Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp Việt Nam châu Phi trong tƣơng la

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 87)

2000 2001 2002 2003 2007 2008 Thị trƣờng chính

3.3. Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp Việt Nam châu Phi trong tƣơng la

Nam - châu Phi trong tƣơng lai

Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi được đánh giá có nhiều thuận lợi nổi trội hơn so với khó khăn, trong đó Việt Nam có ưu thế và khả năng rất lớn để thúc đẩy và mở rộng hợp tác này, dù thời gian qua hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có. Do vậy, trong tình hình phát triển mới của mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và châu Phi, hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi cần có những giải pháp hiệu quả hơn. Trong đó, Việt Nam cần phải tiếp tục nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp hiện nay ở châu Phi kết hợp với việc đi

nông nghiệp một cách lạc hậu. Điều này giúp cho Việt Nam rút ra được những bài học kinh nghiệm đồng thời cũng đánh giá được xu thế và tiềm năng của các đối tác đang nổi lên trong hợp tác nông nghiệp với châu Phi. Từ đó, Việt Nam mới có thể tìm ra những giải pháp hợp tác đa dạng hơn, cụ thể hơn và hiệu quả hơn. Trong thời gian tới, thiết nghĩ nên phải có những giải pháp cơ bản sau để tăng cường quan hệ hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi:

Thứ nhất, chuyển từ quan hệ bạn bè truyền thống sang quan hệ đối tác, hợp tác hai bên cùng có lợi nhằm khai thác tối đa những lợi thế và nhu cầu hợp tác nông nghiệp của cả hai phía

Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi bắt nguồn từ hợp tác trao đổi chuyên gia từ những năm 1960, khi các nước châu Phi bắt đầu giành được độc lập Việt Nam đã gửi các chuyên gia (trong đó có chuyên gia nông nghiệp) sang châu Phi hỗ trợ phát triển. Hợp tác này dựa trên mối quan hệ bạn bè truyền thống giữa hai dân tộc cùng chung cảnh ngộ, luôn sát cánh bên nhau trên con đường giành độc lập tự do. Bước sang thời kỳ đổi mới, chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với châu Phi là vượt lên trên những mối quan hệ đơn thuần dựa trên lợi ích. Chính vì vậy, hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi trong thời gian qua vẫn mang nặng tình hữu nghị, vẫn chỉ đơn thuần là sự hỗ trợ phát triển từ phía Việt Nam, châu Phi cần gì thì Việt Nam hỗ trợ, chưa chú trọng hợp tác đôi bên cùng có lợi. Điều này đã dẫn đến một hệ quả là người Việt Nam có cái nhìn lệch lạc về châu Phi, vẫn cho rằng châu Phi chỉ là khu vực nghèo đói, dịch bệnh và xung đột, song trên thực tế châu Phi là một vùng đất mới mẻ đầy tiềm năng, chưa được khai thác, tiềm năng nông nghiệp dồi dào, lao động dư thừa, chính phủ các nước châu Phi sẵn sàng dành những điều kiện thuận lợi nhất cho Việt Nam khi tham gia hợp tác. Trong khi đó, các nước trên thế giới cũng đã để mắt tới châu Phi và có những chiến lược khai phá thì trường này. Đó là Mỹ thông qua đầu tư IMF có điều kiện, với chính sách AGOA cho phép 40 nước châu Phi được nhập khẩu miễn thuế

hàng hóa từ Mỹ để được mua dầu từ châu Phi, buôn bán vì lợi ích của Mỹ. Hiện nay, lượng dầu ở vịnh Ghinê cung cấp cho Mỹ còn lớn hơn của Ả rập Xêut. Đó là Trung Quốc với chính sách đầu tư tín dụng cho châu Phi vô điều kiện chỉ cần được cung cấp tài nguyên (dầu, đồng…) phục vụ nhu cầu của khối lượng dân cư lớn, bên cạnh đó trong tình hình khủng hoảng lương thực hiện nay, Trung Quốc đã mua đất tại châu Phi để trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở Dimbabuê, Tandania… và đang có dự kiến nhân rộng ra 10 vùng ở châu Phi. Đó là Nhật Bản thông qua TICAD, dùng ODA để tài trợ cho châu Phi… Đây thực sự là những đối thủ cạnh tranh rất nặng ký đối với Việt Nam trong hợp tác nông nghiệp nói riêng và trong quan hệ hợp tác Việt Nam - châu Phi nói chung. Điều này cho thấy, Việt Nam tương đối chậm trong quan hệ với châu Phi, với quan hệ truyền thống và ưu thế nông nghiệp Việt Nam rất có thể đã có một vị trí mạnh hơn trên thị trường châu Phi. Chính vì vậy, Việt Nam cần thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về châu Phi, cần coi hợp tác nông nghiệp là chìa khóa, là chiến lược để bước vào thị trường châu Phi. Sự thay đổi về nhận thức sẽ giúp chính phủ Việt Nam có những biện pháp và chính sách nhằm khai thác tối đa những lợi thế và nhu cầu hợp tác của cả Việt Nam và châu Phi khi mở rộng hợp tác nông nghiệp. Vì vậy, phương châm chuyển từ quan hệ bạn bè truyền thống sang quan hệ đối tác, hợp tác hai bên cùng có lợi là thực sự cần thiết.

Thứ hai, thực hiện phương châm: mở rộng, thiết thực, hiệu quả đối với các lĩnh vực hợp tác, các hình thức hợp tác và các quốc gia hợp tác

Trong thời gian qua, hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi đã được thực hiện ở một số nước châu Phi với các lĩnh vực chủ yếu thông qua hình thức trao đổi chuyên gia và hợp tác ba bên là chủ yếu. Kết quả hợp tác đã được các nước châu Phi và thế giới công nhận, đặc biệt được FAO đánh giá là đi tiên phong trong phong trào hợp tác Nam - Nam. Tuy nhiên, những nội dung và hình thức hợp tác này vẫn còn nhỏ lẻ, chưa mang tính toàn diện nên

vậy, trong thời gian tới hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi cần phải thực hiện phương châm: mở rộng, thiết thực và hiệu quả đối với những vấn đề trên.

Một là, chú trọng khai thác những lĩnh vực có thế mạnh như trồng lúa, chăn nuôi tiểu gia súc, nuôi ong, xuất nhập khẩu nông sản đồng thời mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khác như trồng cao su, nuôi trồng thủy sản, xuất khẩu nông dân…. Những nghiên cứu trong chương 2 đã chỉ ra rằng hợp tác giữa Việt Nam và châu Phi trong lĩnh vực trồng lúa đạt hiệu quả vượt bậc. Trong Chương trình PSSA, năng suất lúa đã tăng vượt mức lên tới 6-7 tấn/ha trong khi trước đó người dân bản địa chỉ trồng được với năng suất từ 2-3 tấn/ha. Đặc biệt tại vùng Kabatekenda của Xênêgan đã đạt tới 9 tấn/ha và Hợp tác Việt Nam - Xênêgan - FAO đã trở thành hình mẫu của Hợp tác Nam - Nam. Trong Chương trình Xuất khẩu nông dân đồng bằng sông Cửu Long sang hướng dẫn nông dân Xêria Lêôn trồng lúa năm 2008 của GS Võ Tòng Xuân và Công ty T4M cũng đã đạt những kết quả khả quan, trồng được 2 vụ lúa với năng suất 4 tấn/ha/vụ trong khi người dân Xiêra Lêôn chỉ trồng được 1 vụ với năng suất 1 tấn/ha. Thêm vào đó, kết quả khảo sát ở Nigiêria và Ghana của GS Võ Tòng Xuân cũng cho thấy thổ nhưỡng ở các nước này tương đối giống vùng ĐBSCL của Việt Nam. Ngoài ra, trong lĩnh vực chăn nuôi tiểu gia súc và nuôi ong cũng cho thấy kinh nghiệm của Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng thành công tại châu Phi. Những lĩnh vực hợp tác mà chúng ta đang ở mức độ triển khai như thủy sản, thủy lợi, môi trường… cần được tiếp tục nghiên cứu và phát triển, đồng thời mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khác, nhất là các lĩnh vực nhằm cải thiện đời sống ở vùng nông thôn. Ngoài những lĩnh vực đã thực hiện như trồng lúa nước, chăn nuôi tiểu gia súc, nuôi ong… hợp tác giữa hai bên cần nghiên cứu để tìm kiếm và mở rộng sang các lĩnh vực khác như trồng lúa nương, trồng dâu nuôi tằm, trồng mía, chăn nuôi các loại gia súc lớn,… nhằm tận dụng triệt để tiềm năng nông nghiệp ở khu vực này. Đặc biệt trong giai đoạn tới, Việt Nam và châu Phi phải chú trọng tới các

lĩnh vực hợp tác như: trồng cao su, xuất khẩu nông dân… bởi đây là những lĩnh vực mới chưa đúc rút được kinh nghiệm và có thể sẽ tác động đến tình hình kinh tế xã hội của cả hai bên.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng các hình thức hợp tác, trong đó chú trọng hình thức hợp tác truyền thống. Một trong những hướng phát triển hiệu quả hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi là cần thiết phải thúc đẩy mô hình hợp tác ba bên. Đây là hình thức hợp tác truyền thống trong hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và châu Phi với sự tham gia của FAO được bắt đầu thực hiện từ năm 1996 với thỏa thuận hợp tác ba bên đầu tiên Việt Nam - FAO - Xênêgan. Hợp tác ba bên đang được đánh giá là đã đi đúng hướng và phát huy hiệu quả, góp phần thiết thực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, bước đầu đảm bảo lương thực cho một số nước châu Phi, trở thành hình mẫu của hợp tác Nam - Nam. Cùng với nhu cầu của các nước châu Phi và sự cam kết của FAO sẽ tiếp tục tham gia chương trình PSSA, trên cơ sở có nền tảng và kinh nghiệm đồng ruộng châu Phi, trong thời gian tới Việt Nam cần tận dụng cơ hội chủ động đàm phán và ký kết các chương trình với FAO để khai thác triệt để những thế mạnh nông nghiệp của mình trong hợp tác với châu Phi. Đặc biệt, các chương trình sắp tới sẽ có nhiều thuận lợi hơn bởi ngoài các đoàn chuyên gia, kỹ thuật viên Việt Nam sẽ có sự tham gia của chính những người nông dân châu Phi có kinh nghiệm, được đào tạo, rèn luyện tại các nước đã có hợp tác. Đó là hình thức hợp tác ba bên mới giữa một bên là Việt Nam, ở giữa là một nước châu Phi có trình độ phát triển nông nghiệp cao hoặc đã từng có kinh nghiệm và hiệu quả trong hợp tác với Việt Nam trước và một bên là nước châu Phi cần hợp tác. Hình thức này hiện đang được thực hiện, đó là Hợp tác ba bên Việt Nam - Nam Phi - Ghinê và được chính phủ ba bên rất ủng hộ, bởi không có gì thiết thực, hiệu quả bằng việc chính những người nông dân bản địa hỗ trợ, giúp đỡ và truyền đạt cho nhau. Ngoài ra, Việt Nam nên tận dụng khai thác các đối tác khác có quan tâm trong hợp tác nông

Quốc, Nhật Bản… nhằm thu hút tài trợ, đầu tư đồng thời quảng bá kinh nghiệm nông nghiệp ra nước ngoài. Song song với việc chú trọng và mở rộng hình thức hợp tác ba bên, Việt Nam cần đầu tư cho công tác đào tạo, tuyển chọn và cử chuyên gia sang công tác tại châu Phi theo các chương trình hợp tác với các nước châu Phi. Cái khó khăn lớn nhất của hình thức này là thiếu chuyên gia có phương pháp khuyến nông và kỹ năng sống với cộng đồng bản địa, trong khi đó, Việt Nam chưa có cơ quan chính để đào tạo, cung cấp nguồn chuyên gia. Chính vì vậy, Việt Nam cần tạo nguồn chuyên gia bằng cách thành lập trung tâm đào tạo chuyên gia, trong đó đào tạo hai đối tượng chính là: cán bộ quản lý và kỹ thuật viên với nhiệm vụ đào tạo chuyên môn trong quản lý sản suất nông nghiệp và ngoại ngữ, có như vậy chuyên gia Việt Nam mới đủ khả năng chỉ đạo người dân châu Phi làm khuyến nông mà không phải trực tiếp tham gia khuyến nông nữa. Điều này nhằm khắc phục tình trạng trước đây, chuyên gia Việt Nam hỗ trợ người nông dân châu Phi trình diễn mô hình khuyến nông là chính, khi rút về nước là ngừng hoạt động, người nông dân châu Phi không tự mình làm được. Đồng thời, cần kéo dài các nhiệm kỳ công tác của các chuyên gia, kỹ thuật viên (trước đây là thời hạn nhiệm kỳ 3 năm) nhằm khắc phục tình trạng các chuyên gia, kỹ thuật viên vừa quen với môi trường làm việc đã phải về nước. Thêm vào đó, trong hợp tác hai bên với hình thức truyền thống trao đổi chuyên gia nông nghiệp làm nền tảng, mở rộng thành hợp tác xuất khẩu lao động nông nghiệp. Bởi mỗi người nông dân Việt Nam khi sang châu Phi làm việc đều có thể trở thành những chuyên gia hướng dẫn người dân bản địa. Hình thức này giúp khắc phục tình trạng hiện nay ở Việt Nam là thiếu đất sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu lao động sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm, tanưg thu nhập cho gia đình và tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Đây cũng có thể là bước khởi đầu cho khả năng lập làng Việt ở châu Phi trong tương lai giống như Trung Quốc đã từng làm.

Ba là, cần chú trọng những nước có ưu tiên, lợi thế phát triển nông nghiệp để hợp tác. Bởi lẽ không phải nước nào cũng muốn hợp tác và không phải nước nào cũng có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là những nước hiện nay đang trong tình trạng bất ổn chính trị. Trước tiên, Việt Nam có thể lựa chọn một số nước trọng điểm như: Xênêgan, Bênanh, Nam Phi, Môdămbích, Xiêria Lêôn, Nigiêria, Ghana, Tandania, Ăngôla, Ruanđa… để tập trung hợp tác cho hiệu quả. Nghiên cứu ở chương 2 đã chỉ ra rằng đây là những nước có nhiều thuận lợi cho hợp tác nông nghiệp, trong đó tiềm năng phát triển nông nghiệp và những ưu tiên các chính phủ các nước này dành cho hợp tác với Việt Nam là điểm thuận lợi nhất. Thêm vào đó, trong những năm gần đây các cuộc tiếp xúc, trao đổi và xúc tiến hợp tác đã được diễn ra thường xuyên giữa hai bên là cơ sở để chúng ta tập trung hợp tác, từ đó nhân rộng hiệu quả sang các nước khác. Khi hiệu quả thực sự được khẳng định sẽ dễ dàng được đón nhận ở các nước xung quanh.

Thứ ba, hai bên cần thường xuyên mở diễn dàn trao đổi về phát triển nông nghiệp và nông thôn, thực hiện phương châm: Lấy nông nghiệp làm đòn bẩy để mở rộng hợp tác khai khoáng, thương mại, đầu tư

Giải pháp này sẽ góp phần khắc phục rào cản về địa lí, tạo điều kiện cho cán bộ, chuyên gia, doanh nhân Việt Nam và các nước châu Phi gặp gỡ trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau đồng thời thúc đẩy việc nghiên cứu trao đổi thông tin, hợp tác với các nước đang phát triển khác trong khuôn khổ hợp tác Á - Phi nhằm thu hút, tìm các nguồn tài trợ, đầu tư và quan tâm từ các nước phát triển, các tổ chức quốc tế như WB, ADB, IMF… cho các hoạt động của hợp tác. Bên cạnh sự hợp tác và tham gia cấp chính chính phủ, các doanh nghiệp, doanh nhân cần tăng cường gặp gỡ, trao đổi các đoàn doanh nghiệp giữa Việt Nam và các nước châu Phi, khảo sát thị trường, liên kết thương vụ, lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp, thị trường và sản phẩm xuất nhập khẩu trước tiên là nông sản, sau đó mở rộng sang các mặt hàng khác… Trong

diễn đàn doanh nghiệp quan trọng là: Diễn đàn doanh nghiệp Á - Phi lần thứ ba tổ chức tại Dakar, Xênêgan tháng 10 năm 2003, diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - châu Phi tổ chức tại Hà Nội 10 năm 2004. Trong bối cảnh này, các diễn đàn đã tổ chức hội thảo khuyến khích và đánh giá cao các cố gắng của các nước tổ chức các đoàn kinh tế, thương mại từ các nước châu Phi sang Việt Nam và ngược lại để tìm kiếm cơ hội hiểu biết lẫn nhau và hợp tác kinh doanh. Hiện nay, Việt Nam đã lập ủy ban Liên chính phủ với 6 nước: Angiêri, Libi, Ăngôla, Mali, Ai Cập và Tuyniđi, sẽ tiếp tục mở rộng sang các nước châu Phi khác. Bên cạnh đó, kết hợp giữa quan hệ song phương và đa phương, tăng cường phối hợp tại các diễn đàn đa phương và quốc tế, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa các tổ chức tương ứng ở hai châu lục, phấn đấu vì hòa bình, hợp tác để phát triển, vì mối quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế bình đẳng, thúc đẩy các thỏa thuận liên chính phủ. Việt Nam cần tận dụng ưu

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)