Chăn nuôi tiểu gia súc

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 41)

Song song với việc hướng dẫn, hỗ trợ bà con nông dân châu Phi trồng lúa và hoa màu, các chuyên gia Việt Nam cũng đã chuyển giao kỹ thuật và giống mới trong chăn nuôi tiểu gia súc cho bà con nông dân châu Phi bởi trồng lúa và chăn nuôi tiểu gia súc là hai hoạt động luôn đi đôi với nhau của người nông dân. Đây cũng được coi là lĩnh vực không thể thiếu trong hợp tác nông nghiệp giữa hai bên. Bởi lẽ đối với một khu vực đang khan hiếm lương thực như châu Phi, việc trồng lúa và hoa màu kết hợp với chăn nuôi tiểu gia súc không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, cung cấp thịt cho

mang đến nguồn thu nhập cho người nông dân thông qua việc tập trung mở rộng số lượng và quy mô trang trại chăn nuôi tiểu gia súc. Chính vì vậy, với những kinh nghiệm của mình, các chuyên gia, kỹ thuật viên Việt Nam đã chuyển giao và hướng dẫn người dân châu Phi chăn nuôi tiểu gia súc như nuôi gà lai giống Pháp, nuôi lợn, nuôi cừu tăng trọng,… sử dụng nguyên liệu địa phương cung cấp thịt, cải thiện bữa ăn hàng ngày. Trong đó, chăn nuôi gà là mô hình được sử dụng ở nhiều nước trong Chương trình PSSA. Hình thức nhập các giống gà cải tiến cho lai với các giống gà nội mang lại nhiều ưu thế lai, gà có khả năng chống đỡ được bệnh tật mà cho năng suất cao. Việc sử dụng các mô hình chuồng trại và lịch tiêm phòng vacxin định kỳ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đàn gà. Điều này mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân trong vùng và được nhân dân tích cực thực hiện. Tại Xênêgan, với mô hình một hộ gia đình được cấp 10 gà mái, một gà trống, thức ăn và thuốc thú y trong 6 tháng, sau một thời gian đã duy trì được đàn gà từ 60-80 con [14,tr.23]. Nhiều hộ gia đình bán trứng, bán gà để mua dê, mua bò nâng cao thu nhập. Tại Oyo - Côngô các kỹ thuật viên đã giúp người dân lai tạo giống gà Pháp với gà địa phương, cho năng suất cao, mô hình này tương đối bền vững và hiệu quả. Bên cạnh đó, các dự án chăn nuôi lợi ở Bênanh, Mađagaxca, vỗ béo cừu ở Xênêgan đã lại nhiều lợi ích kinh tế cao. Các quy trình kỹ thuật dễ dàng áp dựng và dự án chăn nuôi thường có khả năng bền vững cao. Ngoài ra, mặc dù điều kiện khí hậu và đất đai ở châu Phi hạn chế để phát triển nông nghiệp, nhưng đa số đều thuận lợi cho chăn thả và nuôi gia súc, cho dù ở vùng khí hậu và đất đai khô cằn hay vùng có độ ẩm ướt thấp hoặc trung bình đều có thể chăn nuôi bò, dê, cừu… lợi dụng những đồng cỏ rộng lớn, chăn nuôi tiểu gia súc cũng mang lại kết quả tăng trọng vượt mức. Ngoài ra, các chuyên gia Việt Nam cũng giúp 5 nước châu Phi: Xênêgan, Tandania, Môdămbích, Ăngôla và Xuđăng cách chế biến thực phẩm từ cá làm thành mắm, chế tạo một số thuyền nhỏ bằng tôn, giá thành hạ, phục vụ nhu cầu đánh bắt cá phục vụ gia đình. Các dự án chế tạo cối giã gạo nhằm giảm

sức lao động, đạt hiệu quả cao. Hiện nay, các công ty Việt Nam vẫn tiếp tục đưa những dự án phát triển chăn nuôi gia cầm, khai thác nước ngọt,… sang vùng đất giàu tiềm năng này.

2.1.3. Nuôi ong

Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi trong lĩnh vực nuôi ong được thực hiện từ năm 1997 tại một số nước châu Phi như Xênêgan, Bênanh, Mađagaxca, Cộng hòa Côngô…cũng được ghi nhận với hiệu quả cao. Ngay từ khi bắt đầu thực hiện hợp tác này, các chuyên gia Việt Nam đã xác định phải bắt đầu từ khâu nghiên cứu cách nuôi đến cách lấy mật và khâu tiêu thụ. Dẫn đầu trong lĩnh vực hợp tác nuôi ong tại châu Phi là Tiến sĩ Phạm Xuân Dũng - nguyên cán bộ Trung tâm Nghiên cứu ong trung ương và đã có nhiều đóng góp cho ngành nuôi ong của Việt Nam. Sau khi đánh giá những thuận lợi và khó khăn của việc nuôi ong tại châu Phi cho thấy, điểm thuận lợi của châu Phi cho việc nuôi ong là châu Phi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai rộng, rừng bao la nên có rất nhiều đàn ong hoang dã, cần thiết phải tận dụng những đàn ong này nuôi lấy mật, là nguồn thức ăn vô cùng bổ dưỡng và có giá trị cao. Tuy nhiên, khó khăn chủ yếu vẫn là rào cản ngôn ngữ và cách truyền đạt cho người nông dân thực hiện, thêm vào đó các đàn ong ở châu Phi chủ yếu là hoang dã nên rất dữ tợn, nếu thực hiện không khéo léo sẽ bị ong đốt, không thực hiện được. Song, những khó khăn trong việc nuôi ong ở lục địa này đã được tháo gỡ bởi những sáng kiến và kinh nghiệm của các chuyên gia nuôi ong Việt Nam. Quan sát thấy người dân địa phương thường sử dụng thân cây cọ làm đồ dùng trong nhà, TS Phạm Xuân Dũng nghĩ ra sáng kiến sử dụng loại vật liệu sẵn có này để làm thùng nuôi ong, nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế của nông dân nghèo. Tuy nhiên, để dạy người nông dân Xênêgan cách làm thùng nuôi ong bằng cây cọ mới là điều khó. Do đó, để vượt qua rào cản ngôn ngữ và để phù hợp với trình độ nhận thức của người dân địa phương, TS Phạm Xuân Dũng và các chuyên gia Việt

chú trọng thực hành, cùng ăn, cùng ở và cùng làm với người nông dân địa phương để họ hiểu và có thể làm theo được. Thêm vào đó, các chuyên gia Việt Nam đã nghĩ ra cách tận dụng các loại vải sẵn có ở địa phương, tự thiết kế các bộ đồ nuôi ong nhằm giảm chi phí khá lớn so với đồ ngoại nhập. Như vậy, phương pháp nuôi ong đã thành công, phương pháp lấy mật được đơn giản hóa khiến cho việc lấy mật được dễ dàng hơn và thu được nhiều lượng mật nhất, điều mà người nông dân châu Phi từ trước đến nay không thể làm được. Thành công lớn nhất của các chuyên gia Việt Nam trong lĩnh vực nuôi ong ở Xênêgan là đã áp dụng được kỹ thuật nuôi ong mới, kỹ thuật mà nhiều chuyên gia đi trước khẳng định không thể áp dụng được (tức là có thùng, khung, cầu). Ngoài ra, các chuyên gia Việt Nam còn tư vấn giúp người dân địa phương thành lập “Hội nuôi ong” và liên hệ với một số đầu mối ở các khu vực thành thị để tiêu thụ mật ong, thậm chí giúp cả những đầu mối này làm những bảng giới thiệu sản phẩm và bỏ tiền túi hỗ trợ họ mang đi triển lãm.

Có thể khẳng định rằng, hợp tác trong lĩnh vực nuôi ong giữa Việt Nam và châu Phi dã được thực hiện tỉ mỉ, khó khăn và tốn nhiều công lao nhất, qua đó cho thấy những nỗ lực và tâm huyết của các chuyên gia Việt Nam khi thực hiện các chương trình, dự án hợp tác tại châu lục này. Với thành công trong lĩnh vực nuôi ong tại Xênêgan, kỹ thuật nuôi ong mới này được xem như hình mẫu cho việc hợp tác nuôi ong giữa Việt Nam và châu Phi. Chính vì vậy, Trung tâm Nghiên cứu ong trung ương Việt Nam tin chắc rằng trong giai đoạn sắp tới, hợp tác nuôi ong giữa Việt Nam và châu Phi sẽ được mở rộng và triển khai một cách hiệu quả hơn.

2.1.4. Thủy sản

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và châu Phi trong lĩnh vực thủy sản cho đến nay vẫn chưa được quan tâm và đầu tư nhiều, kể cả trong việc xuất khẩu thủy sản sang châu Phi lẫn hợp tác nuôi trồng và chế biến thủy sản tại châu Phi. Cho đến nay, Việt Nam đã thực hiện một số dự án về nuôi cá nước ngọt, nuôi thả một số giống mới tại các vùng: Kolda - Xênêgan, Brazaville -

Côngô... Với hình thức lợi dụng các ao hồ tự nhiên kết hợp với các mô hình thuỷ lợi nhỏ để nuôi cá nước ngọt, sử dụng các phương pháp đơn giản trong nuôi và đánh bắt cá với mục đích cải thiện bữa ăn hàng ngày và tăng thêm một phần thu nhập cho người dân. Tại Bênanh, Xênêgan, Côngô đã áp dụng các kỹ thuật đơn giản, hướng dẫn nông dân nuôi cá và cách bảo quản cá khô, chế biến nước mắm mang lại công ăn việc làm cho người dân và thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, sản phẩm nước mắm chưa thực sự quen thuộc với người dân châu Phi, chủ yếu chỉ bán ở các khách sạn ở thủ đô và bán cho ngoại kiều châu Á. Tại Mađagaxca, chuyên gia kỹ thuật viên Việt Nam đã hướng dẫn người dân nuôi thử nghiệm tôm càng xanh trên vùng cao nguyên và vùng ven biển, với lợi thế phía Đông của Mađagaxca có độ cao hơn 1000m so với mặt biển và có nhiệt độ từ 20C đến 30C, tôm càng xanh sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nước này.

Ngoài những kết quả trong hợp tác thủy sản đã được triển khai tại các nước nói trên, Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ với Ghana về hợp tác nghề cá; Biên bản hợp tác với Namibia, Xuđăng, Ăngôla, Tuyniđi và gần đây nhất năm 2008 là với Môdămbích về hợp tác thủy sản.... Tuy nhiên, những hợp tác này vẫn chưa mang lại hiệu quả cụ thể. Để khắc phục những tồn tại này, cả Việt Nam và châu Phi cần phải tìm ra những biện pháp hiệu quả, thực hiện đến cùng những cam kết đã ký. Trong đó, Việt Nam và châu Phi có thể hợp tác trong việc nuôi trồng và chế biến thủy sản tại châu Phi, sau đó xuất sang một nước thứ ba, khắc phục hạn chế thu nhập của châu Phi thấp, không thể xuất khẩu thủy sản sang châu Phi. Đồng thời, để khắc phục những khó khăn trong hợp tác lĩnh vực thủy sản, hai bên cần khuyến khích và thực hiện các biện pháp thúc đẩy trao đổi thông tin, số liệu nghề cá giữa hai nước; trao đổi kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu trong nuôi trồng thuỷ sản, hợp tác đào tạo cán bộ quản lý, nhà nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật nghề cá cũng như trao đổi kinh nghiệm về tổ chức ngành thuỷ sản, tăng cường trao đổi thông tin về thị

gọi nguồn lực để hợp tác ba bên, dự án do các tổ chức quốc tế, các nước phát triển tài trợ cho các nước châu Phi. Để thực hiện điều này, trước mắt năm 2008, Việt Nam và châu Phi đã thực hiện trao đổi cán bộ sẽ thuỷ sản Môdămbích sang học tập thực tế tại Việt Nam và Việt Nam cử chuyên gia sang Môdămbích tìm hiểu lĩnh vực thủy sản.

Cuối cùng, mục đích của bất cứ hợp tác nào cũng nhằm mở rộng và phát triển kinh tế bởi sự gắn bó giữa người nông dân và doanh nhân rất chặt chẽ, đó là hợp tác thương mại trong nông nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam rất cần một thị trường tiêu thụ, trong khi đó châu Phi lại rất khan hiếm lương thực. Đây là ưu thế cho xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang châu Phi. Có thể nói, hợp tác nông nghiệp với châu Phi là một thế mạnh của Việt Nam, là nhịp cầu để mở rộng quan hệ hợp tác Việt Nam - châu Phi trên nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại hai chiều. Hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sang châu Phi bao giờ cũng đạt kim ngạch lớn nhất trong các sản phẩm xuất khẩu khác. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan năm 2008, 10 mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam vào thị trường châu Phi năm 2007, gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực với tổng kim ngạch 201,3 triệu USD và năm 2008 là 587 triệu USD. Dự báo trong khoảng 5 năm tới thì gạo vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu số một của Việt Nam vào châu Phi, do nhu cầu của châu Phi về gạo ngày càng lớn trong khi nguồn cung lại hạn chế. Mỗi năm châu Phi phải nhập khẩu hơn 1 tỷ USD gạo, nhưng giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm xấp xỉ 1/5 lượng gạo nhập khẩu của châu Phi. Đây là cơ hội để gạo Việt Nam có mặt ở khắp các quốc gia châu Phi. Hiện nay, các thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam là: Cốt Đivoa, Ghana, Ăngôla, Cộng hoà Côngô, Tandania, Nam Phi, Môdămbích và Camơrun. Mặt hàng nông sản lớn thứ hai xuất khẩu sang châu Phi là cà phê, với kim ngạch 78,2 triệu USD năm 2007 (chiếm 11% tỷ trọng xuất khẩu), chủ yếu sang các nước Bắc Phi như: Angiêri, Marốc, Ai

Cập, Tuynidi… Tiếp đó là các mặt hàng xuất khẩu truyền thống khác như hạt tiêu, cao su, các sản phẩm từ gỗ… đã và đang góp phần sôi động thêm cho thị trường thương mại giữa Việt Nam và châu Phi.

Trong bức tranh chung về lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam và châu Phi thời gian qua, có thể thấy trồng lúa vẫn là lĩnh vực hợp tác chủ đạo và mang lại hiệu quả cao hơn cả. Mục đích của Việt Nam trong hợp tác này là mang cây lúa Việt Nam sang đồng ruộng châu Phi, và mục đích của châu Phi cũng là tiếp nhận những kỹ thuật trồng lúa thành công, năng suất cao của Việt Nam. Có thể thấy trong hợp tác này, cả Việt Nam và châu Phi đều đạt được mục đích hợp tác của mình. Năng suất lúa và hoa màu khá cao, các sản phẩm từ chăn nuôi tiểu gia súc đã góp phần giải quyết lương thực, nâng cao chất lượng dinh dưỡng, tăng thu nhập đồng thời tạo công ăn việc làm cho người nông dân châu Phi. Từ hợp tác này, Việt Nam có cơ hội thâm nhập vào thị trường châu Phi một cách thuận lợi, từ đó tiến sâu hơn vào các thị trường khác để tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp và tạo quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực khác. Mặc dù, những nỗ lực của Việt Nam vẫn còn ít ỏi so với nhu cầu lương thực của người dân 54 quốc gia toàn châu Phi. Nhưng mục tiêu mở rộng diện tích trồng lúa Việt Nam ở các nước châu Phi sẽ mở ra cho Việt Nam và châu Phi những hợp tác mới trong tương lai.

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)