Bối cảnh quốc tế và nhu cầu hợp tác của hai bên

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 27 - 31)

Có thể nói hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi được bắt đầu từ những năm 1960 trong Chương trình trao đổi chuyên gia giữa hai bên bằng việc ký kết các Hiệp định trao đổi chuyên gia. Nước châu Phi đầu tiên mà các chuyên gia Việt Nam đặt chân tới là Mali năm 1961, tiếp đến là Ghinê, Cộng hòa Côngô năm 1964 và sau đó là một số nước châu Phi khác. Tuy nhiên, hợp tác này chỉ dừng lại ở mức Việt Nam gửi các chuyên gia nông nghiệp sang hướng dẫn người dân châu Phi trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi tiểu gia súc để cải thiện đời sống, hết nhiệm kỳ các chuyên gia lại về nước, nên hiệu quả phát triển nông nghiệp của châu Phi chưa mang tính bền vững. Còn đối với Việt

Nam tại thời điểm đó, hợp tác trao đổi chuyên gia nông nghiệp nằm trong chương trình trao đổi chuyên gia nói chung chứ chưa có hợp tác nông nghiệp thực sự giữa hai bên. Chính vì vậy, chỉ với hình thức hợp tác này thôi thì chưa thể làm nên hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi như hiện nay.

Bước sang thập niên 1990, những biến đổi của cục diện thế giới đã tác động đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đến hầu hết các quốc gia. Thêm vào đó là xu thế hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế cũng như điều kiện và nhu cầu của mỗi bên đã tạo cơ hội cho hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và châu Phi thực sự được hình thành, bắt đầu chú trọng đến hợp tác hai bên cùng có lợi.

Đối với Việt Nam, là một nước nông nghiệp nhiệt đới với tổng diện tích đất nông nghiệp khoảng 9,4 triệu ha, chiếm 39% diện tích tự nhiên, ngành nông nghiệp Việt Nam được thành lập năm 1945 cùng với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam độc lập đã trải qua hơn 60 năm thăng trầm của sự phát triển kinh tế. Nông nghiệp Việt Nam bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, chiếm tỷ trọng 18,2% tổng sản phẩm trong nước, nếu tính cả nông, lâm ngư nghiệp thì tỷ trọng này là 23% [46]. Việt Nam có 75% dân số sống ở nông thôn, cuộc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Vì vậy, vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn luôn được Chính phủ ưu tiên hàng đầu. Do xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp, chiến tranh để lại những hậu quả nặng nề cùng với những thiếu sót, sai lầm trong chỉ đạo kinh tế nên đến năm 1985 kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng, nền nông nghiệp Việt Nam cũng gặp vô vàn khó khăn. Từ tháng 12 năm 1986 Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra đường lối đổi mới, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm. Thực hiện đường lối đổi mới, ngành nông nghiệp Việt Nam có sự tiến bộ đột biến với tốc độ tăng trưởng cao liên tục, ổn định từ 4,5% - 5%/năm, tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp chế biến tăng. Từ chỗ đất nước luôn trong tình trạng thiếu đói phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã xuất khẩu ngày càng nhiều sản phẩm nông nghiệp, trong đó có: gạo, cà phê, hạt điều, cao su, chè, lạc nhân. Nhu

cầu của ngành nông nghiệp Việt Nam lúc này là vươn ra thế giới, không chỉ để khẳng định mình mà còn đem kinh nghiệm nông nghiệp của mình đến những vùng đất kém may mắn hơn. Song song với công cuộc đổi mới ở trong nước, chính phủ Việt Nam còn phải thực hiện nhiệm vụ hết sức nan giải đó là giải tỏa và thoát ra khỏi tình trạng bị cô lập, bao vây từ bên ngoài. Đó là mối quan hệ căng thẳng với các nước ASEAN, với nước láng giềng Trung Quốc, với Mỹ, với vấn đề Camphuchia khiến cho Việt Nam lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn cả về kinh tế lẫn chính trị. Chính vì vậy, Việt Nam đã thực hiện việc điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại và đường lối xây dựng đất nước cho phù hợp với tình hình thế giới. Đó là thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, theo phương châm:

Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị. Kết quả là, từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 7 năm 1991, Việt Nam đã từng bước tháo gỡ những vướng mắc, dần thoát khỏi tình trạng bị bao vây, cô lập. Thành công lớn của Việt Nam là đã làm được điều này trước khi Liên Xô tan rã vào ngày 25 tháng 12 năm 1991. Từ đây, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, hợp tác với tất cả các nước, trong đó chú trọng đối tác truyền thống, đối tác lớn và các thị trường tiềm năng, đây là đều kiện thuận lợi cho nông nghiệp Việt Nam tham gia vào những cơ hội đó.

Trong khí đó, ngành nông nghiệp châu Phi lúc này đang gặp rất nhiều khó khăn và bế tắc sau nhiều nỗ lực thực hiện các sáng kiến phát triển và nhiều dự án, chương trình tài trợ từ nước ngoài. Với gần 80% dân số sống ở khu vực nông thôn và khoảng 70% dân số nông thôn sống phụ thuộc vào nông nghiệp. Nông nghiệp được đánh giá là xương sống của nền kinh tế châu Phi bao gồm hai thành phần chính là: sản xuất lương thực phục vụ nhu cầu của người dân và xuất khẩu nông sản. Trong đó, sản xuất lương thực bao gồm chăn nuôi, săn bắn, trồng trọt và khai thác nguồn tài nguyên sẵn có. Tuy

hẹp, bị phân tán, kỹ thuật canh tác chưa cao lại bị hạn hán bão lụt đe dọa, sự khô cằn của đất đai khiến 60% diện tích đất đai của châu Phi không thể trồng trọt được hoặc chỉ có thể trồng trọt những loại cây có mùa vụ rất ngắn hạn. Thêm vào đó, HIV/AIDS đang cướp đi của nhiều gia đình châu Phi những thành viên lao động tốt nhất, lực lượng lao động nông nghiệp còn lại ngày càng có xu hướng dịch chuyển về các khu vực đô thị. Trong khi đó, nền kinh tế các nước chủ yếu ưu tiên cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp phục vụ xuất khẩu, thiếu đầu tư công nghệ cho nông nghiệp, chỉ chú trọng khai thác khoáng sản dẫn đến các cuộc tranh giành lợi nhuận và chiến tranh. Chính vì vậy, mặc dù ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nhưng châu Phi vẫn là khu vực nghèo đói, sản xuất lương thực không đủ đáp ứng nhu cầu người dân nội địa. Điều này dẫn đến một thực tế hiển nhiên là cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của châu Phi so với các mặt hàng khác còn rất hạn chế. Mặc dù ngay từ khi các nước châu Phi đầu tiên giành được độc lập năm 1960, các nước châu Phi đã nỗ lực thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sau thành công của cuộc cách mạng Xanh ở châu Á, động lực cho phát triển nông nghiệp ở châu Phi tăng lên mạnh mẽ với những sáng kiến khác nhau gọi là cách mạng Xanh ở châu Phi, nhưng cuộc cách mạng Xanh này đã thất bại bởi các phương pháp sử dụng công nghệ như cách mạng Xanh ở châu Á tỏ ra không phù hợp, thêm vào đó là khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn vì thiếu mưa khiến cho bức tranh nông nghiệp ở châu Phi càng trở nên ảm đạm. Bước sang thập niên 1990, tình hình thế giới và châu Phi có nhiều thay đổi. Tại châu Phi, các nước châu Phi còn lại đã giành được độc lập, Namibia năm 1990, Êritơria năm 1993 và Nam Phi năm 1994 với việc lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc. Châu Phi hoàn toàn độc lập. Làn sóng cách mạng lần thứ hai đã diễn ra tại châu Phi vào thời điểm này đã dẫn đến một diện mạo chính trị mới cho châu Phi - dân chủ hóa2. Độc lập đã đem

2

Làn sóng cách mạng lần thứ nhất diễn ra tại châu Phi vào thập niên 1960, 1970 đã thủ tiêu chế độ thuộc địa và lập nên các nhà nước độc lập

lại cho châu Phi toàn quyền quyết định vận mệnh dân tộc mình. Tuy nhiên, lúc này châu Phi đang phải đối mặt với cả những khó khăn và thách thức bên trong lẫn bên ngoài. Bên trong là tình trạng quản lý yếu kém của các chính phủ châu Phi, cơ cấu kinh tế bất hợp lý, bất bình đẳng do nợ nần chồng chất, do nghèo đói, bệnh dịch, lạc hậu, thiếu hụt tri thức đang ngự trị trong số đông dân cư của châu lục, xung đột và những căng thẳng chính trị. Bên ngoài cũng là những tác động không nhỏ, chiến tranh lạnh kết thúc đã làm thay đổi cơ bản khuôn mẫu trợ giúp nước ngoài ở châu Phi, châu Phi buộc phải chấp nhận điều kiện của các thể chế tài chính quốc tế và các nhà bảo trợ nước ngoài để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên chuyển đổi cơ cấu kinh tế và mở rộng hợp tác quốc tế, châu Phi đã nhận thức được là phải tự cứu lấy mình. Nhu cầu trước hết là giải quyết vấn đề thiếu lương thực: mở rộng diện tích nông nghiệp, tăng nguồn cung cấp lương thực và giảm đói nghèo, cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn và nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của nông dân. Tiếp đó, về dài hạn cần thúc đẩy nghiên cứu nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất và hiệu quả chế biến nông sản, đưa nông nghiệp phát triển xứng đáng với tiềm năng và là động cơ phát triển của châu Phi.

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)