Những tiêu chí về hình thức thơ Đường luật

Một phần của tài liệu Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn (Trang 46)

- Viết tƣ̀ năm 1976 đến 1986:

1.1.2.2. Những tiêu chí về hình thức thơ Đường luật

Về thể thơ Đƣờng luật, nhƣ trên đã nêu, có các dạng chính tứ tuyệt [tuyệt cú] và bát cú (luận văn không khảo sát bài luật, bởi thơ Quách Tấn trƣớc 1945 không viết theo thể này). Tứ tuyệt [tuyệt cú] có ngũ ngôn tứ tuyệt [ngũ tuyệt] và thất ngôn tứ tuyệt [thất tuyệt]. Bát cú có ngũ ngôn bát cú và thất ngôn bát cú [luật thi].

Để xác lập mã nghệ thuật của thơ Đƣờng luật cần phải xem xét kết cấu của thể loại; những đặc trƣng thi pháp mang tính quy phạm của thể loại nhƣ niêm, luật, vần, đối; ngoài ra cần phải tính đến cách dùng từ ngữ, dụng điển, cách cắt nhịp, cách hoà âm để tạo nhạc tính v.v.. Thơ Đƣờng luật của Quách Tấn qua các tập thơ đã xuất bản đã tuân thủ những quy định chặt chẽ nghiêm ngặt của thể loại, đồng thời vẫn có nét riêng. Vấn đề sẽ đề cập ở chƣơng 2 và 3 của luận văn. Ở đây chỉ nêu lên vài tiêu chí về hình thức để xác lập mã nghệ thuật thơ Đƣờng luật mà thôi.

Về kết cấu, bài tứ tuyệt [tuyệt cú] có kết cấu chặt chẽ, bốn câu là bốn phần với các nhiệm vụ: Khai 開 (mở bài); Thừa 承 (tiếp nối ý mở bài); Chuyển 轉 (chuyển ý); Hợp 合 (tóm lại, kết thúc). Trong khi đó, bài bát cú cũng với kết cấu bốn phần, mỗi phần có hai câu, với các nhiệm vụ: Đề 題 gồm phá đề 破題 (câu 1, mở bài) và thừa đề 承題 (câu 2, tiếp nối ý của câu phá đề); Thực 實 hoặc Trạng 狀 (hai câu 3 và 4, giải thích đầu bài cho rõ ràng); Luận 論 (hai câu 5 và 6, bàn bạc cho rộng nghĩa đầu bài); Kết 結 (hai câu 7 và 8, tóm ý cả bài, thƣờng là nêu cảm nghĩ cảm xúc).

Về đặc trƣng thi pháp của thể thơ, theo luật lệ quy định, một bài thơ Đƣờng luật có yêu cầu chặt chẽ, quy phạm về: niêm, luật, vần, đối.

Niêm 拈 (dính vào nhau) là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong một bài Đƣờng luật, tức các tiếng (chữ) ở vị trí 2, 4 của thơ ngũ ngôn; 2, 4, 6 của thơ thất ngôn, các thanh bằng và trắc phải tuân thủ theo luật định: “nhị, tứ, lục phân minh”. Bài tứ tuyệt Đƣờng luật yêu cầu câu 1 niêm với câu 4; câu 2 niêm với câu 3. Bài bát cú Đƣờng luật yêu cầu câu 1 niêm với câu 8; câu 2 niêm với câu 3; câu 4

niêm với câu 5; câu 6 niêm với câu 7. Nếu không tuân thủ quy định trên thì bài thơ sẽ thất niêm 失拈 (mất sự dính liền).

Luật 律 là cách sắp đặt tiếng bằng (B) và tiếng trắc (T) trong các câu của một bài thơ. Tiếng Việt có 6 thanh, nhƣng trong phép làm thơ lại chia ra 8 thanh. Tiếng B gồm Phù bình thanh (tiếng mang thanh ngang) và Trầm bình thanh (tiếng mang thanh huyền). Tiếng T gồm: Phù thƣợng thanh (tiếng mang thanh ngã), Trầm thƣợng thanh (tiếng mang thanh hỏi), Phù khứ thanh (tiếng mang thanh sắc), Trầm khứ thanh (tiếng mang thanh nặng), Phù nhập thanh (tiếng mang thanh sắc, có phụ âm cuối là c, ch, p, t), Phù khứ thanh (tiếng mang thanh nặng, có phụ âm cuối là c, ch, p, t).

Thơ Đƣờng luật đƣợc làm theo hai luật: Bằng và Trắc. Luật Bằng là luật thơ mà câu 1 bắt đầu bằng hai tiếng bằng (B), chủ yếu là tiếng thứ 2 của câu 1 phải mang thanh B, vì tiếng thứ nhất có thể theo lệ “nhất, tam, ngũ bất luận”, ví dụ câu phá đề bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. Luật Trắc là luật thơ mà câu 1 bắt đầu bằng hai tiếng trắc (T), chủ yếu là tiếng thứ 2 của câu 1 phải mang thanh T, vì tiếng thứ nhất có thể theo lệ “nhất, tam, ngũ bất luận”, ví dụ câu phá đề bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan: Bƣớc tới

đèo Ngang bóng xế tà.

Vận 韻 (Vần) là những tiếng có thanh âm hoà hợp, tức cùng một khuôn vần, nhằm tạo sự cộng hƣởng về mặt âm thanh và nhạc tính cho thơ. Có hai loại vần: bằng và trắc, mà thƣờng là dùng vần bằng (vần trắc rất hiếm gặp). Trong một bài thơ Đƣờng luật chỉ dùng một vần, tức độc vận, và buộc phải gieo ở chữ cuối của câu một và các câu chẵn (cƣớc vận). Nhƣ vậy, một bài bát cú phải có 5 vần, gieo ở chữ cuối các câu: 1, 2, 4, 6, 8; Bài tứ tuyệt thƣờng gặp là 3 vần, gieo ở chữ cuối các câu: 1, 2, 4. Trƣờng hợp bài thơ chỉ có 2 vần, gieo ở các câu 2 và 4, thì đây là chiết vận (trốn vần), tức câu 1 không gieo vần, do vậy, câu 1 và câu 2 buộc phải đối nhau, mà bài Tụng giá hoàn kinh sƣ của Trần Quang Khải là một dẫn chứng: Đoạt sóc

Chƣơng Dƣơng độ,/ Cầm Hồ Hàm Tử quan./ Thái bình tu trí lực,/ Vạn cổ thử giang

san.

Trong một bài thơ Đƣờng luật, nếu gieo vần sai khuôn âm, không hiệp vận (hợp vần) thì gọi là lạc vận 落韻 (lạc/rụng mất vần). Còn nếu gieo vần gƣợng gạo,

không hiệp vận (hợp vần) thì gọi là cƣỡng áp 彊押 (đặt gƣợng). Đây là điều cấm kỵ trong phép làm thơ cách luật.

Đối 對 là đặt hai câu đi sóng đôi với nhau sao cho ý, lời, chữ trong hai câu đó phải cân xứng với nhau. Đối có ba cách: Đối thanh tức tiếng mang thanh B đối với tiếng mang thanh T. Đối từ loại với yêu cầu thực từ (tức danh từ, động từ) đối với thực từ; hƣ từ (liên từ, trạng từ) phải đối với hƣ từ; bán thực từ (tính từ) phải đối với bán thực từ. Đối ý là tìm hai ý tƣởng cân nhau mà đặt thành hai câu sóng đôi nhau. Trong một bài thơ bát cú cặp thực (câu 3 và 4) buộc phải đối nhau; cặp luận (câu 5 và 6) buộc phải đối nhau.

Ngoài ra, khi khảo sát để xác lập mã nghệ thuật của thể thơ Đƣờng luật cần phải xét đến cách cắt nhịp, cách hoà âm tạo nhạc tính cho thơ, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, cấu trúc câu thơ…

Một phần của tài liệu Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)