Đánh giá chung về hợp tác nông nghiệp Việt Nam châu Ph

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 70)

4. Về Thuỷ sản

3.1. Đánh giá chung về hợp tác nông nghiệp Việt Nam châu Ph

Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi không chỉ đơn thuần là một quá trình hợp tác về phương diện kinh tế, mà còn là một quá trình học hỏi, nhấn mạnh đến việc phân tích những thuận lợi khó khăn, những thành công, thất bại để tìm ra hướng giải quyết đem đến sự thành công hơn nữa trong tương lai. Căn cứ vào thực lực, điều kiện, tiềm năng và nhu cầu của hai bên, hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi nên và cần phải trở thành hướng mũi nhọn trong quan hệ hợp tác nói chung giữa Việt Nam và châu Phi. Đánh giá về quá trình hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi thời gian qua có thể rút ra một số nhận xét như sau:

3.1.1. Thành tựu

Thứ nhất, thành tựu của hợp tác này được thể hiện trong sự biến chuyển một cách rõ rệt của ngành nông nghiệp châu Phi. Đó là sự tăng năng suất lao động, phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng hơn, người nông dân đã tiếp cận được với công nghệ cao, kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp tăng rõ rệt, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn và thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Liên tục trong nhiều năm, Việt Nam là đối tác tin cậy đối với một số nước châu Phi về dự án trồng lúa nước, các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam đã hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng mô hình trồng lúa với quy mô 2-3 ha và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác với quy mô từ 10 đến 15 hộ, đến mùa thu hoạch đã tổ chức hội nghị đầu bờ để nông dân tham quan, học tập. Sau đó mở rộng quy mô thử nghiệm, tăng điểm trình diễn và tăng diện tích, năng suất lúa vùng khô có tưới đạt từ 5,5 tấn/ha đến7 tấn/ha, có nơi ở Xênêgan năng suất tăng tới 9 tấn/ha. Năng suất lúa nước cũng đã đạt 4-5 tấn/ha, có nơi đạt 4-5,5 tấn/ha. Các loại rau màu năng suất cũng tăng tối thiểu từ 30-50%. Trong đó, Xênêgan là nước chịu ảnh hưởng và tiếp thu nhiều nhất

kinh nghiệm trồng lúa và các loại hoa màu từ chuyên gia Việt Nam. Nhờ áp dụng các quy trình kỹ thuật và giống mới, các sản phẩm nông nghiệp như dưa chuột, cà tím, khoai lang, dưa hấu, đu đủ... đã có những vụ mùa bội thu. Bên cạnh đó, nhiều ngành nghề mới như khai thác nước ngọt, nuôi gà lai giống Pháp cũng được các chuyên gia Việt Nam thực hành và phổ biến kinh nghiệm, việc đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi tiểu gia súc, nuôi ong, nuôi cá…cũng đã được phát triển rộng rãi ở tất cả các điểm thử nghiệm. Với hướng dẫn kỹ thuật của chuyên gia Việt Nam, nông dân châu Phi đã thay đổi cách chăn nuôi tự nhiên sang thâm canh, sử dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương làm đa dạng hoá khẩu phần ăn và tăng chế độ dinh dưỡng cho người dân. Ngoài ra, các chuyên gia Việt Nam cũng đã giúp nông dân châu Phi cách chế biến thực phẩm từ cá làm thành mắm và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu. Bên cạnh đó, các kỹ thuật viên nông nghiệp Việt Nam cũng đã chế tạo ra một số thuyền nhỏ bằng tôn, giá thành hạ, phục vụ nhu cầu đánh bắt cá cho nông dân châu Phi. Sau quá trình cải tiến, năng suất đánh cá tăng từ 2,5kg/ngày/gia đình, các dự án chế tạo cối giã đạp chân của chuyên gia Việt Nam nhằm giảm sức lao động cho phụ nữ châu Phi cũng được triển khai từ năm 1997, đang được áp dụng và đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, gần đây nhất vào năm 2007 các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam đã chuyển giao kỹ thuật và phương pháp trồng giống lúa cao sản thành công tại Xiêra Lêôn với kết quả đạt 4,7 tấn/ha trong 95 ngày. Trong khi đó trước đây, những người nông dân nước này vẫn quen trồng giống lúa dài ngày từ 140 đến 170 ngày, lại lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên nên năng suất rất thấp chỉ từ 2-3 tấn/ha. Sau khi nghiên cứu và trồng thử nghiệm tính thích nghi của giống lúa cao sản và thiết kế hệ thống thủy lợi trên đất Xiêra Lêôn, thành công của của các chuyên gia Việt Nam đã giúp quốc gia Tây Phi này thoát khỏi nạn thiếu lương thực sau nhiều năm nhận cả núi tiền từ nhiều quốc gia tài trợ mà vẫn chưa có sự biến chuyển. Cũng từ hợp tác này, các hoạt động

của châu Phi được ký kết sau khi các chuyên gia Việt Nam sang đối thoại hợp tác.

Thứ hai, những thành tựu ban đầu này không chỉ góp phần vào việc giải quyết nhu cầu thực tế trước mắt đối với người dân châu Phi mà còn tạo niềm tin, khẳng định rằng nông nghiệp châu Phi vẫn có khả năng phát triển, là chìa khóa chủ chốt để giúp châu Phi thực hiện MDGs. Điều này góp phần khẳng định quan điểm hết sức quan trọng và rõ ràng: Hợp tác ba bên cho phép các nước tham gia được hưởng lợi từ kinh nghiệm và chuyên môn của những nước đang phát triển ở trình độ cao hơn. Trong hợp tác này, các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam đến châu Phi không chỉ mang kinh nghiệm thực tế giúp châu Phi giải quyết các vấn đề phát triển của mình, mà còn hỗ trợ rất lớn cho nông dân châu Phi thoát khỏi những điều kiện sống và làm việc hết sức khó khăn.

Thứ ba, đối với Việt Nam khi tham gia hợp tác này, điều trước tiên là các chuyên gia và kỹ thuật viên Việt Nam có thể học hỏi được nhiều từ môi trường làm việc và kinh nghiệm quốc tế, nâng cao tay nghề và trình độ ngoại ngữ. Mô hình hợp tác ba bên đòi hỏi những nhân viên có năng lực, từ đó Việt Nam có cơ hội và khả năng thu hút được thế hệ trẻ theo đuổi các ngành nông nghiệp và ngoại ngữ. Thực tiễn công tác tại châu Phi đã đào tạo được một số cán bộ trưởng thành, tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc ở châu Phi, có thể tiếp tục phát triển sự nghiệp Hợp tác Nam - Nam trong giai đoạn mới. Để ghi nhận các kết quả đã đạt được trong quan hệ hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi, Tổng giám đốc FAO đã trao tặng Huân chương Agricola, Huân chương cao quý nhất của FAO cho Chủ tịch nước Trần Đức Lương, một phần thưởng xứng đáng cho những đóng góp tích cực của Việt Nam với FAO. Riêng với đất nước Xênêgan - nơi đầu tiên triển khai hợp tác này và đạt được kết quả tốt đẹp, trở thành hình mẫu cho hợp tác an ninh lương thực - Tổng thống Xênêgan đã trao tặng Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Việt Nam Lê Huy Ngọ

Huân chương Kỵ sỹ, huân chương cho những người có công khai phá những vùng đất mới mẻ nhưng đầy tiềm năng của đất nước này.

Thứ tư, hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi đã giúp cho thương mại Việt Nam bước vào thị trường châu Phi ngày càng sôi động. Đội ngũ chuyên gia của Việt Nam lâu năm công tác ở châu Phi trong lĩnh vực nông nghiệp nên có nhiều kinh nghiệm về đất nước và con người, có khả năng đáp ứng thị hiếu của thị trường châu Phi về các mặt để hợp tác, nhất là trong hợp tác thương mại, mà xuất khẩu lương thực là một lợi thế, nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi ngày một tăng, chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các mặt hàng khác. Đây cũng là kết quả tốt đẹp được bắt đầu từ hợp tác nông nghiệp giữa hai bên. Châu Phi là thị trường nhập khẩu gạo nhiều tiềm năng cho Việt Nam bởi gạo Việt Nam đạt được tiêu chuẩn quốc tế với giá rẻ, chi phí thấp, phù hợp với thị trường châu Phi. Hợp tác nông nghiệp với châu Phi không chỉ đưa tên tuổi Việt Nam đến với nhiều nước trên thế giới trong lĩnh vực khuyến nông mà còn từ đó mở rộng xuất khẩu các mặt hàng nông sản, đặc biệt là gạo sang thị trường các nước lớn.

Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang châu Phi theo năm

Đơn vị:triệu USD

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)