8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Khảo sát tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp đề xuất
Để khẳng định về mức độ cần thiết của các biện pháp đã nêu, tác giả đã tiến hành tham khảo hỏi ý kiến ( qua phiếu hỏi, qua trò chuyện trao đổi trực tiếp ) của các CBQL, GV, PH và HS một số trường THPT trên địa bàn thành phố Nam Định. Kết quả thu được ở bảng 3.1 dưới đây.
Bảng 3.1: Sự cần thiết của các biện pháp quản lí GDKNS cho HS qua các HĐGDNGLL T T Các biện pháp Mức độ cần thiết GV(%) PH(%) HS(%) Rất cần Cần thiết Rất cần Cần thiết Rất cần Cần thiết 1 - Quản lí xác định mục tiêu, nội dung GDKNS cho HSTHPT phù hợp với đặc điểm điều kiện Nam Định
79.30 20.70 57.26 42.74 66.57 33.43 2 -Tổ chức xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tổng thể việc GD KNS phù hợp với các khối lớp HSTHPT 80.13 19.87 69.20 30.80 71.38 28.62 3
- Quản lí kế hoạch bồi dưỡng nhận thức và trang bị phương pháp GDKNS cho các chủ thể tham gia GDKNS.
85.64 14.36 71.29 28.71 79.43 20.57
4
- Kế hoạch hóa việc sử dụng các nguồn lực phục vụ GDKNS trong và ngoài nhà trường.
64.22 35.78 53.47 46.53 51.24 48.76
5
- Quản lí việc xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá hiệu quả của hoạt động GDKNS cho HS
Các số liệu thu được cho thấy, biện pháp 3 “Quản lí kế hoạch bồi dưỡng nhận thức và trang bị phương pháp GDKNS cho các chủ thể tham gia GD KNS cho HS ” đã được GV, PH và HS nhất trí cho là cần thiết ở mức cao nhất. Thực tế việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, PH và HS về ý nghĩa, vai trò của GD KNS cho HS trong HĐGDNGLL là cần thiết. Vì như kết quả khảo sát thực trạng ở chương II đã cho thấy ở chừng mực nào đó nhận thức của GV, PH, HS còn hạn chế về các vấn đề đã được nêu ở trên.
Biện pháp thứ 5 “ Quản lí việc xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá hiệu
quả của hoạt động GD KNS cho HS “ cũng được GV,PH và HS cho là rất cần thiết ( đứng thứ 2 trong số 5 biện pháp trên ). Có lẽ việc xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá, trong đó có việc để HS tự đánh giá kết quả rèn luyện KNS qua các HĐGDNGLL là hoạt động ít được chú ý hiện nay. Có đánh giá kết quả rèn luyện thì các tập thể, cá nhân HS mới biết được mình đã đạt được những mục tiêu gì và cần phải tiếp tục rèn luyện những kĩ năng nào khác.
Ngoài ra các ý kiến của GV,PH và HS đối với các biện pháp khác cũng tương đối thống nhất, hoàn toàn cho là cần thiết. Điều này chứng tỏ giải pháp về GD KNS cho HS trong các HĐGDNGLL đưa ra ở trên đều được GV, PH, HS đồng thuận về sự cần thiết ở mức cao.
Đối với câu hỏi về tính khả thi của các giải pháp, tác giả chỉ hỏi ý kiến của CBQL, GV mà không hỏi HS vì CBQL,GV là nhà GD, là người sẽ thực hiện những giải pháp này và sẽ đưa ra những lí giải một cách sư phạm và thuyết phục hơn. Kết quả thu được ở bảng 3.2
Bảng 3.2 : Tính khả thi của các biện pháp quản lí GD KNS cho HS trong các HĐGDNGLL S T T Các biện pháp Khả năng thực hiện Thực hiện được Khó thực hiện Phân vân 1
- Quản lí xác định mục tiêu, nội dung GDKNS cho HSTHPT phù hợp với đặc điểm điều kiện Nam Định
62.57 19.31 18.12
2
- Tổ chức xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tổng thể việc GD KNS phù hợp với các khối lớp HSTHPT
77.34 12.86 9.80
3
- Quản lí kế hoạch bồi dưỡng nhận thức và trang bị phương pháp GDKNS cho các chủ thể tham gia GDKNS.
95.27 4.73 0.00
4
- Kế hoạch hóa việc sử dụng các nguồn lực phục
vụ GDKNS trong và ngoài nhà trường. 71.12 17.64 11.24
5
- Quản lí việc xây dựng quy trình kiểm tra đánh
giá hiệu quả của hoạt động GDKNS cho HS 69.43 19.76 10.81
Từ kết quả ở bảng 3.2 ta có thể thấy: Phần lớn CBQL,GV cho rằng các biện pháp có tính khả thi.
Với biện pháp thứ 3 “Quản lí kế hoạch bồi dưỡng nhận thức và trang
bị phương pháp GD KNS cho các chủ thể tham gia GD KNS cho HS ” có tới 95.27% ý kiến được hỏi cho rằng thực hiện được. Chỉ có 4.73 % ý kiến được hỏi cho rằng biện pháp này khó thực hiện vì sợ thời gian và kinh phí eo hẹp. Có tới 77.34% ý kiến cho rằng thực hiện được biện pháp 2 “ Tổ chức xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tổng thể việc GD KNS phù hợp với các
khối lớp HS thông qua HĐGDNGLL “, có 12.86 % ý kiến cho là khó thực hiện và 9.80% ý kiến phân vân không biết có thực hiện được không vì sợ không xác định được thời lượng và kinh phí cũng như cơ sở vật chất khác cho các hoạt động này để xây dựng kế hoạch.
Có 71.12% ý kiến cho rằng thực hiện được biện pháp 4 “ Kế hoạch hóa
việc sử dụng các nguồn lực phục vụ GD KNS trong và ngoài nhà trường. “, có 17.64 % ý kiến cho là khó thực hiện và 11.24% ý kiến còn phân vân vì sợ rằng việc huy động nguồn lực bên ngoài sẽ khó khăn.
Có 69.43% ý kiến được hỏi cho rằng thực hiện được biện pháp 5 “ Quản lí
việc xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá hiệu quả của hoạt động GD KNS cho HS “, 19.76% ý kiến cho là khó thực hiện và 10.81% còn phân vân không biết có thực hiện được hay không vì sợ rằng từ trước đến nay khâu tự đánh giá của cá nhân HS về hiệu quả rèn luyện KNS chưa làm bao giờ, sợ các em không trung thực nếu để các em tự đánh giá. Hơn nữa sợ không có thời gian để tổ chức đánh giá sau mỗi hoạt động.
Có 62.57% ý kiến được hỏi cho rằng thực hiện được biện pháp 1” Quản lí
xác định mục tiêu, nội dung GD KNS cho HS thông qua các HĐGDNGLL phù hợp với đặc điểm điều kiện của Nam Định “, có 19.31% ý kiến cho rằng khó thực hiện được và có 18.12% ý kiến còn phân vân không biết có thực hiện được hay không, vì cho rằng xác định được mục tiêu cũng như nội dung GD KNS cho HS ở trường THPT cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện của Nam Định là khó.
Tóm lại, kết quả thăm dò ý kiến về các biện pháp đưa ra đều nhận định là cần thiết và có tính khả thi cao. Nếu thực hiện các biện pháp này việc GD KNS cho HS trường THPT Trần Hưng Đạo qua các HĐGDNGLL sẽ hiệu quả hơn.
Tiểu kết chƣơng 3
GD rèn luyện KNS cho HS thông qua các HĐGDNGLL là vấn đề mới đối với các nhà trường THPT. Song để đáp ứng được một trong các mục tiêu của GD phổ thông, chúng ta không thể không chú ý đến việc GD rèn luyện KNS cho HS. Vì thế đối với các nhà trường THPT nói chung cũng như trường THPT Trần Hưng Đạo thành phố Nam Định, nâng cao chất lượng các HĐGDNGLL để GD KNS cho HS là một trong những vấn đề có tính cấp thiết.
Qua khảo sát ý kiến của các CBQL,GV,PH và HS về các biện pháp quản lí GDKNS cho HS trong các HĐGDNGLL nêu ra ở trên, chúng ta có thể thấy rằng các biện pháp đó đều cần thiết và có khả năng thực hiện được để GD KNS cho các em.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ