8. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Thực trạng nhận thức về những KNS cần GD cho HSTHPT
Để tìm hiểu nhận thức của GV, PH và HS về vấn đề này tác giả đã đưa ra 11 kĩ năng để người được khảo sát lựa chọn. Tác giả nêu câu hỏi cho GV và PH:” Xin Thầy(Cô) và Quý vị cho biết những KNS nêu lên dưới đây, những KNS nào cần GD nhất cho HS THPT ? “. Cũng như vậy tác giả hỏi HS:” Em hãy cho biết những KNS nêu lên dưới đây, những KNS nào cần GD nhất cho HS THPT ?”
Kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy, có 5 KNS được các GV, PH và HS cho là quan trọng cần được GD cho HS ở trong trường THPT:
Kĩ năng giao tiếp ứng xử Kĩ năng tự nhận thức Kĩ năng tự xác định giá trị Kĩ năng hợp tác
Bảng 2.2: Nhận thức của GV,PH,HS về những KNS cần GD cho HSTHPT
TT Kĩ năng
Giáo viên (%) Phụ Huynh (%) HS (%)
Cần Không cần Quan trọng nhất Cần Không cần Quan trọng nhất Cần Không cần Quan trọng nhất 1 Tự nhận thức 53.13 0 40.60 77.27 0 53 61.19 5.97 43.3 2 Xác định giá trị 68.75 3.13 12.50 62.12 6.06 13.6 61.19 20.9 10.5 3 Kiểm soát cảm xúc 50.00 3.13 37.50 65.15 3.03 21.2 64.18 4.48 37.3 4 Ứng phó với căng thẳng 71.88 3.13 18.80 53.03 9.09 16.7 71.64 7.46 26.9 5 Lập kế hoạch hoạt động 65.63 0 25.00 75.76 0 15.2 67.16 10.45 17.9 6 Hợp tác 81.25 0 12.50 63.64 0 9.09 76.12 4.48 14.9 7 Giao tiếp ứng xử 62.50 0 37.50 65.15 0 47 35.82 0 73.1 8 Cạnh tranh lành mạnh 78.13 6.25 6.25 68.18 3.03 13.6 74.63 2.99 19.4 9 Bảo vệ bản thân và cộng đồng 68.75 0 25.00 71.21 0 27.3 68.66 2.99 31.3 10 Ra quyết định 62.50 3.13 15.60 57.58 12.12 10.6 68.66 13.43 11.9 11 Thuyết trình 84.38 0 3.13 63.64 3.03 10.6 65.67 5.97 23.9
2.2.3.Thực trạng nhận thức về vai trò, ý nghĩa của HĐGDNGLL trong việc GD rèn luyện KNS cho HS ở trường THPT
Để khảo sát vấn đề này, tác giả đã đưa ra 2 câu hỏi cho GV, PH và HS.
Với câu hỏi “ Để GD rèn luyện KNS cho HS THPT, theo Thầy(Cô)/Quý
Vị/Em, có thể thông qua những cách thức nào, con đường nào dưới đây là hiệu quả nhất ?” tác giả đã đưa ra 5 cách thức tổ chức nhằm muốn tìm hiểu ý kiến của các lực lượng về vai trò của HĐGDNGLL trong việc GD rèn luyện KNS cho HS. Kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.3
Bảng 2.3: Nhận thức của GV,PH,HS về vai trò của HĐGDNGLL trong việc giáo dục rèn luyện KNS cho HSTHPT
TT Các cách tổ chức GDKNS GV PH HS Có thể Có hiệu quả nhất Có thể Có hiệu quả nhất Có thể Có hiệu quả nhất 1 Qua hoạt động dạy học các môn 78.13 9.38 51.52 25.76 70.15 14.93
2 Các sinh hoạt của
đoàn thanh niên 59.38 25 45.45 43.94 55.22 37.31
3 Các việc tổ chức
các câu lạc bộ 59.38 28.13 56.06 37.88 40.3 61.19
4 Qua tổ chức
HĐGDNGLL 31.25 62.5 53.03 50 43.28 53.73
5 Qua tư vấn 62.5 15.63 53.03 12.12 67.16 16.42
Kết quả cho thấy đa số GV, PH và HS đề lựa chọn cách tổ chức thứ 4 “
qua tổ chức HĐGDNGLL” là con đường tổ chức có hiệu quả nhất (Với 62.50% GV, 50.00 % PH, 53.73% HS lựa chọn). Tiếp đến là hình thức “tổ chức các câu lạc bộ “ được HS lựa chọn ở mức hiệu quả nhất với tỉ lệ
Như vậy có thể thấy rằng HĐGDNGLL có vai trò quan trọng trong việc GD rèn luyện KNS cho HS, bởi vậy hình thức này được các lực lượng tham gia GD cho là có hiệu quả nhất để GD rèn luyện KNS cho HS ở các nhà trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Để tìm hiểu về sự nhận thức của các lực lượng đối với ý nghĩa của HĐGDNGLL trong việc GD rèn luyện KNS của HS, tác giả đã đưa ra 5 tiêu chí với các mức độ: đúng(Đ); không đúng(KĐ); phân vân(PV). Kết quả thu được ở bảng 2.4 dưới đây:
Bảng 2.4: Ýkiến của GV,PH,HS về ý nghĩa của HĐGDNGLL trong việc giáo dục rèn luyện KNS cho HSTHPT
Ý nghĩa, vai trò của hoạt động GDNGLL
GV PH HS
Đ KĐ PV Đ KĐ PV Đ KĐ PV
1- Tạo cơ hội để HS được bồi dưỡng, rèn luyện một số KNS.
87.5 0 12.5 92.4 0 7.60 94.0 0 6.00
2- Giúp cho các em có điều kiện vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, củng cố kiến thức trong hoạt động dạy học trên lớp. 81.2 3.20 15.6 90.9 1.52 7.58 85.1 4.48 10.42 3- Phát triển những thái độ đúng đắn, lối sống lành mạnh trong cuộc sống, góp phần xây dựng bầu không khí thân thiện để các em học tập tốt hơn. 90.6 0 9.40 90.9 0 9.10 86.6 0 13.4
4- Tạo cơ hội cho mỗi HS phát triển tính tích cực, sáng tạo, ý thức trách nhiệm để tự khẳng định khả năng vai trò của chủ thể trong học tập, rèn luyện. 96.9 0 3.10 93.9 0 6.10 95.5 0 4.50 5- Hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội tới HS
93.8 0 6.20 83.3 1.52 15.18 76.1 5.97 17.93
Kết quả thu được cho thấy tuyệt đại đa số các ý kiến đều nhận định các tiêu chí nói lên ý nghĩa của HĐGDNGLL trong việc GD rèn luyện KNS
cho HS THPT được đề cập như trên là đúng. Đặc biệt tiêu chí thứ 4 “Tạo cơ
hội cho mỗi HS phát triển tính tích cực, sáng tạo, ý thức trách nhiệm để tự khẳng định khả năng vai trò của chủ thể trong học tập, rèn luyện.” được các lực lượng đánh giá đúng với tỉ lệ cao nhất ( Bình quân trên 95%; trong đó: GV- 96.90 %, PH - 93.90%, HS - 95.50% ). Đây chính là tiêu chí nói lên ý nghĩa to lớn của HĐGDNGLL đối với việc GD rèn luyện cá nhân HS, góp
phần hoàn thiện nhân cách của các em. Tiếp theo tiêu chí thứ 3 “ Phát triển
những thái độ đúng đắn, lối sống lành mạnh trong cuộc sống, góp phần xây dựng bầu không khí thân thiện để các em học tập, rèn luyện tốt hơn “, một tiêu chí thể hiện ý nghĩa vai trò của HĐGDNGLL trong việc xây dựng một tập thể lành mạnh, xây dựng nhà trường thân thiện, HS tích cực cũng được các lực lượng đánh giá đúng với tỉ lệ cao ( Bình quân trên 89%; trong đó: GV- 90,60%, PH-90,90%, HS-86,60% ). Các tiêu chí khác đều được các lực lượng
đánh giá đúng với tỉ lệ khá cao. Chỉ có 3.06 % (GV: 3.20% - PH: 1.52% - HS:
4.48% ) ý kiến cho rằng tiêu chí thứ 2 “Giúp cho các em có điều kiện vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, củng cố kiến thức trong hoạt
động dạy học trên lớp.” không đúng và 2.49 % ( GV: 0.00% -PH: 1.52% -HS:
5.97% ) ý kiến nhận xét cho là không đúng với tiêu chí thứ 5 “Hạn chế những
ảnh hưởng tiêu cực của xã hội tới HS”. Tuy nhiên các lực lượng được hỏi ý kiến đều còn phân vân ( tỉ lệ từ 3.10% đến 17.93 %) với cả 5 ý nghĩa của HĐGDNGLL đối với GD rèn luyện KNS. Ngoài ra khi được trao đổi trò chuyện với một số CBQL, GV, PHHS và HS, tác giả còn nhận được những ý kiến khác nói về vai trò và ý nghĩa của HĐGDNGLL trong việc GD rèn luyện KNS cho HS, như : Giúp các em phát triển các kĩ năng xã hội, các phẩm chất nhân cách cần thiết ( như các kĩ năng: giao tiếp ứng xử, tổ chức, hòa nhập để chung sống với mọi người, bảo vệ bản thân và cộng đồng,..).
2.3.Thực trạng việc GD rèn luyện KNS cho HS ở trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo Nam Định.
Đánh giá thực trạng của việc GD rèn luyện KNS cho HS thông qua các chương trình HĐGDNGLL, tác giả đã đưa ra các câu hỏi khảo sát với cả GV,
PH và HS. Với câu hỏi :” Có ý kiến cho rằng, ở trường THPT hiện nay HS
đều có ý thức rèn luyện KNS trong các HĐGDNGLL. Theo Thầy(Cô)/Quý vị/em nhận định trên là Đúng -Không đúng -Phân vân?“.Kết quả thu được ở biểu đồ 2.2.
Biểu đồ 2.2: Nhận định của GV,PH, HS về ý thức rèn luyện KNS của HS thông qua HĐGDNGLL 0 10 20 30 40 50 60 70 80 GV(%) PH(%) HS(%) Đúng Không đúng Phân vân
Các số liệu ở biểu đồ 2.2 cho thấy rõ, HSTHPT hiện nay phần nhiều đều chưa có ý thức rèn luyện KNS thông qua HĐGDNGLL ( GV: 59.38 %; PH: 56.06 %; HS:71.64% ). Chỉ có 6.25% GV, 24.24 % PH và 10.45% HS nhận định HS hiện nay có ý thức rèn luyện KNS thông qua HĐGDNGLL. Con số nhận định còn phân vân là 34.38% GV, 19.7% PH và 17.91% HS.
Với câu hỏi: “ Việc GD rèn luyện KNS cho HS THPT thông qua các
HĐGDNGLL hiện nay là Tốt – Chưa tốt – Phân vân? “ mà tác giả đã đưa ra đối với cả 3 lực lượng: GV,PH và HS thì kết quả thu được theo biểu đồ 2.3.
Biểu đồ 2.3: Nhận định của GV,PH và HS về việc rèn luyện KNS cho HS thông qua HĐGDNGLL 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 GV(%) PH(%) HS(%) Tốt Chưa tốt Phân vân
Các số liệu ở biểu đồ 3 cho thấy, việc GD rèn luyện KNS cho HS thông
qua các HĐGDNGLL hiện nay là chưa tốt (100% GV, 78.79% PH và 91.04%
HS nhận định như vậy ). Chỉ có 12.12 % PH và 5.97% HS cho là tốt. Con số
còn phân vân là 9.09% PH và 2.99% HS.
Bản chất của HĐGDNGLL là phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực tự giác của mọi HS tham gia vào các khâu của quá trình hoạt động. Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay là trong HĐGDNGLL chỉ có một số HS tham gia vào các khâu, các bước của hoạt động. Để kiểm chứng thực trạng này, tác giả đã
khảo sát HS bằng câu hỏi:” Em hãy cho biết mình đã từng tham gia vào những công việc cụ thể nào trong những công việc dưới đây của HĐGDNGLL”. Tác giả đã đưa ra một số hoạt động như trong bảng 2.5 dưới đây :
Bảng 2.5:Số HS tham gia vào các công việc của HĐGDNGLL
STT Các công việc cụ thể HS trường THĐ tham gia (%) HS các THPT khác tham gia(%) 1 Thiết kế hoạt động 38.81 28.81
2 Chuẩn bị phương tiện, tài liệu
cho hoạt động
44.78 45.76
3 Dẫn chương trình
37.31 20.34
4 Tham gia vào các đội thi
61.19 40.68
5 Phát biểu ý kiến tham luận
43.28 39.06
6 Sắm vai trong một số hoạt động
29.85 34.92
Kết quả ở bảng 5 cho thấy, tình hình chung HS các trường THPT thành phố Nam Định thực tế tham gia vào các công việc cụ thể của HĐGDNGLL còn ít ( từ 20.34 % đến 45.76 %), trong đó tỉ lệ HS trường THPT Trần Hưng Đạo tham gia các công việc từ 29.85 % đến 61.19%. Cụ thể :
- Có 38.81% HS tham gia vào khâu thiết kế hoạt động
- Có 44.78% HS tham gia vào khâu chuẩn bị các phương tiện tài liệu cho hoạt động.
- Có 37.31% HS tham gia vào việc dẫn chương trình - Có 61.19% HS tham gia vào các đội thi
- Có 43.28% HS phát biểu ý kiến trong các hoạt động - Có 29.85% HS tham gia sắm vai trong một số hoạt động.
tự ghi những công việc mà các em đã từng tham gia trong các HĐGDNGLL, kết quả khảo sát nhận được một số công việc (mặc dù tỉ lệ còn rất thấp 2.98%), như:
- Làm công tác tư tưởng để động viên, thuyết phục các bạn HS trong lớp tham gia hoạt động.
- Tham gia hoạt động tình nguyện trong một số câu lạc bộ tình nguyện. Như vậy qua kết quả khảo sát, tác giả thấy thực tế trong một số công việc cụ thể tỉ lệ HS trường THPT Trần Hưng Đạo được tham gia có nhiều hơn tỉ lệ chung HS các trường THPT trong thành phố ( như các việc: tham gia vào các đội thi, dẫn chương trình, phát biểu ý kiến tham luận) phần nào đã phản ánh được tình hình tổ chức các HĐGDNGLL ở nhà trường đã được chú ý, HS đã mạnh dạn hơn khi tham gia các hoạt động. Tuy nhiên kết quả này còn thấp, chưa tương xứng với tầm của nhà trường cũng như sự mong đợi của GV, PH và HS.
2.4. Thực trạng việc quản lí GDKNS cho HS ở trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo Nam Định
Một điều thực tế ở trường THPT Trần Hưng Đạo Nam Định, hàng năm ngay từ đầu năm học đã thành lập ban chỉ đạo HĐGDNGLL do đồng chí Phó Hiệu trưởng là trưởng ban, đồng chí Bí thư đoàn làm phó trưởng ban và các ủy viên là đại diện GVCN 3 khối, tổ GD thể chất, tổ hành chính văn phòng. Trong ban chỉ đạo HĐGDNGLL có một số các tiểu ban ( như tiểu ban GD truyền thống, tiểu ban văn hóa văn nghệ, tiểu ban thể dục thể thao, tiểu ban theo dõi nền nếp HS,..), các tiểu ban này gồm các GV có khả năng ( nghiệp vụ tổ chức, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm,..) về lĩnh vực đó. Hàng năm ban HĐGDNGLL đã tổ chức một số các hoạt động cho HS ngoài giờ học ( như hội khỏe Phù Đổng, cắm hoa nghệ thuật, thi hùng biện, thi hát các ca khúc cách mạng,thi làm báo tường, tham quan dã ngoại, rung chuông vàng, tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS, tuyên truyền về thực hiện luật an
toàn giao thông,..) nhân các ngày lễ kỉ niệm ( 20/10; 20/11; 8/3, 26/3..) hoặc các tháng hưởng ứng phong trào ( như: tháng 9- tháng an toàn giao thông Quốc gia; tháng 12-có ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS, tháng 3-tháng thanh niên..).Đặc biệt vào tháng Tám (Âm lịch ) hàng năm ở thành phố Nam Định có lễ hội đền Trần ( thực chất là ngày giỗ Quốc công tiết chế hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn vào ngày 20 ), nhà trường tổ chức cho HS tìm hiểu thân thế sự nghiệp của Trần Hưng Đạo, các triều Vua nhà Trần ( bằng các hình thức tổ chức nói chuyện chuyên đề, dâng hương và tham quan đền trần, thăm phòng truyền thống, làm các bài thi tìm hiểu ). Những dịp như thế này bao giờ nhà trường cũng lồng ghép giới thiệu lịch sử, truyền thống của nhà trường và thành phố Nam Định. Qua đây nhằm GD khơi dậy trong các em niềm vinh dự tự hào khi được là HS một trường THPT mang tên Đức thánh Trần lại đóng ngay trên mảnh đất quê hương Vương triều nhà Trần. Đây cũng chính là cách tổ chức GD cho các em HS nhà trường có niềm tin, sự nhận thức và sự xác định giá trị về văn hóa lịch sử truyền thống của quê hương đất nước.
Ngoài những hoạt động tập thể, ban chỉ đạo HĐGDNGLL còn tổ chức cho các lớp tiến hành sinh hoạt theo chủ điểm. Nội dung chương trình do ban chỉ đạo HĐGDNGLL hướng dẫn. GVCN giữ vai trò cố vấn. Điều hành là cán bộ lớp ( cán bộ chi đoàn ) hoặc một HS có khả năng dẫn chương trình. Hình thức hoạt động GD này thông thường được lồng ghép vào tiết sinh hoạt lớp hoặc đại hội các chi đoàn. Tuy số lượng HS được tham gia đông đảo, nhưng thời gian eo hẹp, hơn nữa có lớp cán bộ chưa mạnh dạn, còn rụt rè, e ngại, GV chủ nhiệm chưa đồng thuận với sự chỉ đạo của nhà trường về nội dung hoạt động cùng với trong lớp lại có nhiều vụ việc muốn giải quyết, cho nên những buổi sinh hoạt tập thể của lớp đó thường chưa đạt được yêu cầu đặt ra hoặc có khi không tổ chức thực hiện được. Mặc dù số lớp xảy ra tình trạng này là rất ít và không phải thường xuyên nhưng cũng đã làm cho sự quản lí của nhà trường thêm lúng túng, phần nào đã phản ánh tính chưa nghiêm túc trong các chương trình HĐGDNGLL của nhà trường.
Một số câu lạc bộ cũng được hình thành và hoạt động ( như câu lạc bộ võ thuật; câu lạc bộ bơi; câu lạc bộ khiêu vũ Quốc tế ) đã thu hút được một số HS tham gia. Thông thường các câu lạc bộ này được tổ chức hoạt động vào đầu năm học, thời điểm tiến hành cuối buổi chiều. Các tiểu ban văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đã có kế hoạch chương trình tổ chức ( thời gian, nội dung, kinh phí, cơ sở vật chất, người hướng dẫn giảng dạy,..). Nhưng những câu lạc bộ này duy trì hoạt động không được đều đặn, dài lâu và phải ngừng