Giải pháp tài chính:

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 117 - 118)

II. Nội dung đề án hợp tác nông nghiệp với châu Phi 1.Mục tiêu

4. Giải pháp tài chính:

Đề nghị Chính phủ cho phép sử dụng một tổ chức tài chính, ngân hàng mạnh làm khâu đột phá cho các hoạt động thương mại và đầu tư nông nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam tại châu Phi nhằm đảm bảo khâu thanh toán, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động thương mại và đầu tư tại châu Phi.

Vấn đề tài chính là quan trọng trong thực hiện chương trình hợp tác. Ngoài nguồn tài chính của chính nước sở tại bỏ ra để phục vụ mục tiêu phát triển của mình, các nội dung hợp tác trong đề án được triển khai dựa trên các nguồn sau:

- Ngân sách nhà nước ta:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần có sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ để đẩy mạnh khả năng hợp tác với các nước châu Phi, tăng tính cạnh tranh trong quá trình hợp tác với các nước khác. Từ trước đến nay, với hoạt động của các đoàn chuyên gia nông nghiệp ở các nước châu Phi, chính phủ mới ưu tiên không áp dụng thuế thu nhập với cán bộ đi làm việc dài hạn, nhưng chính phủ chưa có khả năng tài trợ theo từng dự án, chương trình cho một số nước châu Phi. Điều này so với một số nước khác như Trung quốc chẳng hạn, bạn có lợi thế hơn ta khi kết hợp hợp tác song phương bằng nguồn tài trợ của họ.

- Ngân sách đầu tư của các nhà tài trợ và đối tác châu Phi:

Kêu gọi các nước phát triển, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ tăng cường cung cấp tài chính giúp các nước châu Phi bao gồm cả chương trình hợp tác Nam - Nam.

- Ngân sách của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác (chủ yếu phục vụ mục đích thương mại, đầu tư ở châu Phi):

Tiến hành nghiên cứu khả thi, xây dựng đề án báo cáo Chính phủ cho phép thành lập Tổng Công ty nhà nước hoạt động trên địa bàn châu Phi. Thời

gian đầu Nhà nước hỗ trợ kinh phí, sau đó Tổng Công ty hoạt động theo nguyên tắc tự hạch toán.

Nhà nước có chính sách ưu đãi cho các thành phần kinh tế khác của Việt Nam đầu tư sang châu Phi. Sử dụng quỹ hỗ trợ phát triển cung cấp ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu sang thị trường châu Phi. Đồng thời đàm phán để tăng mức lương cho lao động hợp tác, các chuyên gia.

Nhà nước cũng cần xem xét có chính sách khuyến khích nông dân, cán bộ kỹ thuật trẻ mới tốt nghiệp đi làm việc dài hạn ở châu Phi khi về nước được hưởng một số ưu đãi khi hoàn thành nghĩa vụ lao động quốc tế. Ngoài ra cũng cần có chính sách lương phù hợp trong thời gian họ ở nước ngoài./.

Phụ lục:

Nội dung cụ thể về đào tạo và yêu cầu đối với các đối tƣợng tham gia tuyển chọn đi công tác dài hạn tại châu Phi

Một phần của tài liệu Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi từ năm 1990 đến nay (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)