Kế hoạch hóa việc sử dụng các nguồn lực phục vụ giáo dục KNS

Một phần của tài liệu Quản lí giáo dục kĩ năng sống cho Học sinh trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo Nam Định trong giai đoạn hiện nay ( Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 76)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Kế hoạch hóa việc sử dụng các nguồn lực phục vụ giáo dục KNS

trong và ngoài nhà trường

Các HĐGDNGLL diễn ra trong quá trình dài cả năm học, có những hoạt động đòi hỏi yêu cầu cao về kĩ thuật cũng như các phương tiện vật chất khác. Để các chương trình HĐGDNGLL được tiến hành có hiệu quả nhằm GD rèn luyện KNS cho HS không thể chỉ trông chờ vào nhà trường. Nhất là nguồn ngân sách được cấp vốn đã eo hẹp còn rất khó khăn khi chi cho các hoạt động dạy và học thì rất khó trông đợi để triển khai các chương trình HĐGDNGLL. Vì thế để tháo gỡ khó khăn này chỉ có thể bằng cách thực hiện tốt công tác xã hội hóa GD, huy động các nguồn lực hỗ trợ bên ngoài để cùng nhà trường tăng cường cho các hoạt động của HS. Việc nhân dân đóng góp lao độngcũng như các nguồn lực vật chất là những biểu hiện cụ thể và quan trọng của xã hội hóa GD. Điều quan trọng hơn nữa là các tổ chức, gia đình và công dân trực tiếp tham gia chia sẻ trách nhiệm và chi phí trong quá trình ra quyết định, tổ chức triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mục tiêu GD [21]. Trong công tác huy động các nguồn lực, ban chỉ đạo các HĐGDNGLL cần phải khai thác và phát huy cao độ chức năng của đội ngũ GV chủ nhiệm lớp.

Bởi vì: GV chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức xã hội trong

và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng GD[28]. Như vậy việc quản lí kế hoạch hóa việc sử dụng các nguồn lực phục vụ HĐGDNGLL nhằm GD rèn luyện KNS cho HS là cần thiết, không thể thiếu được. Hơn nữa kế hoạch này còn thể hiện tính năng động, sự sáng tạo của ban chỉ đạo HĐGDNGLL trong việc quản lí sử dụng các nguồn lực phục vụ

cho công tác GD của nhà trường.

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp nhằm :

- Cân đối các nguồn lực trong nhà trường ( con người, tài chính, phương tiện,..) nhằm bảo đảm sự công bằng giữa các hoạt động GD trong nhà trường.

- Thực hiện xã hội hóa GD, đề cao vai trò trách nhiệm, lòng hảo tâm của các lực lượng bên ngoài nhà trường đối với các hoạt động GD của nhà trường.

- GV, PH và các em HS sẽ chủ động, tích cực trong việc triển khai thực hiện các hoạt động

- Lãnh đạo nhà trường theo dõi, giám sát, điều chỉnh, kiểm tra việc tổ chức thực hiện hoạt động kịp thời, hiệu quả

3.2.4.2. Cách thực hiện

Bước 1: Cơ cấu tổ chức, dự kiến cơ sở vật chất phương tiện và dự toán tài chính.

-Căn cứ vào kế hoạch hoạt động của nhà trường, trong đó có HĐGDNGLL, căn cứ vào đội ngũ cán bộ GV (Năng lực, kinh nghiệm, phẩm chất) và hội cha mẹ HS, lãnh đạo nhà trường sẽ:

+ Xây dựng cơ cấu tổ chức, thành lập ban và các tiểu ban HĐGDNGLL.

+ Dự kiến sử dụng phương tiện và cơ sở vật chất + Dự toán kinh phí cho hoạt động của các tiểu ban.

- Cân đối tài chính trong các hoạt động chung của trường để dự kiến huy động trong các lực lượng bên ngoài.

Bước 2: Huy động các nguồn lực bên ngoài nhà trường

- Thông qua đội ngũ GVCN, đội ngũ cán bộ lớp để tìm giới thiệu PH

quân hỗ trợ cho các hoạt động của con em mình.

- Kêu gọi sự ủng hộ của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân, cự HS của nhà trường xây dựng quỹ khuyên học khuyến tài trong đó có HĐGDNGLL.

- Liên kết tích cực với các cơ sở bên ngoài nhà trường để tổ chức các HĐGDNGLL nhằm GD rèn luyện KNS cho HS.

Bước 3: Cùng nhau bàn bạc, chia sẻ, thống nhất kế hoạch chương trình và công khai kế hoạch nguồn lực cho HĐGDNGLL. Việc làm này là rất cần thiết nhưng hình thức thì phải linh hoạt, bởi vì ban HĐGDNGLL ở nhà trường có nhiều lực lượng tham gia, huy động cùng lúc để họp bàn chưa hẳn đã có điều kiện. Vì thế lãnh đạo nhà trường có thể :

- Họp ban chỉ đạo cùng với trưởng các tiểu ban HĐNGLL( trong đó có thường trực hội cha mẹ HS ).

- Các tiểu ban tự sắp xếp bố trí tổ chức dưới sự chủ trì của các trưởng tiểu ban, có sự tham dự của đại diện ban chỉ đạo nhà trường.

Bước 4: Giám sát, kiểm tra, việc huy động các nguồn lực. Khâu giám sát kiểm tra có thể định kì hoặc đột xuất để uốn nắn điều chỉnh.

Bước 5: Đánh giá kết quả, tổng kết các hoạt động

- Có sơ kết, tổng kết, tuyên dương khen thưởng, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động được tổ chức và hết năm học.

- Công khai tài chính chi cho các HĐGDNGLL tổ chức cho HS trong năm học.

Trong việc huy động các nguồn lực để phục vụ cho HĐGDNGLL nhằm GD rèn luyện KNS cho HS đạt được hiệu quả thì không thể bỏ qua lòng nhiệt tình, sự tâm huyết của đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là đội ngũ GVCN lớp, GV làm các công tác kiêm nhiệm ( như Bí thư Đoàn trường, Bí thư đoàn thanh niên, ban theo dõi nền nếp HS,..). Cùng chia sẻ, tháo gỡ khó khăn với cộng sự, giám sát kiểm tra đánh giá thường xuyên, uốn nắn động viên khen thưởng

kịp thời chính là cách tốt nhất để khích lệ người lao động.

Thông thường PH sẽ rất phấn khởi khi con mình có cơ hội được bộc lộ và khẳng định nên họ ủng hộ và giúp đỡ rất nhiều ( trực tiếp mượn trang phục, thuê nhạc và dàn dựng chương trình để biểu diễn văn nghệ; cho hay thuê ô tô cùng với tham gia quản lí, lo hậu cần khi tổ chức tham quan du lịch,..).Có sự chung tay giúp sức của PH, nhà trường tháo gỡ được rất nhiều khó khăn, nhất là về kinh phí.

Tôn trọng đề cao trách nhiệm đối với PH cũng như các lực lượng bên ngoài, sự quan tâm động viên của lãnh đạo cùng với sự minh bạch về tài chính đã tiếp thêm lòng nhiệt huyết của đội ngũ nhà giáo, sự nhiệt tình của các bậc cha mẹ HS sẽ khiến họ tận tâm không tiếc công sức, thích tổ chức các chương trình HĐGDNGLL cho HS. Thông qua các hoạt động không chỉ để GDKNS cho các em mà còn nảy sinh những tình cảm trong sáng gắn kết tình thầy trò, làm cầu nối

vững chắc giữa nhà trường với cha mẹ HS cũng như các lực lượng bên ngoài.

Một phần của tài liệu Quản lí giáo dục kĩ năng sống cho Học sinh trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo Nam Định trong giai đoạn hiện nay ( Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)