoạt động hợp tác, hai bên sẽ thường xuyên trao đổi thông tin về tiến độ và kết quả thực hiện các hoạt động hợp tác, cùng kịp thời tháo gỡ khó khăn và đưa ra các giải pháp phù hợp theo khả năng của mỗi bên.

3.6. Hai bên sẽ cùng nỗ lực tìm kiếm các nguồn tài trợ thông qua bên thứ ba để phát triển các hoạt động, chương trình và dự án phù hợp với mô hình hợp tác 3 bên. 3.7. Hai bên sẽ nỗ lực cùng nhau huy động nguồn lực trong nước để thực hiện dần các hoạt động hợp tác được hai nước thống nhất.

3.8. Hai bên nhất trí thúc đẩy việc thực hiện các nội dung của Hiệp định hợp tác khoa học kỹ thuật và kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp được hai Chính phủ ký đầu năm 2007.

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 62 - 63)