8. Cấu trúc của luận văn
1.6.5. Những điều kiện để thực hiện GDKNS cho HSTHPT
GDKNS cho HSTHPT là việc làm cần thiết. Hiện nay trong các nhà trường phổ thông việc GDKNS cho các em mới chỉ được tích hợp trong giờ dạy một số môn học: Giáo dục Công dân,Ngữ văn, Địa lí, Sinh học, hoặc thông qua một số HĐGDNGLL. Để công tác GDKNS cho các em trong các HĐGDNGLL được thực hiện có hiệu quả, trước hết các nhà quản lí cần phải tổ chức những hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ GV về ý nghĩa, vai trò của GDKNS cho HS. Tổ chức những đợt tập huấn bồi dưỡng về KNS cho cán bộ, GV.
Mặt khác nhà trường cần xây dựng kế hoạch GDKNS cho HS qua HĐGDNGLL. Những kĩ năng này được cụ thể hóa bằng những hoạt động đưa vào chương trình rèn luyện. Nhà trường cần quan tâm tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính …để giúp cho GV tổ chức hướng dẫn HS tham gia các HĐGDNGLL được dễ dàng. Đồng thời cũng cần tạo ra những phong trào thi đua để gây sự hứng thú cho các em khi tham gia hoạt động.
Các GV ở các tiểu ban hoạt động, nhất là GVCN và cán bộ đoàn thanh niên cần phải nghiêm túc thực hiện những quy định của kế hoạch chương trình về mục tiêu, nội dung, thời gian, cách đánh giá … của HĐGDNGLL ở trường THPT. Tăng cường tổ chức cho các em HS tham gia các hoạt động tập thể để các em có nhiều cơ hội được rèn luyện KNS khi tham gia các HĐGDNGLL.
Cùng với sự nỗ lực cố gắng của nhà trường, thầy cô, các em HS cần phải tích cực chủ động trong việc tham gia các HĐGDNGLL dưới sự hướng dẫn của GV, đồng thời tích cực tham gia các phong trào hoạt động tập thể của nhà trường.
Tiểu kết chƣơng 1
Nhân cách được hình thành và phát triển trong hoạt động, bằng hoạt động của chính chủ thể. Hoạt động chính là quá trình con người thực hiện các mối quan hệ giữa mình với chính mình, với người khác, với tự nhiên và xã hội. Chính trong hoạt động, con người bộc lộ được tiềm năng của mình, thể hiện được khả năng hiểu biết, những kĩ năng cơ bản mà họ được rèn luyện trong cuộc sống. Hoạt động của con người là đa dạng với nhiều kiểu loại khác nhau, như : lao động, vui chơi giải trí, nhận thức,giao tiếp,…Mỗi kiểu loại hoạt động có những yêu cầu riêng do tính đức thù của nó. Con người dù muốn hay không khi đã tham gia vào mỗi hoạt động như vậy cũng đều phải tuân theo những yêu cầu của hoạt động đó đặt ra. Điều đó đòi hỏi một sự thích ứng của con người, đấy chính là KNS. Các KNS của con người chỉ có thể được nảy sinh và phát triển thông qua sự tham gia trực tiếp vào các hoạt động.
Đối với HSTHPT, các KNS là không thể thiếu được trong quá trình học tập, rèn luyện của các em. Tham gia vào các hoạt động tập thể là cách tốt nhất để HS được rèn luyện các KNS. Chính vì thế nhà trường cần có các biện pháp quản lí hoạt động phù hợp trong các chương trình HĐGDNGLL tạo cho mọi HS có cơ hội rèn luyện KNS cho bản thân mình. Các biện pháp quản lí GDKNS cho HS thông qua các HĐGDNGLL cần bám sát mục tiêu GD THPT, những nội dung hoạt động phải cụ thể, có mục tiêu rõ ràng và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí HS, với đặc điểm của nhà trường, của địa phương.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC QUẢN LÍ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG Ở TRƢỜNG THPT TRẦN HƢNG ĐẠO NAM ĐỊNH
2.1. Vài nét về trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo thành phố Nam Định
Trường THPT Trần Hưng Đạo Nam Định được thành lập từ năm 1966 ngay trong thời kì đế quốc Mỹ điên cuồng ném bom phá hoại miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Trường được đặt trên địa bàn phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Vinh dự và tự hào được khai sinh trên mảnh đất phát tích của triều đại nhà Trần với hào khí Đông A rực rỡ, tiếp nối nguồn linh khí của quê hương hiếu học, hơn 40 năm qua, trường THPT Trần Hưng Đạo Nam Định đã giành
được nhiều thành tích rực rỡ trong sự nghiệp trồng người. Khi mới thành lập,
trường chỉ có 4 lớp với 160 HS và 17 cán bộ, GV và công nhân viên. Đến nay, hằng năm trường có 36 lớp, với tổng số gần 1600 HS và hơn 100 cán bộ, GV, công nhân viên. Trong khuôn viên hơn 2 heta với những tán cây xanh rợp mát, trường đã có đầy đủ các phòng học bảo đảm cho toàn trường học một ca, có sân tập và vui chơi cũng như một số phòng chức năng khác phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và tổ chức các chương trình HĐNGLL cho HS. Phần lớn HS của trường là con em nhân dân thành phố Nam Định, một số là con em nông dân vùng ngoại thành Nam Định và các huyện lân cận. Điểm chuẩn tuyển HS vào lớp 10 của trường thông thường thuộc diện cao nhất tỉnh. Trường có truyền thống dạy tốt, học tốt. Có năm trường đã có 3 thủ khoa đỗ vào các trường đại học ở các khối khác nhau. Trường đã được Ủy ban nhân
dân tỉnh Nam Định trao tặng bằng chứng nhận Trường THPT đạt chuẩn Quốc
gia giai đoạn 2001-2010. Phong trào hoạt động văn hóa văn nghệ thể thao của trường sôi nổi, được ghi nhận thành tích qua các đợt hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao ở cấp tỉnh, toàn quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Có thể nói các em HS của trường có trí tuệ trong học tập, có tố chất năng khiếu trong các hoạt động văn nghệ, thể thao. Tuy nhiên các chương trình
HĐGDNGLL trong nhà trường chưa được các GV quan tâm chú ý đúng mực, nhất là mục tiêu GDKNS cho HS cũng như công tác quản lí GDKNS thông qua các chương trình HĐGDNGLL còn lúng túng, bất cập.
2.2. Thực trạng nhận thức của các lực lƣợng về việc GD và quản lí GDKNS
Tác giả đã tiến hành khảo sát ở một số trường trên địa bàn thành phố Nam Định. Đó là các trường: THPT Trần Hưng Đạo, THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT Nguyễn Huệ, THPT Dân lập Trần Nhật Duật trên tổng số 155 CBQL,GV, PH và 290 HS. (Tác giả điều tra ở mỗi trường theo tỉ lệ tương đối trên tổng số GV và HS). Cụ thể như trong bảng 2.1
Bảng 2.1: Số lượng GV, PH, HS được khảo sát theo trường Đối tượng khảo sát Trường khảo sát CBQL, GV PHHS HS Lớp 10 HS Lớp 11 HS Lớp 12 Tổng số mỗi trường THPT Trần Hưng Đạo 105 35 40 50 230 THPT chuyên Lê Hồng Phong 20 20 25 30 95 THPT Nguyễn Huệ 20 15 15 20 70 THPT DL Trần Nhật Duật 10 10 15 15 50 Tổng số
Cùng với việc dùng phiếu khảo sát, tác giả cũng đã trao đổi trò chuyện trực tiếp với một số GVCN và CBQL là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đoàn trường, Phó Bí thư Đoàn trường, một số PHHS của các trường trên nhằm củng cố thêm kết quả khảo sát.
Kết quả sử lí phiếu thăm dò đã cho thấy các số liệu thu được ở HS cả 3 khối lớp 10, 11, 12 không có sự khác biệt đáng kể ở các trường. Kết quả thu được ở CBQL,GV và PHHS cũng tương tự. Vì thế khi xem xét phân tích thực trạng kết quả khảo sát để xác định phần nhận thức về việc quản lí GDKNS của các lực lượng, tác giả không tách riêng từng trường để so sánh. Mà thực tế tác giả muốn xác định một thực trạng chung ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Nam Định về sự nhận thức quản lí GDKNS cho HS qua các chương trình HĐGDNGLL. Tuy nhiên khi đánh giá phần thực trạng quản lí GDKNS cho HS thông qua các chương trình HĐGDNGLL, tác giả lấy số liệu khảo sát là của trường THPT Trần Hưng Đạo.
2.2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của việc GDKNS
Để xác định nhận thức của CBQL, GV, PH và HS về tầm quan trọng của việc GDKNS cho HS, tác giả đã đưa ra 3 mức độ: cần thiết, ít cần thiết, không cần thiết để hỏi CBQL, GV, PH và HS .
Tác giả đã nêu câu hỏi cho GV và PH: “ Theo Thầy(Cô) và Quý vị, các
em HS có cần thiết phải bồi dưỡng rèn luyện KNS không ? ”. Cũng như vậy tác giả hỏi HS : “ Theo em, HS có cần thiết phải bồi dưỡng rèn luyện KNS không ? “. Kết quả thu được ở biểu đồ 2.1 cho thấy, 100% GV và HS, 96.97% PH cho rằng, việc bồi dưỡng rèn luyện KNS là cần thiết; chỉ có 2.04% PH cho là ít cần thiết. Như vậy việc bồi dưỡng rèn luyện KNS cho HS THPT là việc làm rất cần thiết .
Biểu đồ 2.1:Nhận thức của GV,PH,HS về sự cần thiết phải bồi dưỡng rèn luyện KNS 0 20 40 60 80 100 GV(%) PH(%) HS(%) Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết
Khi trò chuyện trao đổi trực tiếp với CBQL, GV nhà trường cũng như một số PHHS, mọi ý kiến đều khẳng định việc bồi dưỡng rèn luyện KNS cho HS là cần thiết vì những lí do như :
- Ở gia đình các em HS còn ít được GD về nền nếp tác phong trong sinh hoạt, ứng xử.
- Đặc điểm nhận thức, tâm sinh lí của các em HS là lứa tuổi mới lớn, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Mặt khác các em cũng thích được khẳng định, được mọi người tôn trọng.
- Giúp các em có lối sống lành mạnh, thái độ đúng đắn, tự tin, tránh được các tác động xấu bên ngoài, có các hành động ứng xử có văn hóa trong cuộc sống.
- Đây là sự chuẩn bị cần thiết cho các em trong cuộc sống, trong công việc. Đặc biệt trong một xã hội hội nhập, muốn tồn tại và phát triển thì bản thân mỗi con người ngoài việc được trang bị các kiến thức hiểu biết, cần phải có những kĩ năng sống cần thiết( như kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự nhận thức,..)
2.2.2. Thực trạng nhận thức về những KNS cần GD cho HSTHPT
Để tìm hiểu nhận thức của GV, PH và HS về vấn đề này tác giả đã đưa ra 11 kĩ năng để người được khảo sát lựa chọn. Tác giả nêu câu hỏi cho GV và PH:” Xin Thầy(Cô) và Quý vị cho biết những KNS nêu lên dưới đây, những KNS nào cần GD nhất cho HS THPT ? “. Cũng như vậy tác giả hỏi HS:” Em hãy cho biết những KNS nêu lên dưới đây, những KNS nào cần GD nhất cho HS THPT ?”
Kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy, có 5 KNS được các GV, PH và HS cho là quan trọng cần được GD cho HS ở trong trường THPT:
Kĩ năng giao tiếp ứng xử Kĩ năng tự nhận thức Kĩ năng tự xác định giá trị Kĩ năng hợp tác
Bảng 2.2: Nhận thức của GV,PH,HS về những KNS cần GD cho HSTHPT
TT Kĩ năng
Giáo viên (%) Phụ Huynh (%) HS (%)
Cần Không cần Quan trọng nhất Cần Không cần Quan trọng nhất Cần Không cần Quan trọng nhất 1 Tự nhận thức 53.13 0 40.60 77.27 0 53 61.19 5.97 43.3 2 Xác định giá trị 68.75 3.13 12.50 62.12 6.06 13.6 61.19 20.9 10.5 3 Kiểm soát cảm xúc 50.00 3.13 37.50 65.15 3.03 21.2 64.18 4.48 37.3 4 Ứng phó với căng thẳng 71.88 3.13 18.80 53.03 9.09 16.7 71.64 7.46 26.9 5 Lập kế hoạch hoạt động 65.63 0 25.00 75.76 0 15.2 67.16 10.45 17.9 6 Hợp tác 81.25 0 12.50 63.64 0 9.09 76.12 4.48 14.9 7 Giao tiếp ứng xử 62.50 0 37.50 65.15 0 47 35.82 0 73.1 8 Cạnh tranh lành mạnh 78.13 6.25 6.25 68.18 3.03 13.6 74.63 2.99 19.4 9 Bảo vệ bản thân và cộng đồng 68.75 0 25.00 71.21 0 27.3 68.66 2.99 31.3 10 Ra quyết định 62.50 3.13 15.60 57.58 12.12 10.6 68.66 13.43 11.9 11 Thuyết trình 84.38 0 3.13 63.64 3.03 10.6 65.67 5.97 23.9
2.2.3.Thực trạng nhận thức về vai trò, ý nghĩa của HĐGDNGLL trong việc GD rèn luyện KNS cho HS ở trường THPT
Để khảo sát vấn đề này, tác giả đã đưa ra 2 câu hỏi cho GV, PH và HS.
Với câu hỏi “ Để GD rèn luyện KNS cho HS THPT, theo Thầy(Cô)/Quý
Vị/Em, có thể thông qua những cách thức nào, con đường nào dưới đây là hiệu quả nhất ?” tác giả đã đưa ra 5 cách thức tổ chức nhằm muốn tìm hiểu ý kiến của các lực lượng về vai trò của HĐGDNGLL trong việc GD rèn luyện KNS cho HS. Kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.3
Bảng 2.3: Nhận thức của GV,PH,HS về vai trò của HĐGDNGLL trong việc giáo dục rèn luyện KNS cho HSTHPT
TT Các cách tổ chức GDKNS GV PH HS Có thể Có hiệu quả nhất Có thể Có hiệu quả nhất Có thể Có hiệu quả nhất 1 Qua hoạt động dạy học các môn 78.13 9.38 51.52 25.76 70.15 14.93
2 Các sinh hoạt của
đoàn thanh niên 59.38 25 45.45 43.94 55.22 37.31
3 Các việc tổ chức
các câu lạc bộ 59.38 28.13 56.06 37.88 40.3 61.19
4 Qua tổ chức
HĐGDNGLL 31.25 62.5 53.03 50 43.28 53.73
5 Qua tư vấn 62.5 15.63 53.03 12.12 67.16 16.42
Kết quả cho thấy đa số GV, PH và HS đề lựa chọn cách tổ chức thứ 4 “
qua tổ chức HĐGDNGLL” là con đường tổ chức có hiệu quả nhất (Với 62.50% GV, 50.00 % PH, 53.73% HS lựa chọn). Tiếp đến là hình thức “tổ chức các câu lạc bộ “ được HS lựa chọn ở mức hiệu quả nhất với tỉ lệ
Như vậy có thể thấy rằng HĐGDNGLL có vai trò quan trọng trong việc GD rèn luyện KNS cho HS, bởi vậy hình thức này được các lực lượng tham gia GD cho là có hiệu quả nhất để GD rèn luyện KNS cho HS ở các nhà trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Để tìm hiểu về sự nhận thức của các lực lượng đối với ý nghĩa của HĐGDNGLL trong việc GD rèn luyện KNS của HS, tác giả đã đưa ra 5 tiêu chí với các mức độ: đúng(Đ); không đúng(KĐ); phân vân(PV). Kết quả thu được ở bảng 2.4 dưới đây:
Bảng 2.4: Ýkiến của GV,PH,HS về ý nghĩa của HĐGDNGLL trong việc giáo dục rèn luyện KNS cho HSTHPT
Ý nghĩa, vai trò của hoạt động GDNGLL
GV PH HS
Đ KĐ PV Đ KĐ PV Đ KĐ PV
1- Tạo cơ hội để HS được bồi dưỡng, rèn luyện một số KNS.
87.5 0 12.5 92.4 0 7.60 94.0 0 6.00
2- Giúp cho các em có điều kiện vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, củng cố kiến thức trong hoạt động dạy học trên lớp. 81.2 3.20 15.6 90.9 1.52 7.58 85.1 4.48 10.42 3- Phát triển những thái độ đúng đắn, lối sống lành mạnh trong cuộc sống, góp phần xây dựng bầu không khí thân thiện để các em học tập tốt hơn. 90.6 0 9.40 90.9 0 9.10 86.6 0 13.4
4- Tạo cơ hội cho mỗi HS phát triển tính tích cực, sáng tạo, ý thức trách nhiệm để tự khẳng định khả năng vai trò của chủ thể trong học tập, rèn luyện. 96.9 0 3.10 93.9 0 6.10 95.5 0 4.50 5- Hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội tới HS
93.8 0 6.20 83.3 1.52 15.18 76.1 5.97 17.93
Kết quả thu được cho thấy tuyệt đại đa số các ý kiến đều nhận định các tiêu chí nói lên ý nghĩa của HĐGDNGLL trong việc GD rèn luyện KNS
cho HS THPT được đề cập như trên là đúng. Đặc biệt tiêu chí thứ 4 “Tạo cơ
hội cho mỗi HS phát triển tính tích cực, sáng tạo, ý thức trách nhiệm để tự khẳng định khả năng vai trò của chủ thể trong học tập, rèn luyện.” được các lực lượng đánh giá đúng với tỉ lệ cao nhất ( Bình quân trên 95%; trong đó: GV- 96.90 %, PH - 93.90%, HS - 95.50% ). Đây chính là tiêu chí nói lên ý nghĩa to lớn của HĐGDNGLL đối với việc GD rèn luyện cá nhân HS, góp
phần hoàn thiện nhân cách của các em. Tiếp theo tiêu chí thứ 3 “ Phát triển
những thái độ đúng đắn, lối sống lành mạnh trong cuộc sống, góp phần xây dựng bầu không khí thân thiện để các em học tập, rèn luyện tốt hơn “, một tiêu chí thể hiện ý nghĩa vai trò của HĐGDNGLL trong việc xây dựng một