Thơ Đường luật trên báo chí và trong phong trào Thơ Mớ

Một phần của tài liệu Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn (Trang 65)

- Tính tượng trưng của tư duy thẩm mỹ trong thơ Đường luật

1.3.2.2. Thơ Đường luật trên báo chí và trong phong trào Thơ Mớ

Trên nhiều tờ báo hồi nửa đầu thế kỷ XX đã cho đăng nhiều thơ Đƣờng luật. Theo thống kê của Trần Thị Lệ Thanh trong luận án Tiến sĩ: Thơ Đƣờng luật Việt

Nam nửa đầu thế kỷ XX thì ở bộ phận thơ ca công khai không cách mạng ở thời

điểm Thơ Mới chƣa xuất hiện 1900-1931, thơ Đƣờng luật đã ra mắt bạn đọc với một số lƣợng nhiều chƣa từng có. Đặc biệt từ 1917 đến 1931 số lƣợng Thơ Đƣờng luật đƣợc đăng tải “nhiều nhƣ nấm” trên các mặt báo. Ở miền Bắc,các tạp chí nhƣ:

Nam Phong tạp chí, Thực nghiệp dân báo, An Nam, Phong hoá, Phụ nữ thời đàm, Tri tân, Đông Pháp, Hữu thanh,... chỉ hơn chục năm đã có tới mấy ngàn bài thơ Đƣờng luật. Ở miền Trung trên các tờ Tinh hoa, Tràng An, Tiếng dân. Ở miền Nam, các tờ nhƣ Tân thế kỷ, Thần chung, Đông phƣơng, Đông Tây, Báo mai, Đông Pháp

thời báo, Tân dân báo... số lƣợng thơ Đƣờng luật cũng tƣơng đối lớn. Chỉ riêng tờ

Phụ nữ tân văn, số lƣợng thơ Đƣờng luật đã là 385 bài của 74 tác giả. Ngoài ra còn

phải kể đến một số lƣợng lớn những sáng tác đƣợc in trong các thi tập riêng, nhƣ: Tản Đà có 66 bài thơ Đƣờng luật; Trần Tuấn Khải có 108 bài Đƣờng luật; và một số tác giả có sáng tác thơ Đƣờng luật nhƣ Đông Hồ, Ngân Giang, Bích Khê v.v.. Thời điểm Thơ Mới ra đời và thắng thế đến 1945, số lƣợng thơ Đƣờng luật trên các báo giảm hẳn. Cuộc tấn công của Thơ Mớivào thành trì thơ cũquả đã gây nên một cuộc cách mạng trong thi ca, khiến lớp Nho sĩ cuối mùa hầu nhƣ bất lực. Trên các tờ

Đông Pháp, Tri tân, Tiểu thuyết thứ bảy, Đàn bà, Phụ nữ thời đàm, Hồn nƣớc, thơ

Đƣờng luật chiếm một tỷ lệ cực kỳ khiêm tốn. Bù lại, sự có mặt của những cây bút điêu luyện nhƣ Tú Mỡ, Đồ Phồn, Vân Đài, Hằng Phƣơng, Quách Tấn... đã làm cho vƣờn thơ Đƣờng luật tuy ít nhƣng bớt phần ảm đạm, đặc biệt là Quách Tấn với số lƣợng và chất lƣợng nghệ thuật cao nên đƣợc công chúng hoan nghênh và đƣợc các nhà Thơ Mới đón nhận. Riêng trên tờ Nam Phong tạp chí dù ông chủ bút Phạm Quỳnh có phàn nàn về thơ cách luật, nhƣng ở mục Văn uyển từ số 1 (1917) đến số 179 (1932) có cho đăng 1.896 bài thơ Đƣờng luật của 148 tác giả, mà phần nhiều là thơ vịnh cảnh, tả cảnh và thơ vịnh sử (có đến 115 bài). Còn trên An Nam tạp chí của Tản Đà, sau 6 lần tái xuất bản, tờ báo này đã cho đăng 147 bài thơ Đƣờng luật của 42 tác giả, có tác giả đƣợc ông chủ bút tờ báo viết bài ngợi ca: Tham Toàn, Quách Tấn, Bích Khê… với những bài thơ “rất hay”, “công phu” và “khá nhuần nhuỵ”.

Với bộ phận thơ ca yêu nƣớc và cách mạng, từ đầu thế kỷ đến 1929, thơ Đƣờng luật dù không nhiều nhƣ thơ Đƣờng luật ở bộ phận thơ ca công khai, nhƣng nếu so với những thể loại khác trong cùng bộ phận văn học này, thì thơ Đƣờng luật vẫn chiếm một số lƣợng khá lớn. Thử thống kê qua các cuốn tuyển tập, hợp tuyển thì thấy số lƣợng thơ Đƣờng luật so với thế kỷ XIX giảm không đáng kể 161/303 - 196/269. Từ cuối năm 1908, mặc dù cách mạng bị khủng bố và văn thơ cách mạng lâm vào tình thế khó khăn, nhƣng thơ ca vẫn theo các chí sĩ ra Côn Đảo, vào nhà tù, dƣờng nhƣ lại có xu thế quay về với thơ Đƣờng luật, phần lớn là thơ Đƣờng luật chữ Hán. Sau đại chiến (1921), các chí sĩ đƣợc trả tự do, thơ Đƣờng luật của các nhà ái quốc nhân đó xuất hiện trở lại nhiều hơn. Thời điểm từ 1929 đến 1945,đáng kể nhất là Phan Bội Châu có 631 bài thơ Đƣờng luật bằng chữ Hán, Nôm và Quốc ngữ; Hồ Chí Minh với 82 bài Đƣờng luật bằng chữ Hán sáng tác trong nhà tù Tƣởng Giới Thạch (1942-1943). Ngoài ra còn có thơ Đƣờng luật của một số nhà cách mạng vô sản nhƣ Trần Huy Liệu, Tôn Quang Phiệt, Đặng Xuân Thiều, Đinh Chƣơng Dƣơng... dù số lƣợng ít hơn. [con số thống kê dẫn lại từ: 76,tr.11] và [7]

Trong phong trào Thơ Mới, có thể thấy có một số nhà thơ từng sáng tác theo thể Đƣờng luật, về sau lại sáng tác theo các thể Thơ Mới mà Hàn Mặc Tử, Bích Khê là minh chứng. Bên cạnh đó, có một vài nhà thơ trong phong trào Thơ Mới vừa sáng tác theo thể Thơ Mới lại vừa sáng tác theo thể Đƣờng luật và cũng có một số nhà thơ kiên trì tiếp tục sáng tác theo thể thơ cũ: Đƣờng luật (tứ tuyệt, bát cú) mà Quách Tấn, Ngân Giang là những đại biểu. Ngân Giang sáng tác hơn 4000 bài, trong đó có hơn 2000 bài thơ Đƣờng luật. Do chúng tôi chƣa có điều kiện đọc tất cả các bài thơ của các tác giả thuộc phong trào Thơ Mới nên chƣa thể thống kê trong đó có bao nhiêu bài thơ Đƣờng luật. Chỉ tính riêng trong Thi nhân Việt Nam đã tuyển 169 bài thơ của 46 tác giả (riêng TTKH và Trần Huyền Trân, chỉ đƣợc giới thiệu và trích dẫn những câu thơ, chứ không tuyển cả bài), sơ bộ chúng tôi nhận thấy có một số nhà thơ đã sáng tác theo thể Đƣờng luật nhƣ: J. Leiba (Bến giác); Đỗ Huy Nhiệm (Đìu hiu, Hoa tủi); Lƣu Kỳ Linh (Cành hoa thu muộn); Nguyễn Giang

(Xuân, Con đƣờng nắng, Mẹ); Quách Tấn (Đà Lạt đêm sƣơng,Về thăm nhà cảm tác,

Đêm thu nghe quạ kêu, Đêm tình, Mộng thấy Hàn Mặc Tử, Tình xƣa, Trơ trọi,

trong rất nhiều bài thơ sáng tác theo thể Thơ Mới của nhiều tác giả ít nhiều đã chịu ảnh hƣởng hay mang dấu vết Đƣờng thi rất rõ nhƣ trong thơ của Xuân Diệu, Huy

Cận, Thâm Tâm, Thái Can, Vân Đài, v.v.. Vấn đề sẽ đƣợc trình bày sau đây. 1.3.3. Dấu ấn tƣợng trƣng của thơ Đƣờng trong Thơ Mới

Trung Quốc là một nƣớc có truyền thống về thơ. Tính từ Kinh Thi đến thơ hiện đại thì thơ Trung Quốc có đến hơn 2500 năm lịch sử, mà ở mỗi thời đại lịch sử, thơ cũng có những nét đặc sắc riêng. Thơ Đƣờng là đỉnh cao của thơ Trung Quốc và cũng là đỉnh cao của thơ ca nhân loại. Thơ Đƣờng, trong đó có thơ Đƣờng luật, cơ bản mang tính tƣợng trƣng là chính, tức nói bằng hình thức gián tiếp thông qua sự vật bên ngoài. Ngƣời xƣa cho rằng con ngƣời sống phải thuận theo lẽ tự nhiên, hoà hợp với tự nhiên. Lão Tử từng nói: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên” (Ngƣời theo lẽ đất, đất theo lẽ trời, trời theo lẽ đạo, đạo thuận theo lẽ tự nhiên). Quan niệm “Thiên nhân tƣơng cảm”, “Thiên nhân tƣơng dữ” bắt nguồn từ lối sống trên. Vƣơng Chi Hoán đời Đƣờng đã sử dụng tính chất tƣợng trƣng trong bài Đăng Quán Tƣớc lâu: Bạch nhật y sơn tận,/ Hoàng Hà nhập hải

lƣu./Dục cùng thiên lý mục,/ Cánh thƣớng nhất tằng lâu. Dịch: Bóng ô đã gác non

đoài,/ Sông Hoàng nƣớc chảy ra ngoài biển khơi./ Dọc ngàn tầm mắt muốn coi,/

Lầu cao ta lại lên chơi một tầng (Ngô Tất Tố). Ở đây, con ngƣời có thể thu vào tầm

mắt mình cảnh biển rộng, trời cao, non nƣớc mênh mông, khi bƣớc lên lầu cao. Bài thơ đã thể hiện đƣợc khí thế vƣơn lên của con ngƣời thời Thịnh Đƣờng.

Trong văn học Việt Nam, thể Đƣờng luật đƣợc nhiều tác giả của nhiều thế hệ sử dụng trong gần mƣời thế kỷ văn học trung đại, trong đó thơ Đƣờng luật chữ Hán đời Trần của nhiều tác giả có thể nói là danh bút nên đƣợc Lê Quý Đôn khen là “hay nhất trong nền thơ chữ Hán Việt Nam” [Kiến văn tiểu lục]. Bên cạnh phải kể đến thơ chữ Hán của các đại thi hào: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, v.v.. Còn về thơ Đƣờng luật Nôm phải kể đến các thi hào, thi bá nhƣ: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và hội Tao đàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hƣơng, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xƣơng, v.v.. Trong đó, có rất nhiều bài thơ mang dấu ấn tƣợng trƣng. Từ đó, các nhà Thơ Mới học tập cách diễn đạt tƣợng trƣng về cảm xúc của con ngƣời, chẳng hạn nhƣ Huy Cận trong bài Tràng

giang với cảm xúc về tình yêu thiên nhiên đất nƣớc, tình sông núi và dƣờng nhƣ có cùng một điệu với Bà huyện Thanh Quan trong bài Qua đèo Ngang.

Thông qua biểu tƣợng đa nghĩa, các nhà Thơ Mới còn tìm về thơ Đƣờng luật. Thơ Đƣờng luật Trung Quốc có những bài cho đến nay vẫn còn nổi tiếng, vì các nhà thơ đã diễn đạt theo lối tƣợng trƣng, chẳng hạn nhƣ bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu, dù đây là bài thơ phá cách (thất luật, thất niêm…):

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ, Thử địa không dƣ Hoàng Hạc lâu. Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản, Bạch vân thiên tải không du du. Tình xuyên lịch lịch Hán Dƣơng thụ, Phƣơng thảo thê thê Anh Vũ châu. Nhật mộ hƣơng quan hà xứ thị, Yên ba giang thƣợng sử nhân sầu.

Tƣợng trƣng là cách biểu đạt cuộc sống thông qua biểu tƣợng đa nghĩa. Dù các nhà Thơ Mới phần lớn học tập ở thơ ca tƣợng trƣng Pháp, nhƣng họ vẫn tìm về với cội nguồn phƣơng Đông. Thơ Huy Cận giàu chất tƣợng trƣng, nhà thơ đã vật thể hóa những gì thuộc về lĩnh vực ý niệm - vốn rất đặc thù của loại hình thơ tƣợng trƣng, mà trong Lửa thiêng, khi nói về mộng thì gắn liền với những trạng thái thể chất thích hợp với mong mỏi (Tôi mỏi chạy theo tình; Chân mỏi vạn đƣờng

cong;…), tê mê (Tê mê cõi biếc bến bờ là đâu),… Nét đặc trƣng của mộng trong thơ

Huy Cận góp phần thể hiện cho sự đa dạng, cho sự mộng mơ có tính đặc thù của Thơ Mới 1932-1945.

1.3.4. Ảnh hƣởng của thơ Đƣờng đối với một vài nhà thơ lãng mạn Việt Nam 1932-1945

Đầu thế kỷ XX, văn ho ̣c Viê ̣t Nam đã chuyển sang một phạm trù văn học khác, một tƣ duy nghê ̣ thuâ ̣t khác , mà phạm trù văn học và tƣ duy nghệ thuật này hoàn toàn khác với văn ho ̣c văn ho ̣c trung đa ̣i trƣớc đó. Đây là thời kỳ diễn ra quá trình hiê ̣n đa ̣i hoá văn ho ̣c . Quá trình này diễn ra chƣa đầy nửa thế kỷ nhƣng lại có một nhịp độ và tốc độ phát triển mau lẹ , nói nhƣ Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại

đƣờng 30 đầu thế kỷ XX là chă ̣ng đƣờng có nhiê ̣m vu ̣ đă ̣t nền cho công cuô ̣c hiê ̣n đa ̣i hoá văn ho ̣c nƣớc nhà mà GS. Trần Đình Hƣợu go ̣ i đây là văn ho ̣c giai đoa ̣n giao thời, thì sang chặng đƣờng 1932-1945 công cuô ̣c hiê ̣n đa ̣i hoá văn học đã hoàn thiê ̣n. Nguyên nhân sâu xa là lúc này xã hô ̣i Viê ̣t Nam có nhiều biến đổi nên dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong tâm lý và ý thức hệ . Mă ̣t khác, lúc này ta có điều kiê ̣n vƣợt ra ngoài giới ha ̣n của khu vƣ̣c để tiếp xúc với văn hoá , văn minh củ a phƣơng Tây , của thế giới hiện đại . Đó là tiền đề ta ̣o điều kiê ̣n cho văn ho ̣c mau chóng thoát khỏi hê ̣ thống thi pháp trung đa ̣i , để chuyển sang một hệ thống thi pháp mới theo kiểu hiện đại. Văn ho ̣c Viê ̣t Nam giai đoa ̣n 1932-1945 đã làm đƣợc điều kỳ diệu ấy, đã cách tân mô ̣t cách toàn diê ̣n và sâu sắc nhất . Trong đó, thành tựu nổi bâ ̣t với công đầu là thuô ̣c về phong trào Thơ Mới và văn xuôi Tự Lực văn đoàn. Chỉ với mô ̣t thời gian rất ngắn khoảng gần 10 năm, nếu tính tƣ̀ ngày bài thơ mới đầu tiên trình chánh giƣ̃a làng văn : bài Tình già của Phan Khôi tr ên báo Phụ nữ tân văn

năm 1932 đến năm 1941, nhà phê bình Hoài Thanh đã có thể lựa đƣợc trong số hàng chục nghìn bài của hàng trăm nhà thơ để chọn ra 169 bài thơ hay của 46 tác giả với nhiều phong cách khác nhau , trong đó có nhiều tác phẩm hiện vẫn đƣợc nhiều ngƣời thuộc lòng, truyền tụng, ngợi ca. Nếu so sánh thơ Đƣờng (gần 300 năm, có 48.900 bài thơ hay của hơn 2.300 tác giả) với Thơ Mới (trong gần 10 năm, có 169 bài thơ hay của 46 tác giả) thì về mặt tỷ lệ, sƣ̣ thành tƣ̣u thơ ca của ta cũng không đến nỗi là quá ít ỏi. Sau đây là con số so sánh về tỷ lệ giữa thơ Đƣờng và thơ Mới: độ thời gian gấp 30 lần, số tác giả gấp 50 lần, số bài thơ hay gấp khoảng 290 lần. Tuy Thơ Mới thể hiê ̣n nhƣ̃ng cái rất mới về bút pháp, hê ̣ thống thi pháp, tƣ duy nghê ̣ thuâ ̣t, cách cảm nhƣng nó vẫn là nguồn mạch thơ với dòng chảy không hề gián đoa ̣n, vì thế ít nhiều dò ng thơ này cũng đã kế thƣ̀a , phát triển và cách tân những thành tựu thơ ca của cha ông , đồng thời chịu ảnh hƣởng của thơ Đƣờng. Điều này, Hoài Thanh và Hoài Chân trong Một thời đại thi ca (Thi nhân Việt Nam) đã phân chia Thơ Mới gồm ba dòng: dòng thơ Pháp; dòng thơ Đƣờng; dòng thơ Việt [74]. Thế thì Thơ Mới đã chi ̣u ảnh hƣởng của thơ Đƣờng nhƣ thế nào?

+ Vớ i Xuân Diê ̣u

Xuân Diê ̣u là “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ Mới” [74]. Nhƣng trong cái mới hiê ̣n đa ̣i vẫn còn cái hoài cổ , cái xƣa. Có thể nói chính hai yếu tố đó đã hòa

quyê ̣n vào nhau để hồn thơ của chàng thi sĩ ho ̣ Ng ô trở nên đô ̣c đáo , hấp dẫn, đƣợc sƣ̣ hoan nghênh của tuổi trẻ “đã có nhƣ̃ng thiếu niên , thiếu nƣ̃ hoan nghênh tôi…” nhƣ Xuân Diê ̣u đã tƣ̀ng phát biểu.

Ảnh hƣởng của thơ Đƣờng đối với thơ Xu ân Diê ̣u có thể nói là phong phú, đa dạng, lại mang mô ̣t cá tính sáng ta ̣o rất riêng của Xuân Diê ̣u . Chẳng ha ̣n trong cảnh mùa thu rất quen thuộc của Việt Nam , chỉ Xuân Diệu mới để ý đến : “nhƣ̃ng luồng

run rẩy rung rinh lá” cùng“cành biếc run run chân ý nhi” . Nghe đàn dƣới trăng

thu, chỉ Xuân Diệu mới thấy “lung linh bóng sáng bỗng rung mình” và mới có cái xôn xao gƣ̉i trong mấy hàng chƣ̃ la ̣ lùng này : Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời /

Đàn ghê nhƣ nƣớc l ạnh, trời ơi! / Long lanh tiếng sỏi vang vang hận / Trăng nhớ

Tầm Dƣơng, nhạc nhớ ngƣời” (Nguyê ̣t cầm). Ở đây Xuân Diệu đã chịu ảnh hƣởng

bài Tỳ bà hành của Bạch Cƣ Dị khi miêu tả tiếng đàn của ngƣời kỹ nữ trên bến Tầm

Dƣơng trong đêm trăng. Và đề tài mùa thu thƣờng là khởi nguồn cảm hứng cho nhiều thi nhân, tƣ̀ các nhà thơ nổi tiếng đời Đƣờng - Trung Quốc nhƣ Lý Bạch, Đỗ Phủ (Thu hứng), đến các nhà thơ Việt Nam nhƣ Nguyễn Khuyến (Thu ẩm, Thu điếu,

Thu vi ̣nh), Lƣu Trọng Lƣ (Tiếng thu), hay Bích Khê “Ô hay! Buồn vƣơng cây ngô

đồng/ Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông” (Tỳ bà) mà nhiều ngƣời cho rằng đây

là hai câu kiệt tác trong thơ tiếng Việt. Đề tài đó tuy cũ nhƣng mới , tuy quen nhƣng lạ. Cũ và quen là vì đó là đề tài muôn thuở, còn mới và lạ là do các nhà thơ đã cách tân, sáng tạo, biến cái chung thành cái riêng của mình mà Xuân Diê ̣u là mô ̣t điển hình: Rặng liễu đìu hiu đƣ́ng chi ̣u tang / Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng / Đây mùa thu tới, mùa thu tới / Với áo mơ phai dê ̣t lá vàng (Đây mùa thu tới).

Nếu ở hai câu thơ trên nhi ̣p thơ châ ̣m và lơi , thì hai câu thơ tiếp theo , nhịp thơ nhƣ gấp rút hẳn lên , nghe nhƣ mô ̣t tiếng trầm trồ , mô ̣t tiế ng reo , thầm báo cho ngƣời đo ̣c bi ết mùa thu đã đến với một nỗi nga ̣c nhiên bất chợt : Đây mùa thu tới , mùa thu tới! Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Nếu trong thơ xƣa, mùa thu chỉ là cái cớ để các nhà thơ cũ tức cảnh , gởi gắm

Một phần của tài liệu Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)