Các hoạt động chính của từng nội dung:

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 109)

II. Nội dung đề án hợp tác nông nghiệp với châu Phi 1.Mục tiêu

3. Các hoạt động chính của từng nội dung:

3.1. Nội dung 1: Nâng cao năng lực sản xuất lương thực thực phẩ m góp phần đảm bản an ninh lương thực của các nước quốc gia châu Phi (có hiệp đinh hợp tác với Việt Nam)

- Tuyển chọn đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản, chăn nuôi, kinh tế nông nghiệp...) sang làm việc tại các quốc gia châu Phi

Các hoạt động chính:

 Lập tiêu chí tuyển chọn chuyên gia

 Đàm phán với các nước về nhu cầu chuyên gia

 Đào tạo nâng cao trình độ chuyên gia Việt Nam phù hợp với yêu cầu của từng quốc gia

- Đào tạo nhân lực kỹ thuật, quản lý trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp... cho các nước châu Phi

 Xây dựng chiến lược nâng cao năng lực, nhân lực cho các nước châu Phi

 Xây dựng các chương trình đào tạo năng lực kỹ thuật, quản lý cho nhân lực các nước châu Phi (đào tạo tại Việt Nam cũng như tại châu Phi)

 Xây dựng cơ sở vật chất các địa điểm đào tạo kể cả hệ đào tạo chính quy (các trường đại học, trung học), đào tạo ngắn hạn

 Triển khai chiến lược đào tạo

- Xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất quy mô hàng hoá các sản phẩm lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn...) thực phẩm (gà, lợn, bò dê, cá...) (có thể do nông dân các nước châu Phi hoặc nông dân Việt Nam thực hiện)

 Xây dựng hệ thống khuyến nông, ngư cho các quốc gia châu Phi  Thoả thuận về mô hình và sự tham gia của nông dân (hoặc nông dân châu Phi, hoặc nông dân Việt Nam)

 Xây dựng các dự án trình diễn quy mô sản xuất hàng hoá  Triển khai các mô hình

- Xây dựng và triển khai các dự án nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp tại các nước châu Phi

 Xây dựng quan hệ hợp tác giữa các trường, viện, doanh nghiệp của Việt Nam và các nước châu Phi

 Xây dựng và triển khai các đề tài nghiên cứu, hợp tác khoa học công nghệ

 Tạo thêm công ăn việc làm nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo cho các công đồng nông dân trong các vùng nông thôn.

3.2. Nội dung 2: Xây dựng quan hệ kinh tế, thương mại các sản phẩm nông nghiệp của các quốc gia châu Phi với Việt Nam trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi

- Xây dựng khung thoả thuận thương mại, hoặc các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước châu Phi

- Xây dựng các hiệp định khung, các hiệp định cụ thể để tạo cơ hội cho các công ty hoạt động

- Xây dựng các chính sách trong nước khuyến khích thành lập các công ty sản xuất, kinh doanh tại châu Phi

- Xây dựng và đưa vào hoạt động các công ty sản xuất, kinh doanh đa sản phẩm tại các quốc gia châu Phi (có thể công ty Nhà nước, công ty tư nhân, công ty liên doanh...)

- Thành lập các liên doanh, xây dựng các mối liên kết làm ăn giữa doanh nghiệp hai bên

- Tổ chức quảng bá sản phẩm, hội chợ, triển lãm hàng Việt Nam tại châu Phi

- Thử nghiệm triển khai mô hình thuê đất sản xuất nông nghiệp và kinh doanh tại châu Phi

- Tạo thêm công ăn việc làm nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo cho các công đồng nông dân trong các vùng nông thôn

3.3. Nội dung 3: Tổ chức điều hành, quản lý hoạt động hợp tác với các quốc gia châu Phi một cách hiệu quả, năng động, nhất quán

- Lập ban điều hành các hoạt động tại châu Phi (quản lý các hoạt động trong nước cũng như ở các nước châu Phi)

- Thu thập và lập kho lưu trữ thông tin về châu Phi và cung cấp các thông tin đó cho công chúng, cho những người quan tâm

- Tham mưu cho lãnh đạo Bộ NN-PTNT về các chủ trương chính sách hợp tác, thương mại với các nước châu Phi

- Đội ngũ chuyên gia Việt Nam có kinh nghiệm thực tế hợp tác ở nước ngoài nói chung và với châu Phi nói riêng được tăng nhanh

- Năng lực quản lý của các cơ quan liên quan châu Phi, của kỹ thuật viên của nông dân châu Phi được tăng cường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản

- Năng lực quản lý thực hiện chương trình hợp tác nông nghiệp với châu Phi của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung và của Ban chỉ đạo nói riêng được nâng cao

- Việc tiếp cận các thông tin đầy đủ về Việt Nam và châu Phi bao gồm cả về môi trường hợp tác, kinh doanh, đầu tư dễ dàng hơn

- Các hiệp định, bản ghi nhớ hợp tác, các hợp đồng thương mại, đầu tư được triển khai thực hiện có hệ thống, hiệu lực và hiệu quả

- Các bên thứ ba (các nhà tài trợ) quan tâm tới mô hình hợp tác ba bên Việt Nam - châu Phi - nhà tài trợ hơn

- Sự hợp tác chặt chẽ có hiệu quả giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các Bộ Ngành địa phương trong nước, các nước châu Phi và nhà tài trợ được tăng cường

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)