Góp phần phát huy tiềm năng của nhà trường và xã hội, tạo ra sự

Một phần của tài liệu Quản lí giáo dục kĩ năng sống cho Học sinh trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo Nam Định trong giai đoạn hiện nay ( Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 27)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.2.Góp phần phát huy tiềm năng của nhà trường và xã hội, tạo ra sự

thống nhất trong hoạt động GDKNS nói riêng, thực hiện mục tiêu giáo dục HSTHPT nói chung trong giai đoạn hiện nay

GDKNS đòi hỏi có sự phối kết hợp tham gia của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội. Sự nghiệp GD không thể là của riêng ai mà là sự nghiệp

chung của toàn xã hội. Như Dorothy Holte, nhà chuyên gia tâm lí học người

Nga đã từng nói:” Cây giáo dục chỉ đơm hoa thơm và kết trái ngọt khi có sự

chăm sóc và vun xới của nhà trường, gia đình và xã hội “.[34] Trong sự phối kết hợp này nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức hoạt động, điều phối các mối quan hệ. Cùng với việc tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ GV và HS về ý nghĩa vai trò của GDKNS cho HS thì nhà trường cần phải có sự phân công trách nhiệm của các bộ phận GD trong nhà trường, có kế hoạch tổng thể, có sự tập huấn bồi dưỡng cùng với sự vận động kết hợp khéo léo với hội cha mẹ HS, các tổ chức đoàn thể trong xã hội nhằm mục đích huy động được những tiềm năng thế mạnh của các cá nhân, lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia vào công tác GD. Chỉ khi nào các nhà quản lí ở trong các nhà trường phổ thông huy động được đầy đủ các lực lượng tham gia một cách tích cực, tạo một sự đồng thuận cao thì công tác GD của các nhà trường, đặc biệt là GDKNS cho học sinh mới có hiệu quả.

1.5. Những nội dung của quản lí GDKNS ở trƣờng THPT thông qua HĐGDNGLL

Một phần của tài liệu Quản lí giáo dục kĩ năng sống cho Học sinh trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo Nam Định trong giai đoạn hiện nay ( Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 27)