Hợp tác đa phương

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 51)

Cho đến nay, Việt Nam và châu Phi đã thực hiện các thỏa thuận hợp tác nông nghiệp theo hình thức đa phương bao gồm: ba bên và bốn bên. Trong

1997, hợp tác bốn bên mới chỉ có một thỏa thuận: Việt Nam - FAO - Pháp - Mali ký năm 2008.

Hợp tác ba bên hay còn gọi là hợp tác theo phương thức “2+1” được ra đời vào năm 1996 theo sáng kiến của FAO, là hình thức các chuyên gia về nông nghiệp của Việt Nam sang làm việc tại một số nước châu Phi theo thoả thuận ba bên được ký giữa Việt Nam với FAO và một số nước châu Phi nhằm thực hiện Chương trình PSSA trong khuôn khổ Hợp tác Nam - Nam [tham khảo thêm phụ lục II]. Mục tiêu chính của sự hợp tác trong khuôn khổ chương trình PSSA là giúp đỡ Chính phủ châu Phi xác định, xây dựng và triển khai các hoạt động về quản lý đất nước, thâm canh bền vững hệ thống trồng trọt và đa dạng hóa sản xuất với ưu thế nhấn mạnh về trồng ngũ cốc, rau quả, cà phê, cây có củ, chăn nuôi tiểu gia súc, nuôi ong, chế biến nông sản, thủy sản… Mô hình này được sự tài trợ của FAO phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển, tăng cường chuyển giao, phổ biến kỹ thuật và công nghệ phù hợp, đem lại hiệu quả cho cả hai phía. Trong 10 năm qua, theo quyết định của Chính phủ, Bộ NN - PTNT được phép thay mặt Chính phủ Việt Nam ký thỏa thuận ba bên với các nước châu Phi, đây là điển hình Việt Nam với Chương trình an ninh lương thực trong hợp tác Nam - Nam.

Đến nay, Việt Nam đã ký thoả thuận 3 bên với 5 nước châu Phi gồm: Xênêgan, Mađagaxca, Cộng hoà Côngô, Bênanh (Mô hình: Việt Nam + 1 nước châu Phi + FAO) và Ghinê (Mô hình: Việt Nam + Ghinê + Nam Phi). Riêng với Ghinê, tháng 5 năm 2008 Việt Nam đã cử 15 chuyên gia nông nghiệp sang Ghinê thực hiện Dự án “Nâng cao sản xuất lúa và rau màu” tại Ghinê trong khuôn khổ hợp tác ba bên Việt Nam - Ghinê - Nam Phi [41,tr.1], trong đó Nam Phi chịu trách nhiệm chi phí, Việt Nam chịu trách nhiệm cung cấp kỹ thuật và chuyên gia. Hiện nay, dự án này đang trong giai đoạn thực hiện, mở đầu cho hợp tác ba bên với nhà tài trợ là một nước châu Phi. Cho

đến nay, Bộ NN-PTNT đã tuyển chọn được số người đi làm chuyên gia và kỹ thuật viên cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Số chuyên gia và kỹ thuật viên qua các năm theo hợp tác ba bên

Đơn vị: Người

Ghi chú: (1): Số tuyển mới; (2): Số có mặt trong năm Nguồn: [14,tr.3]

Theo thoả thuận ba bên, các hoạt động chủ yếu của đoàn chuyên gia và kỹ thuật viên Việt Nam là chuyển giao công nghệ và hướng dẫn nông dân các nước sở tại về kỹ thuật sản xuất, tăng năng suất, tăng thu nhập. Các hoạt động chủ yếu là giúp nông dân nắm vững kỹ thuật trong việc thâm canh lúa, làm thuỷ lợi vùng tưới và vùng tưới trời, trồng rau, hoa màu, chăn nuôi nhỏ, chăn nuôi cá, nuôi ong và đánh cá thủ công, chế biến sản phẩm nông nghiệp... Mặc dù trong quá trình thực hiện dự án ở cơ sở có khác nhau do điều kiện từng nước, nhưng các chuyên gia và kỹ thuật viên Việt Nam đều phải thực hiện

Năm Xênêgan Côngô Mađagaxca Bênanh Tổng số

(1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) 1997-1999 43 43 43 43 1997-1999 43 43 43 43 1998-2000 40 73 40 73 1999-2001 39 100 39 100 2001-2002 20 100 18 18 19 19 57 137 2002-2003 23 100 15 15 18 19 38 152 2003-2004 100 16 16 20 30 9 18 45 164 2004-2005 27 18 18 10 17 10 15 38 77 -Số đi 1 nhiệm kỳ -Số đi 2 nhiệm kỳ -Số đi 3 nhiệm kỳ 103 46 16 31 15 3 33 12 3 29 4 5 196 77 27

Hộp 2.1: Các bƣớc thực hiện của đoàn chuyên gia Việt Nam trong hợp tác ba bên

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 51)