8. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Biện pháp quản lí phải tác động vào các nhân tố của hoạt động
lí GDKNS
Theo quan điểm định hướng đổi mới GD hiện nay, mục tiêu của GD phổ thông không chỉ hình thành các giá trị tư tưởng, đạo đức, lối sống phù hợp, có kiến thức phổ thông cơ bản, mà còn phải hình thành cho các em các kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng hành động ứng dụng, biết giải quyết những tình huống trong thực tiễn cuộc sống, giao tiếp ứng xử với môi trường xung quanh.
Sự đổi mới về mục tiêu đã đưa đến sự đổi mới về nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, bao gồm các hoạt động GD trên lớp và các HĐGDNGLL. Phải làm cho HS ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã được rèn luyện thông qua các hoạt động thực tiễn đa dạng, phong phú, được giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội, được GD rèn luyện các KNS cần thiết cho sự hình thành và phát triển nhân cách người công dân tương lai.
Mặt khác biện pháp quản lí tổ chức hoạt động GD phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HSTHPT. Có như vậy các em mới yêu thích và tham gia các hoạt động một cách tự nguyện, thường xuyên, mới phát huy được tính chủ động tích cực sáng tạo ở các em. Trong điều kiện đổi mới của đất nước, những thay đổi lớn lao về đời sống kinh tế, xã hội đã tác động mạnh mẽ tới sự thay đổi nhân cách của mỗi con người. HS ngày nay mạnh dạn hơn, suy nghĩ táo bạo hơn, có những nhu cầu mới hơn. Nếu các thầy cô giáo không nắm bắt được những đặc điểm tâm lí đó, mà chỉ áp đặt theo ý mình, thì sẽ không thúc
đẩy được HS phát triển. Mỗi HS đều có những động cơ và nhu cầu thúc đẩy các em hành động và ứng xử. Thông qua hoạt động được tổ chức một cách hợp lí, những nguyện vọng năng lực mới của HS sẽ được thỏa mãn.