TÀI VÀ CẢM HỨNG

Một phần của tài liệu Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn (Trang 79 - 81)

- Tính tượng trưng của tư duy thẩm mỹ trong thơ Đường luật

MÃ NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG LUẬT CỦA QUÁCH TẤN NHÌN TỪ NỘI DUNG CẢM HỨNG

2.1. TÀI VÀ CẢM HỨNG

2.1.1. Đề tài

Đề tài là “Khái niệm chỉ loại các hiện tƣợng đời sống đƣợc miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phƣơng diện khách quan của nội dung tác phẩm. Các hiện tƣợng đời sống có thể liên kết với nhau thành loại theo mối quan hệ bền ngoài giữa chúng. Cho nên, có thể xác định đề tài văn học theo giới hạn bề ngoài của phạm vị hiện thực đƣợc phản ánh trong tác phẩm: đề tài thiên nhiên, đề tài sản xuất, đề tài chiến đấu…” (…) “Các hiện tƣợng đời sống lại có thể liên kết với nhau thành loại theo mối quan hệ bên trong của chúng. Cho nên cũng có thể xác định đề tài văn học theo giới hạn bên trong của phạm vi hiện thực đƣợc phản ánh trong tác phẩm văn học” [22,tr.96]. Theo Phƣơng Lựu thì: “Đề tài là yếu tố cơ bản của tác phẩm văn học, dùng để chỉ phạm vi đời sống hoặc tâm trạng đƣợc phản ánh trong công trình nghệ thuật của nhà văn” [24] và [41]. Trong Thi pháp thơ Đƣờng, Quách Tấn cũng khẳng định: “Đề tài là nguyên tố cấu thành thi phẩm. Thể cách (tự, cú, chƣơng…) chỉ là công cụ, là thủ đoạn để biểu đạt đề tài đƣợc chọn lựa” [69,tr.296].

Ở đây, cần lƣu ý là nghiên cứu tác phẩm văn học, tuy cùng xuất phát từ việc tiếp cận đề tài, nhƣng trong thực tế lại có hai cách bởi xuất phát từ hai quan niệm khác nhau. Một là, coi đề tài chỉ đơn thuần là “một hiện tƣợng đời sống đƣợc miêu tả, một phạm vi đời sống đƣợc phản ánh” nên tiếp cận đề tài chỉ đơn thuần trên

phƣơng diện nội dung, tức nghiên cứu văn học theo kiểu xã hội học. Hai là, coi hiện tƣợng đƣợc miêu tả, phạm vi đƣợc phản ánh đó phải luôn luôn gắn với cảm hứng, cảm xúc của tác giả. Nhƣ vậy, tiếp cận đề tài, khai thác nội dung phải gắn liền với việc khám phá nguồn cảm xúc của tác giả. Ở đây, khi thực hiện luận văn, chúng tôi theo hƣớng tiếp cận thứ hai này.

Thế thì thơ Đƣờng luật hồi nửa đầu thế kỷ XX, và nhất là thơ của Quách Tấn đã phản ánh phạm vi hiện thực nào, tức thể hiện đề tài và cảm hứng gì?

Nhìn một cách tổng quát, đề tài và cảm hứng chủ đạo trong thơ Đƣờng luật chữ Hán, chữ Quốc ngữ đăng trên báo chí và in thành thi tập của các tác giả hồi nửa đầu thế kỷ XX thì có thể nêu ra đây bốn đề tài và cảm hứng chính, đó là: Đề tài và cảm hứng thiên nhiên; Đề tài và cảm hứng yêu nƣớc; Đề tài và cảm hứng lịch sử; Đề tài và cảm hứng thế sự - đời tƣ.

Qua khảo sát sơ bộ thơ Đƣờng luật nửa đầu thế kỷ XX trên các báo nhƣ Nam

Phong tạp chí, An Nam tạp chí… và trong phong trào Thơ Mới, có thể thấy đề tài

và cảm hứng ở thơ Đƣờng luật quả là phong phú và có phần phức tạp. Phong phú là bởi bên cạnh những đề tài có tính truyền thống nhƣ thiên nhiên, đất nƣớc, lịch sử, thế sự,… còn có những đề tài ít nhiều mang tính chất mới, nhƣ tình yêu lứa đôi, cuộc sống ngƣời nghèo… Phức tạp là bởi tuy cùng một đề tài cụ thể, nhƣng với từng tác giả, lại có những cảm xúc, cảm hứng khác nhau. Riêng thơ Đƣờng luật chữ Quốc ngữ nửa đầu thế kỷ XX, theo thống kê của Trần Thị Lệ Thanh thì “chiếm hơn 80% tổng số thơ Đƣờng luật trong giai đoạn này. Chẳng hạn về đề tài thiên nhiên trong thơ Đƣờng luật Quốc ngữ có đến 736 trên 832 bài, tỷ lệ 88,4%” [dẫn lại: 76,tr.81].

Về đề tài và cảm hứng, chỉ xét riêng ở hai tập thơ Một tấm lòngMùa cổ

điển, có thể thấy, Quách Tấn thƣờng viết về thiên nhiên, về quê hƣơng đất nƣớc, về

tâm sự cá nhân (đời tƣ), v.v.. Vấn đề sẽ trình bày cụ thể ở mục tiếp theo. 2.1.2. Cảm hứng và Cảm hứng chủ đạo

Thế nào là “Cảm hƣ́ng chủ đa ̣o” ? Theo Đại tƣ̀ điển tiếng Viê ̣t (Nxb Văn hóa Thông tin, 1999, tr.244) thì: nếu xét ở góc đô ̣ đô ̣ng tƣ̀ , “Cảm hƣ́ng” là “dâng trào nhƣ̃ng cảm xúc, thúc đẩy óc tƣởng tƣợng , sáng tạo, hoạt động có hiê ̣u quả”; còn xét ở góc độ danh từ, thì “Cảm hƣ́ng” là “mô ̣t tra ̣ng thái tâm lý: trạng thái cảm hứng”.

Theo Tƣ̣ điển thuật ngƣ̃ văn học thì “Cảm hƣ́ng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghê ̣ thuâ ̣t , gắn liền với mô ̣t tƣ tƣởng xác đi ̣nh, mô ̣t sƣ̣ đánh giá nhất đi ̣nh , gây tác đô ̣ng đến cảm xúc của nhƣ̃ng ngƣời tiếp nhâ ̣n tác phẩm . “Bêlinxki coi cảm hƣ́ng chủ đa ̣o là điều kiê ̣n không thể thiếu của viê ̣c ta ̣o ra nhƣ̃ng tác phẩm đích thƣ̣c , bởi nó “biến sƣ̣ chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tƣ tƣởng thành tình yêu đối với tình yêu mãnh mẽ , một khát vo ̣ng nhiê ̣t thành” [22,tr.38-39]. Thuâ ̣t ngƣ̃ cảm hƣ́ng chủ đa ̣o lúc đầu chỉ yếu tố nhiê ̣t tình say sƣa diễn thuyết, sau chỉ tra ̣ng thái mê đắm khi xuất hiê ̣n tƣ́ thơ . Về sau lý luâ ̣n văn học xem cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản thân nô ̣i dung nghê ̣ thuâ ̣t, của thái đô ̣ tƣ tƣởng xúc cảm ở nghê ̣ sĩ đối với thế giới đƣợc mô tả . Theo nghĩa này , cảm hƣ́ng chủ đa ̣o thống nhất với đề tài và tƣ tƣởng của tác phẩm . Cảm hứng chủ đ ạo đem la ̣i cho tác phẩm mô ̣t không khí xúc cảm tinh thần nhất đi ̣nh , thống nhất tất cả các cấp độ và yếu tố của nội dung , tác phẩm. Đây là cái mƣ́c căng thẳng cảm xúc mà nhờ đó nghệ sĩ khẳng định các nguyên tắc thế giớ i quan củ a mình trong tác phẩm. (…) Trong nghiên cƣ́u văn ho ̣c hiê ̣n đa ̣i , có ngƣời phân loại cảm hứng chủ đa ̣o thành: bi ki ̣ch, chính kịch, anh hùng, cảm thƣơng, lãng mạn, trƣ̃ tình, trào lộng, châm biếm ... Có thể gọi tắt những cảm hứng chủ đạo là “cảm hứng” [22,tr.38-39].

Tƣ̀ lý thuyết trên, vâ ̣n du ̣ng để tìm hiểu thơ Quách Tấn , xem thơ ông mang nhƣ̃ng cảm hƣ́ng chủ đa ̣o gì? Và những cảm hứng đó đƣợc biểu hiện nhƣ thế nào để tạo ra một phong cách Q uách Tấn, không thể nhầm lẫn với bất kỳ nhà thơ nào cùng thời? Có thể bƣớc đầu nêu ra đây một số cảm hứng chủ đạo trong thơ Quách Tấn nhƣ: cảm hứng về thiên nhiên , cảm hứng về quê hƣơng đất nƣớc , nỗi niềm hoài cổ , cảm hứng Thiền đạo.

Một phần của tài liệu Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)