Triển vọng hợp tác nông nghiệp Việt Nam châu Ph

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 81)

2000 2001 2002 2003 2007 2008 Thị trƣờng chính

3.2. Triển vọng hợp tác nông nghiệp Việt Nam châu Ph

Mặc dù còn nhiều khó khăn và thử thách song quan hệ hợp tác Việt Nam - châu Phi được đánh giá là có nhiều triển vọng trong tương lai. Châu

Phi là một vùng đất đầy tiềm năng để mở rộng và phát triển ngành nông nghiệp mang dấu ấn Việt Nam. Đó là nhận định của Chính phủ Việt Nam sau 10 năm thực hiện Chương trình PSSA trong khuôn khổ hợp tác Nam - Nam do FAO tài trợ từ năm 1996.

Trước hết, triển vọng trên được thể hiện thông qua mối quan hệ truyền thống tốt đẹp và xuất phát từ nguyện vọng hợp tác ngày càng tăng và tiềm năng to lớn của cả hai bên. Thêm vào đó, hiệu quả hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi trong thời gian qua đang được các đối tác có nhu cầu quan tâm. Những năm gần đây đã liên tục diễn ra các chuyến thăm của các vị nguyên thủ, lãnh đạo các bộ, ngành giữa Việt Nam và một số nước châu Phi. Đặc biệt sau hội thảo quốc tế về châu Phi lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam năm 2003 - một cuộc hội thảo đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam với các nước châu Phi đã bước sang một trang mới mang tính hợp tác, phát triển bền vững và lâu dài. Từ đó đến nay, các hoạt động trao đổi, giao lưu hợp tác giữa hai bên ngày càng được xúc tiến mạnh mẽ, bên cạnh đó còn thu hút được các tổ chức quốc tế, các đối tác thứ ba quan tâm đến hợp tác nông nghiệp giữa hai bên. Trong đó có thể kể đến các phái đoàn của Bộ Nông nghiệp các nước Tandania, Xu đăng, Môdămbích, Tôgô, Mali… đã đến Việt Nam để tham dự về hội thảo về hợp tác nông nghiệp trong lĩnh vực thủy lợi và gieo trồng lúa ba vụ vào năm 2006, chuyến đi khảo sát thị trường 4 nước châu Phi của chính phủ Việt Nam tại Ăngôla, Môdămbích, Tandania Nam Phi năm 2006 hay chuyến đi khảo sát của GS Võ Tòng Xuân cùng 2 kỹ sư thủy lợi và 20 nông dân sang Xiêra Lêôn và khảo sát Nigiêria và Ghana nhằm nhân rộng cây lúa Việt Nam khắp các vùng châu Phi, hoặc cuộc gặp mặt của 50 doanh nhân nhập khẩu gạo đến từ 14 nước thuộc khu vực Tây và Trung Phi tại Việt Nam trong hội nghị gặp gỡ giữa bên mua, bên bán gạo được tổ chức ngày 25 tháng 11 năm 2008 tại Hà Nội, và gần đây nhất là cuộc gặp giữa Đoàn nông nghiệp Việt Nam và Đoàn nông nghiệp Môdămbích tháng 4/2009, cho thấy hai bên đang nỗ lực vì mục tiêu phát triển hợp tác trong tương lai.

Với những phân tích, nhận xét và đánh giá về tình hình hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và các nước châu Phi trong thời gian qua có thể đưa ra một số dự báo về triển vọng hợp tác nông nghiệp của hai bên theo các xu hướng sau:

Thứ nhất, vai trò hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp ở châu Phi tiếp tục được khẳng định và phát huy hiệu quả. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và những đề nghị mong muốn được hợp tác nông nghiệp với Việt Nam từ các đối tác châu Phi cũng như thúc đẩy mạnh hơn nữa quá trình nông nghiệp Việt Nam trên đường hội nhập, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch hợp tác cụ thể với từng nước và toàn khu vực. Bên cạnh việc tiếp tục khai thác những lợi thế của hình thức hợp tác ba bên từ FAO, Việt Nam sẽ chú trọng hợp tác với các đối tác như: Ai Cập, Nigiêria,… là những nước châu Phi có khả năng tài chính (thỏa thuận Việt Nam - Ghinê - Nam Phi đang thực hiện) đồng thời mở rộng sang các hình thức hợp tác bốn bên, năm bên như: Trung Quốc - Việt Nam - FAO - 1 nước châu Phi; Việt Nam - FAO - EU - 1 nước châu Phi; Việt Nam - FAO - Nhật Bản - 1 nước châu Phi… là các đối tác có tiềm lực tài chính mạnh, có quan hệ hợp tác tốt với châu Phi (thỏa thuận Việt Nam - FAO - Pháp - Mali đang được thực hiện). Đặc biệt, trong thời gian tới hình thức hợp tác song phương có khả năng phát huy hiệu quả hơn với những ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp. Các lĩnh vực hợp tác chủ yếu vẫn tập trung vào trồng lúa và hoa màu, chăn nuôi tiểu gia súc, nuôi ong, thủy sản với các nước như: Xênêgan, Bênanh, Xuđăng, Môdămbích, Ăngôla, Namibia, Mali… Các nước này cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi về chính sách và nhân lực sẵn sàng đón chuyên gia Việt Nam sang bất cứ lúc nào. Thêm vào đó các lĩnh vực hợp tác mới giữa Việt Nam và châu Phi cũng đang được xúc tiến với nhiều hứa hẹn thành công, trong đó phải kể đến dự án trồng cao su và cây công nghiệp tại Nam Phi và chiến lược xuất khẩu lao động nông nghiệp sang Tây Phi.

Thứ hai, hợp tác nông nghiệp hai bên phát triển mạnh thông qua hoạt động xuất khẩu nông sản. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế thế giới, tuy nhiên, đối với các nước châu Phi, do sự gắn kết của thị trường tài chính của các nước này với thị trường tài chính Mỹ còn lỏng lẻo nên mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đối với tăng trưởng kinh tế của châu Phi là không lớn như dự đoán. Theo IMF, tăng trưởng GDP của châu Phi năm 2008 đạt 5%, năm 2009 dự báo đạt khoảng 4,7%. Xuất khẩu của các nước châu Phi đạt 511,2 tỉ USD trong năm 2008 tăng gần 100 tỉ USD so với năm 2007, dự kiến xuất khẩu năm 2009 của châu Phi đạt 530,9 tỷ USD [44,tr.1]. Các mặt hàng xuất khẩu chính của châu Phi vẫn là nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu, sản phẩm chế biến và nông sản. Tuy bị xếp hạng là châu lục nghèo nhất nhưng những năm gần đây, nền kinh tế khu vực châu Phi đã có những chuyển biến đầy hứa hẹn do nhiều nước đã thực hiện triệt để chương trình cải cách chính sách kinh tế và mở cửa. Hiện nay, châu Phi là thị trường có sức mua khá mạnh. Kim ngạch nhập khẩu của châu Phi có bước tăng trưởng từ 95 tỷ USD (năm 1991) lên 394,6 tỉ USD năm 2008 và dự báo sẽ tăng lên 441,8 tỉ USD trong năm 2009. Các quốc gia châu Phi đều là những nước đang hoặc chậm phát triển nên nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm chế tạo rất lớn. Lục địa này phải nhập khẩu từ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, các sản phẩm điện, điện tử, cơ khí, các sản phẩm công nghệ cao đến các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân như hàng dệt may, lương thực, thực phẩm, dược phẩm, hàng tiêu dùng… Theo Hiệp hội phát triển gạo Tây Phi thì nhu cầu gạo của Tây và Trung Phi khoảng 4 triệu tấn/năm, trong đó có tới 3 triệu tấn cần nhập khẩu trong 1 năm. Ngoài ra, các nước miền Nam châu Phi cũng có nhu cầu nhập khoảng 500 - 600 nghìn tấn/năm. Như vậy, có thể thấy đây là triển vọng cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi trong thời gian tới. Theo nhận định của Bộ Công thương Việt Nam, những hàng hoá mà châu Phi cần thì Việt Nam hoàn toàn có khả năng đáp ứng với khối lượng lớn. Thêm vào đó, thị trường châu Phi có

sức tiêu thụ lớn do dân số đông nhưng yêu cầu lại không quá cao về chất lượng, mẫu mã, nên đây là thị trường khá lý tưởng cho hàng hoá xuất khẩu của nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam và Việt Nam cần tận dụng ưu thế về mối quan hệ hữu nghị truyền thống. Theo diễn biến tình hình thị trường châu Phi và thị trường Việt Nam trong thập kỷ 1990 cho thấy triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - châu Phi đến năm 2010 sẽ nghiêng về nhóm hàng nông sản gồm gạo, hạt tiêu, cao su, trong đó, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi đến năm 2010 dự báo có thể đạt từ 8 - 10 triệu tấn, hạt tiêu đạt 80 nghìn tấn, cao su 250 nghìn tấn [50,tr.1]. Chính vì vậy, trong thời gian tới hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi không chỉ dừng lại ở việc chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sản xuất phát triển nông nghiệp mà còn có triển vọng phát triển mạnh mẽ sang lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản. Vì thế, cả hai bên phải nhận thấy rõ nhu cầu hợp tác nông nghiệp đồng thời cần thiết phải nỗ lực nhằm thực hiện mong muốn phát triển quan hệ kinh tế, thương mại xứng tầm với quan hệ chính trị - ngoại giao tốt đẹp.

Thứ ba, nhân tố Trung Quốc khiến cho Việt Nam phải điều chỉnh, thay đổi các phương thức hợp tác nông nghiệp sâu rộng hơn với châu Phi. Nếu như trước đây Việt Nam là đối tác duy nhất có ảnh hưởng trong hợp tác nông nghiệp với châu Phi, thì trong những năm gần đây Trung Quốc đã trở thành một hiện tượng với các chính sách và biện pháp hợp tác cực kỳ hiệu quả. Hợp tác nông nghiệp Trung Quốc - châu Phi chủ yếu theo 3 hướng: +) Hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm để người châu Phi thực hiện các khâu quan trọng trong nông nghiệp như: quản lý đất đai, nguồn nước, phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp,…;+) Giúp châu Phi mở rộng thị trường hàng hóa nông nghiệp, chủ yếu sang Trung Quốc, sau đó là các nước khác; +) Trung Quốc trực tiếp thực hiện tất cả các quy trình nông nghiệp tại châu Phi bằng cách mua và thuê đất trồng trọt lập trang trại Trung Quốc tại châu Phi [30,tr.43].

Hiện nay, Trung Quốc đang đẩy nhanh việc xúc tiến hợp tác và trao đổi kinh nghiệm phát triển nông nghiệp với các quốc gia châu Phi trên nhiều cấp độ, thông qua nhiều kênh và nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu nhằm phát triển trồng trọt, trồng cấy cây nông nghiệp, kỹ thuật chăn nuôi, an ninh lương thực… Trong đó phải kể đến các dự án điển hình như: 1) Xây dựng trung tâm thí nghiệm kỹ thuật nông nghiệp năm (2007) tại Dimbabuê; 2) Thành lập trang trại tại Môdămbích (năm 2007); 3) Xây dựng hơn 200 dự án nông nghiệp tại 40 nước châu Phi. Hiện nay, mô hình lập trang trại hay các công ty nông nghiệp của Trung Quốc ở châu Phi đang được đánh giá rất hiệu quả và tiếp tục được nhân rộng. Như vậy, Trung Quốc đã vào châu Phi và thay thế AGOA và Cotonou4 bằng các giải pháp viện trợ không điều kiện. Viện trợ của Trung Quốc cho châu Phi không được sử dụng như một công cụ chính trị như các nhà tài trợ Mỹ và EU đã làm, mà nó là chính sách mang tính chất lâu dài. Chính vì thế, người Trung Quốc đã mang đến châu Phi một phương thức hợp tác mới mang tính xã hội đậm màu sắc châu Á hơn những biện pháp trước đây Mỹ và châu Âu đã áp dụng [30,tr.99].

Có thể thấy, Trung Quốc có nhiều thế mạnh trong hợp tác nông nghiệp với châu Phi, Trung Quốc cũng có một đội ngũ chuyên gia nông nghiệp được đào tạo từ đồng ruộng, Trung Quốc và châu Phi cũng có mối quan hệ chính trị ngoại giao truyền thống, thêm vào đó Trung Quốc có khả năng tài chính đầu tư cho nông nghiệp châu Phi, đây là điểm mạnh hơn so với Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những động thái tích cực khiến Trung Quốc quay trở lại châu Phi kể từ những năm đầu tiên của thế kỷ XXI là Trung Quốc đang khan hiếm nguyên liệu, năng lượng... Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và mức độ đô thị hóa, dân số Trung Quốc dự báo cũng sẽ tăng rất nhanh vào năm 2020, vì thế nhu cầu nhập khẩu ngũ cốc của Trung Quốc sẽ rất lớn. Còn với Việt Nam, là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, có lợi thế hơn

4

nhiều so với Trung Quốc. Nếu như Trung Quốc có thể phải nhập khẩu hàng nông sản từ châu Phi thì Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng nông sản sang châu Phi. Thêm vào đó, với những chiến lược và ý đồ đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi, Mỹ và các nước EU đang kịch liệt phản đối vì lo sợ Trung Quốc sẽ tranh giành vị trí ảnh hưởng truyền thống từ trước đến nay của họ tại châu lục này. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải vượt qua thách thức tranh và thủ thời cơ biến đối thủ cạnh tranh thành đối tác trong hợp tác nông nghiệp với châu Phi thông qua các hình thức hợp tác ba bên, bốn bên với Trung Quốc. Trong Đề án hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi giai đoạn 2008 - 2020, ngoài các nội dung và lĩnh vực hợp tác cụ thể, nội dung đầu tư tài chính cho hợp tác nông nghiệp với các nước châu Phi cũng được chú trọng. Đây được coi là khâu đột phá trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi từ trước đến nay. Hy vọng rằng, với lợi thế và mục tiêu của mình, nông nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục được khẳng định và có vị thế riêng trên đất châu Phi mang lại hiệu quả hợp tác thiết thực cho ngành nông nghiệp của cả hai bên, góp phần đẩy mạnh hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và các nước châu Phi trong bối cảnh quốc tế mới.

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)