Quản lí việc xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá hiệu quả của

Một phần của tài liệu Quản lí giáo dục kĩ năng sống cho Học sinh trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo Nam Định trong giai đoạn hiện nay ( Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 79)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Quản lí việc xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá hiệu quả của

động giáo dục KNS cho HS

Trong công tác quản lí nếu không có sự kiểm tra đánh giá thì coi như không có quản lí. Việc kiểm tra đánh giá là một chức năng quan trọng cần thiết của công tác quản lí. Không có đánh giá thì hệ thống quản lí GD sẽ trở thành một hệ thống một chiều. Đây là một cơ chế quản lí không khoa học, không hoàn thiện. Chỉ có kiểm tra đánh giá, quản lí GD mới nhận được sự phản hồi, mới kịp thời phát hiện các vấn đề và giải quyết chúng. Như vậy có thể nói kiểm tra đánh giá là một nhân tố đảm bảo cho quản lí GD có tính khoa học và hoàn thiện.[11] Vì thế trong quản lí GDKNS cho HS ban chỉ đạo của nhà trường nhất thiết phải xây dựng được quy trình kiểm tra đánh giá việc GD rèn luyện KNS của HS trong các chương trình HĐGDNGLL.

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

- Giúp cho nhà trường biết được kết quả rèn luyện KNS của HS trong các chương trình HĐGDNGLL, từ đó điều chỉnh, phát triển, nâng cao các hoạt động cho phù hợp.

- Giúp cho HS biết cách tự đánh giá kết quả rèn luyện KNS của bản thân và biết cách đánh giá kết quả rèn luyện KNS của người khác trong HĐGDNGLL

- Giúp cho CBQL,GV và HS hiểu rõ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng của việc GD rèn luyện KNS của HS trong HĐGDNGLL. Việc đánh giá và tự đánh giá nghiêm túc, đúng đắn khách quan sẽ kích thích phát huy được tính tích cực hoạt động của HS, nâng cao chất lượng GD của hoạt động.

- Góp phần khắc phục những bất cập và những mặt còn yếu trong khâu đánh giá kết quả HĐGDNGLL ở nhà trường.

3.2.5.2. Những căn cứ để xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá

- Dựa trên chương trình kế hoạch đã xây dựng, phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể đối với từng loại hoạt động.

- Có thể định tính, định lượng hoặc được sự thừa nhận của tập thể. - Dựa vào đặc điểm, điều kiện hoàn cảnh của từng tập thể, cá nhân trong quá trình tham gia các hoạt động GD .

3.2.5.3. Hình thức kiểm tra đánh giá

- Quản lí cấp trên kiểm tra đánh giá - Kiểm tra chéo giữa các đơn vị

- Các đơn vị, cá nhân tự kiểm tra đánh giá

3.2.5.4. Cách thực hiện xây dựng quy trình Bước 1: Xây dựng các tiêu chí đánh giá.

Gợi ý :

*) Đối với cá nhân:

( hoặc hỗ trợ ) để thực hiện nhiệm vụ hoặc giải quyết vấn đề đặt ra đạt kết quả tốt. - Loại đạt: Hiểu được mục tiêu của hoạt động. Có sự phối kết hợp thực hiện nhiệm vụ hoặc giải quyết vấn đề đặt ra nhưng kết quả chưa thật tốt.

- Loại chưa đạt: Hiểu được mục tiêu của hoạt động. Chưa có sự phối kết hợp để thực hiện nhiệm vụ hoặc giải quyết vấn đề hiệu quả còn thấp.

*) Đối với tập thể :

- Loại tốt : Nắm chắc mục tiêu của hoạt động.

Biết cách phối hợp ( hoặc hỗ trợ ) để thực hiện nhiệm vụ hoặc giải quyết vấn đề đặt ra đạt kết quả tốt.

Có từ 75% trở lên số HS được xếp loại tốt về rèn luyện KNS qua chương trình HĐGDNGLL.

- Loại đạt: Hiểu được mục tiêu của hoạt động.

Có sự phối kết hợp thực hiện nhiệm vụ hoặc giải quyết vấn đề đặt ra nhưng kết quả chưa thật tốt.

Có từ 50% trở lên số HS được xếp loại đạt yêu cầu hoặc

loại tốt về rèn luyện KNS qua chương trình HĐGDNGLL.

- Loại chưa đạt:

Hiểu được mục tiêu của hoạt động.

Chưa có sự phối kết hợp để thực hiện nhiệm vụ hoặc giải quyết vấn đề hiệu quả còn thấp.

Dưới 50% số lượng HS xếp loại đạt yêu cầu

Bước 2: Xác định quy trình

*) Về tập thể tự đánh giá:

- Tập thể tự đánh giá theo các nội dung và tiêu chí của các mức độ - Dựa trên việc xem xét các thông tin khách quan và dựa trên kết quả tự đánh giá của đơn vị tập thể, Ban chỉ đạo đánh giá xếp loại cuối cùng.

- HS tự đánh giá theo các nội dung và tiêu chí của 3 mức độ đánh giá kết quả rèn luyện KNS nêu trên

- Nhóm đánh giá xếp loại dựa trên kết quả tự đánh giá của cá nhân. - GV xem xét kết quả đánh giá của HS và tìm hiểu thêm bằng các nghiệp vụ sư phạm khác để đưa ra dánh giá cuối cùng.

Bước 3: Chuẩn bị phương tiện/Kĩ thuật kiểm tra đánh giá - Đơn vị báo cáo và trả lời câu hỏi

- Thị sát hoạt động

- Các câu hỏi để HS tự đánh giá. - Bản thu hoạch

- Phiếu đánh giá

Bước 4: Tổ chức thực hiện

a) HS tự đánh giá kết quả tham gia hoạt động của bản thân.

- HS tự đánh giá bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu đánh giá sau mỗi hoạt động.

- HS tự đánh giá và xếp loại theo các mức độ của tiêu chí đã nêu ở trên.

b) Nhóm đánh giá và GVCN đánh giá xếp loại.

Bước 5: Sử dụng kết quả tự đánh giá của HS

- GVCN tập hợp phiếu của HS, xem xét kết quả, lấy đó làm cơ sở báo cáo đánh giá của đơn vị lớp mình.

- GVCN nhận xét chung trước lớp

- GVCN báo cáo kết quả với ban chỉ đạo bằng văn bản.

Một phần của tài liệu Quản lí giáo dục kĩ năng sống cho Học sinh trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo Nam Định trong giai đoạn hiện nay ( Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)