Mục tiêu giáo dục THPT và yêu cầu GDKNS

Một phần của tài liệu Quản lí giáo dục kĩ năng sống cho Học sinh trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo Nam Định trong giai đoạn hiện nay ( Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 35)

8. Cấu trúc của luận văn

1.6.1. Mục tiêu giáo dục THPT và yêu cầu GDKNS

Đây chính là yếu tố đầu tiên có tính định hướng cho công tác GD rèn luyện KNS cho HS ở các nhà trường THPT. Nếu không bám sát mục tiêu GD ở bậc THPT và không xác định được yêu cầu của việc GDKNS cho HS thì công tác tổ chức các HĐGDNGLL sẽ không đạt hiệu quả trong việc GD rèn luyện các KNS cho HS.

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã khẳng định:”phải tiếp tục đổi mới

phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các hương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh

Định hướng trên đây đã được cụ thể hóa ở điều 28 trong Luật GD năm

2005:” Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ

động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh “.

Từ những căn cứ trên, các biện pháp GDKNS cho HSTHPT qua các

HĐGDNGLL nhằm thực hiện mục tiêu của GD phổ thông, đó là “ giúp học

sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc “ ( Điều 27, Luật Giáo dục 2005)

Một phần của tài liệu Quản lí giáo dục kĩ năng sống cho Học sinh trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo Nam Định trong giai đoạn hiện nay ( Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)