Nguyên nhân của thành công và tồn tại trong việc quản lí GDKNS

Một phần của tài liệu Quản lí giáo dục kĩ năng sống cho Học sinh trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo Nam Định trong giai đoạn hiện nay ( Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 60)

8. Cấu trúc của luận văn

2.6. Nguyên nhân của thành công và tồn tại trong việc quản lí GDKNS

thông qua HĐGDNGLL ở trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo Nam Định

Trong những năm qua việc quản lí GD rèn luyện KNS cho HS thông qua các chương trình HĐGDNGLL ở trường THPT Trần Hưng Đạo cũng đã đạt được một số kết quả. Tuy nhiên kết quả đó còn ở mức khiêm tốn và chưa tương xứng với vị thế của nhà trường. Nguyên nhân đạt được là do :

-Đội ngũ cán bộ quản lí GD của nhà trường, trước nhất là ban giám hiệu đã có quan điểm nhận thức đúng về vai trò ý nghĩa của các HĐGDNGLL đối với việc GDHS (góp phần nâng cao chất lượng đức dục, trí dục ) trong đó có sự GD rèn luyện KNS cho các em. Từ đó nhà trường đã có kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động.

- Nhà trường đã khơi gợi và phát huy được những mặt mạnh trong một số lĩnh vực hoạt động (như: nhiều HS có tố chất về thể thao, văn nghệ, khả năng diễn thuyết, hội họa,…). Đó cũng là những hoạt động mà được nhiều HS ưa thích. Những nhân tố tích cực và có năng lực (cả cán bộ, GV và HS ) đều được huy động tham gia với các công việc đúng người, đúng lúc. Chế độ đãi ngộ tuy ít ỏi nhưng nhà trường đã biết động viên, khích lệ kịp thời cùng sự kiểm tra giám sát cho nên đa số cán bộ, GV tham gia quản lí tổ chức các hoạt động cũng thấy được sự quan tâm phù hợp của nhà trường. Vì thế cùng với tinh thần trách nhiệm họ cũng đã chủ động, nhiệt tình khi tham gia quản lí tổ chức các hoạt động GD HS.

-Với vị thế và uy tín của mình, nhà trường đã làm được công tác tuyên truyền để quảng bá hình ảnh các hoạt động GD của trường với các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội trong thành phố và toàn tỉnh, nhằm thu hút sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của các lực lượng, các tổ chức đối với công tác GD của nhà trường sao cho tương xứng với tầm và vị thế của một trường chuẩn Quốc gia.

Để xác định nguyên nhân chưa tốt trong việc quản lí GDKNS cho HS nhà trường thông qua các HĐGDNGLL, tác giả đã nêu ra 9 nguyên nhân để GV, PH và HS xác định lựa chọn. Kết quả được phản ánh trong bảng 2.6

Theo kết quả ở bảng 2.6 ta có thể thấy nguyên nhân được nhiều GV,PH và

HS lựa chọn ( GV: 84.38% - PH: 79.15% - HS: 86.57%) là “ Nhiều HS còn e

ngại khi phát biểu ý kiến của mình trước tập thể trong các hoạt động GDNGLL. “. Đây chính là nguyên nhân thể hiện rõ nhất trong thực tế, do HS

ít được tham gia trong các hoạt động nên các em thụ động nhút nhát, e dè thiếu tự tin trước đám đông, trước tập thể khi muốn biểu đạt ý kiến của mình.

Bảng 2.6 : Nhận định của GV,PH và HS về các nguyên nhân việc quản lí GDKNS cho HS thông qua các HĐGDNGLL chưa tốt.

TT Nguyên nhân GV(%) PH(%) HS(%)

1

- Các HĐGDNGLL chưa được tổ chức

thường xuyên. 84.38 65.15 55.22

2

- Các HĐGDNGLL thường đơn điệu, HS

không có hứng thú. 56.25 56.06 67.16

3

- Trong các HĐGDNGLL chỉ có một số ít HS được phân công nhiệm vụ, còn đa số HS khác không có nhiệm vụ gì cụ thể .

82.54 73.64 80.16

4

- Khả năng tự quản của HS trong các

HĐGDNGLL còn yếu. 43.75 56.06 52.24

5

- HS ít có cơ hội được phát huy tính tích cực, chủ động và khả năng của mình trong các HĐ GDNGLL.

40.63 51.52 47.76

6

- Nhiều HS còn e ngại khi phát biểu ý kiến của mình trước tập thể trong các

HĐGDNGLL.

84.38 79.15 86.57

7

- GV còn chưa quan tâm đến việc rèn luyện

KNS cho HS trong HĐGDNGLL. 40.63 43.94 28.36

8

-Kinh phí, nguồn lực để tổ chức các

HĐGDNGLL còn eo hẹp . 62.5 45.45 55.22

9

- HS chưa nhận thức đúng về ý nghĩa, vai trò

của HĐGDNGLL trong việc rèn luyện KNS. 65.63 66.67 65.67

các HĐGDNGLL chỉ có một số ít HS được phân công nhiệm vụ, còn đa số HS khác không có nhiệm vụ gì cụ thể “.( GV: 82.54 – PH:73.64% - HS: 80.16%). Đây cũng là nguyên nhân cơ bản, do không được giao việc hoặc ít được giao nhiệm vụ nên HS thụ động, không có cơ hội để khẳng định mình để được rèn luyện các KNS trong hoạt động.

Ngoài một số nguyên nhân nêu trên, khi trao đổi trò chuyện với một số CBQL, GV, PH, HS, tác giả thấy còn một số nguyên nhân khác đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lí GD rèn luyện KNS cho HS trong các chương trình HĐGDNGLL cần được quan tâm khắc phục:

- Chương trình học tập trong các giờ học chính khóa của HS bậc THPT hiện nay nặng nề, quá tải. Sự hướng dẫn cùng với nội dung GD rèn luyện KNS cho HS trong các giờ học trên lớp cũng như các HĐGDNGLL ở bậc THPT hiện nay còn “ bỏ ngỏ ”, chưa có sự bắt buộc một cách chính thống đối với các cơ sở GD. Mặt khác việc giám sát kiểm tra của các cấp có thẩm quyền trong ngành GD về nội dung này rất mờ nhạt. Vì vậy việc GDKNS cho HS hiện nay ở các trường THPT trong chương trình học tập nói chung, đặc biệt là thông qua các HĐGDNGLL chưa trở thành áp lực với nhà trường.

- Còn nhiều HS chưa hiểu KNS là gì ? Làm thế nào thế nào để có được KNS tốt ? Vì thế các em chưa nhận thức đúng vai trò ý nghĩa của các HĐGDNGLL để rèn luyện KNS .

- Hiện nay còn không ít gia đình để con em tự do, không hướng dẫn chỉ bảo, lơi lỏng sự quản lí giám sát dẫn tới việc các em sống buông thả, thiếu nền nếp. Ngược lại còn có những gia đình quan tâm chăm sóc con em mình “quá chu đáo “ làm cho các em có lối sống thụ động, ích kỉ, quen đòi hỏi mà quên mất trách nhiệm, bổn phận của mình trong cuộc sống đối với gia đình và xã hội. Như chúng ta đều biết một số thói quen của HS được hình thành rất sớm từ khi các em còn nhỏ. Vì thế các em cần phải được GD rèn luyện từ

trong môi trường của gia đình. Cả hai tình trạng trên đều là những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình rèn luyện KNS và hình thành nhân cách của HS.

- Sự quan tâm GD rèn luyện KNS cho HS chưa được các lực lượng bên ngoài xã hội quan tâm đúng mức. Mặt khác sự phối kết hợp để tổ chức quản lí các HĐGDNGLL nhằm rèn luyện KNS cho HS giữa nhà trường với các tổ chức xã hội, gia đình chưa thường xuyên, chặt chẽ, vì thế hiệu quả GD cho HS chưa cao, chưa đạt được mục đích mong muốn.

- Áp lực thi cử đối với HS tương đối lớn. Với HS đã đỗ vào học tại trường THPT Trần Hưng Đạo thì mục tiêu cao cả là phải thi đỗ vào đại học. Đó cũng là kì vọng của không ít gia đình HS. Vì thế thời gian các em giành để học tập quá nhiều ( học tại trường, học tại các trung tâm ),còn thời gian để các em được tham gia vào các chương trình HĐGDNGLL lại rất ít. Cho nên các em ít có cơ hội được rèn luyện, được khẳng định.

Tóm lại có thể nhận thấy có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc quản lí GD rèn luyện KNS cho HS thông qua các chương trình HĐGDNGLL của nhà trường hiện nay chưa tốt, chưa đạt được theo mục tiêu GD ở bậc THPT. Các nguyên nhân đó bắt nguồn cả từ CBQL,GV,PH, HS và các lực lượng ngoài xã hội, cả từ nhận thức đến thực tế quản lí tổ chức các chương trình HĐGDNGLL của nhà trường hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua kết quả điều tra khảo sát thực trạng về việc quản lí GDKNS cho HS thông qua các chương trình HĐGDNGLL cũng như những nguyên nhân của việc GD rèn luyện KNS chưa tốt trong HĐGDNGLL hiện nay, tác giả xin nêu một vài kết luận như sau :

- Công tác tuyên truyền GD nhằm nâng cao nhận thức cho GV,PH và HS về KNS, ý nghĩa, vai trò của KNS trong các HĐGDNGLL ở trường THPT

Trần Hưng Đạo cũng như các trường THPT trên địa bàn thành phố Nam Định thực tế chưa được đầy đủ, chưa được sâu rộng.

-Việc xác định mục tiêu, nội dung GDKNS cho HS trong công tác quản lí tổ chức HĐGDNGLL chưa đa dạng và phong phú, chưa thu hút được sự hứng thú và đáp ứng nhu cầu của đa số HS, nói một cách khác là chưa phù hợp với đặc điểm điều kiện của nhà trường và địa phương. Vì thế công tác quản lí các hoạt động của nhà trường chưa tạo cơ hội cho mọi HS được GD rèn luyện KNS có hiệu quả.

- Trong công tác tổ chức xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tổng thể việc GDKNS cho HS để phù hợp với các khối lớp chưa được rõ ràng. Mỗi HS chưa thực sự được tham gia vào hết các khâu của quá trình hoạt động, do đó cơ hội được GD, rèn luyện, hình thành các KNS cho HS còn nhiều hạn chế.

- Khâu quản lí kế hoạch hóa các nguồn lực để huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm phục vụ cho công tác quản lí GDKNS cho HS thông qua các chương trình HĐGDNGLL còn có những bất cập, chưa phát huy được những mặt mạnh trong đội ngũ cán bộ,GV, nhất là lực lượng PHHS trong công tác GDKNS cho HS thông qua các HĐGDNGLL.

- Việc giám sát kiểm tra đánh giá của ban chỉ đạo đối với các HĐGDNGLL chưa có kế hoạch và quy trình rõ ràng, nhất là việc để các tập thể lớp, HS tự đánh

giá hiệu quả của HĐGDNGLL đối với việc GD rèn luyện KNS cho HS. Vì thế nhà trường chưa nâng tầm các hoạt động để GDKNS cho HS đạt hiệu quả tốt hơn.

Thực trạng trên đây là cơ sở đề xuất những biện pháp quản lí GD giúp HS rèn luyện tốt nhất các KNS trong HĐGDNGLL ở trường THPT Trần Hưng Đạo Nam Định.

Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT TRẦN HƢNG ĐẠO NAM ĐỊNH QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 3.1. Một số nguyên tắc xây dựng biện pháp

HĐGDNGLL là hoạt động có mục đích, được tổ chức một cách khoa học, thực hiện những nội dung cụ thể. Nó bị chi phối bởi các yếu tố khách quan như điều kiên kinh tế, điều kiện cơ sở vật chất của từng địa phương, từng trường. Đồng thời nó chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố chủ quan như mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp tổ chức và các điều kiện để tổ chức hoạt động khác, như đặc điểm của HĐGDNGLL, đặc điểm GV, đặc điểm HS THPT,.. Vì vậy các biện pháp quản lí GDKNS cho HS qua HĐGDNGLL phải bảo đảm được các nguyên tắc sau:

3.1.1. Biện pháp phải phục vụ cho mục tiêu GDTHPT

Luật GD năm 2005, điều 27 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diệnvề đạo đức,trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Như vậy các chương trình HĐGDNGLL thực hiện theo mục tiêu GD ở trường THPT tức là phải giúp cho HS :

- Về kiến thức : Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại, củng cố mở rộng kiến thức đã được học trên lớp, có ý thức trách nhiệm đối với bản thân và xã hội, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân.

- Về kĩ năng: Củng cố vững chắc các kĩ năng cơ bản đã được rèn luyện từ trung học cơ sở để trên cơ sở đó tiếp tục phát triển các năng lực chủ yếu như: năng lực tự hoàn thiện, năng lực giao tiếp ứng, năng lực thích ứng, năng

lực hoạt động chính trị xã hội, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

- Về thái độ : Bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học để từ đó có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân và đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của người khác, biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống.

3.1.2. Biện pháp quản lí phải tác động vào các nhân tố của hoạt động quản lí GDKNS lí GDKNS

Theo quan điểm định hướng đổi mới GD hiện nay, mục tiêu của GD phổ thông không chỉ hình thành các giá trị tư tưởng, đạo đức, lối sống phù hợp, có kiến thức phổ thông cơ bản, mà còn phải hình thành cho các em các kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng hành động ứng dụng, biết giải quyết những tình huống trong thực tiễn cuộc sống, giao tiếp ứng xử với môi trường xung quanh.

Sự đổi mới về mục tiêu đã đưa đến sự đổi mới về nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, bao gồm các hoạt động GD trên lớp và các HĐGDNGLL. Phải làm cho HS ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã được rèn luyện thông qua các hoạt động thực tiễn đa dạng, phong phú, được giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội, được GD rèn luyện các KNS cần thiết cho sự hình thành và phát triển nhân cách người công dân tương lai.

Mặt khác biện pháp quản lí tổ chức hoạt động GD phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HSTHPT. Có như vậy các em mới yêu thích và tham gia các hoạt động một cách tự nguyện, thường xuyên, mới phát huy được tính chủ động tích cực sáng tạo ở các em. Trong điều kiện đổi mới của đất nước, những thay đổi lớn lao về đời sống kinh tế, xã hội đã tác động mạnh mẽ tới sự thay đổi nhân cách của mỗi con người. HS ngày nay mạnh dạn hơn, suy nghĩ táo bạo hơn, có những nhu cầu mới hơn. Nếu các thầy cô giáo không nắm bắt được những đặc điểm tâm lí đó, mà chỉ áp đặt theo ý mình, thì sẽ không thúc

đẩy được HS phát triển. Mỗi HS đều có những động cơ và nhu cầu thúc đẩy các em hành động và ứng xử. Thông qua hoạt động được tổ chức một cách hợp lí, những nguyện vọng năng lực mới của HS sẽ được thỏa mãn.

3.1.3. Biện pháp quản lí phải phát huy được tổng thể những yếu tố tích cực của hoạt động giáo dục KNS của hoạt động giáo dục KNS

Theo quan điểm đổi mới GD, cả thầy và trò đều là chủ thể của quá trình hoạt động. Các biện pháp đề ra vừa phải phát huy vai trò của GV, đồng thời phải phát huy được tính chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo của HS trong việc tổ chức các HĐGDNGLL.

Để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, việc tổ chức hoạt động theo từng nhóm nhỏ, theo qui mô lớp là rất cần thiết. Trong mọi hoạt động mà HS tham gia tổ chức, các em phải giữ vai trò chủ thể. HS tự giải quyết các tình huống nảy sinh, có sự cố vấn của người thầy. Thầy cô giáo giúp các em định hướng mục tiêu, nội dung và cách thức hoạt động. Trên cơ sở đó HS tự thiết kế chương trình hoạt động, tự triển khai hoạt động, tự đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm. Có thể lúc đầu các em chưa quen, song nếu biết kiên trì điều chỉnh và biết nhận ra tồn tại thì sẽ khắc phục, tìm được cách giải quyết tốt hơn. Vấn đề ở chỗ, các thầy cô giáo ( nhà giáo dục ) phải thực sự có niềm tin ở HS, tạo ra được quan hệ phù hợp giữa thầy và trò. Điều đó sẽ tạo cho HS có niềm tin hơn, mạnh dạn hơn, sáng tạo hơn. HS sẽ khẳng định được tính chủ thể của mình trong hoạt động.

3.1.4. Biện pháp phải có tính khả thi

Một phần của tài liệu Quản lí giáo dục kĩ năng sống cho Học sinh trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo Nam Định trong giai đoạn hiện nay ( Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)