II. Nội dung đề án hợp tác nông nghiệp với châu Phi 1.Mục tiêu
6) Yêu cầu với chức danh làm kỹ thuật viên
- Về chuyên môn: Trình độ chuyên môn vững đủ khả năng hướng dẫn nông dân thực hiện những dự án nhỏ và các kỹ thuật cải tiến trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
- Về ngoại ngữ: Đủ khả năng giao tiếp thông thường (tương đương bằng A) trong quá trình làm việc trực tiếp với nông dân
PHỤ LỤC II:
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ HIỆP ĐỊNH TRONG HỢP TÁC NAM - NAM I. Giới thiệu về Hiệp định hợp tác Nam - Nam: I. Giới thiệu về Hiệp định hợp tác Nam - Nam:
Hiệp định hợp tác Nam - Nam là một loại hiệp định có một số điểm riêng biệt khác với các hiệp định thông thường. Hiệp định hợp tác 3 bên theo một mẫu của FAO với cơ cấu chung gồm các phần sau:
1. Phần mở đầu đề cập đến các cam kết trong bối cảnh quốc tế với ý chí chính trị chung.
2. Phần mục đích của Hiệp định
3. Phần nghĩa vụ trách nhiệm của từng bên. 4. Phần cơ chế thực hiện.
5. Phần sửa đổi điều chỉnh, huỷ bỏ. 6. Hiệu lực thực hiện.
- Nguyên tắc của Hiệp định: Hiệp định giữa hai nước đang phát triển và tổ chức quốc tế về nông nghiệp và lương thực. Các nước tham gia ở tình trạng đang phát triển, không chỉ nghèo nàn về cơ sở vật chất kỹ thuật mà còn yếu kém về quản lý tổ chức kinh tế xã hội và nguồn nhân lực… nên hiệp định thể hiện thiện chí chính trị là chủ yếu không thể rạch ròi chi tiết cam kết như một hợp đồng kinh tế, tránh dẫn đến tranh chấp, kiện tụng…
Trong 10 năm nay, việc đi đến một hiệp định hợp tác thường theo trình tự thủ tục dưới đây:
1. Nước có nhu cầu hợp tác Nam - Nam phải có thư đề nghị FAO
2. FAO trung tâm xem xét tiêu chí và khả năng, ưu tiên các nước trong danh sách các nước thiếu lương thực và có thu nhập thấp
3. FAO hỗ trợ trong việc soạn thảo Chương trình đặc biệt về an ninh lương thực quốc gia, vận động thu xếp tài chính
4. FAO có công văn gửi Việt Nam đề nghị chấp nhận tham gia Hợp tác Nam - Nam với nước có nhu cầu
5. FAO thu xếp một chuyến công tác hỗn hợp của cán bộ Việt Nam với cán bộ FAO đi thực địa tại nước có nhu cầu hợp tác để soạn thảo Hiệp định 3 bên, xác định nhu cầu và khả năng cung cấp chuyên gia kỹ thuật viên nông nghiệp Việt Nam
6. FAO trung tâm xem xét, điều chỉnh dự thảo hiệp định gửi chính thức cho Việt Nam đề nghị ký kết
7. Bộ NN - PTNT và Bộ Ngoại giao lấy ý kiến các Bộ nghành liên quan về dự thảo hiệp định, nếu được đồng thuận thì sau đó trình Thủ tướng chính phủ xin phép được ký kết
8. Sau khi ký chính thức FAO thông báo nhu cầu số lượng và cơ cấu chuyên gia, kỹ thuật viên đề nghị Việt Nam cung cấp
9. Việt Nam tuyển chọn và gửi hồ sơ cán bộ để FAO và nước chủ nhà xem xét chấp thuận
10. FAO thông báo danh sách cán bộ Việt Nam được chấp thuận 11. Ký kết hợp đồng, giải quyết thủ tục lên đường