CẢM HỨNG VỀ QUÊ HƢƠNG ĐẤT NƢỚC

Một phần của tài liệu Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn (Trang 95 - 103)

- Tính tượng trưng của tư duy thẩm mỹ trong thơ Đường luật

MÃ NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG LUẬT CỦA QUÁCH TẤN NHÌN TỪ NỘI DUNG CẢM HỨNG

2.3. CẢM HỨNG VỀ QUÊ HƢƠNG ĐẤT NƢỚC

Đề tài và cảm hứng về quê hƣơng đất nƣớc là một truyền thống lớn, một nội dung chủ yếu và cũng là chủ đề xuyên suốt của văn học Việt Nam. Qua đề tài - cảm hứng này, các tác giả đã bộc lộ lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc của mình và ít nhiều

đã truyển tải tình yêu ấy đến với ngƣời đọc. Cảm hứng về quê hƣơng đất nƣớc trong thơ Đƣờng luật nửa đầu thế kỷ không chỉ thể hiện trong bộ phận văn học cách mạng mà còn thấy thấp thoáng trong bộ phận văn học công khai hợp pháp. Trên báo chí, nhiều lúc các tác giả muốn bộc lộ lòng yêu nƣớc thƣơng nhà của mình nhƣng vì chế độ kiểm duyệt quá gắt gao của thực dân nên họ phải tìm cách nói quanh co, bóng gió, kín đáo. Có thể nêu ra đây một vài thi phẩm viết theo thể thơ Đƣờng luật của vài tác giả cùng thời với Quách Tấn. Giang Hồ Du Tử trong bài Đọc sử cảm vịnh đã cất lời kêu gọi kín đáo: “Bốn nghìn năm lẻ đắp xây nên,/ Dân chẳng ngu si nƣớc chẳng hèn./ Muôn dặm non sông màu gấm vóc,/ Một đoàn con cháu giống rồng tiên./ Thịnh suy ngắm lại gƣơng tang hải,/ Thời thế trông vào bạn thiếu niên./ Nhắn

nhủ ai ơi nên gắng sức, Võ đài này chính buổi đua chen. (Đọc sử cảm vịnh - Giang

Hồ Du Tử). Nguyễn Văn Năng sau khi gợi lại một thời oai hùng của cha ông nhƣ Đinh Bộ Lĩnh với ngọn cờ lau, dòng Bạch Đằng với chiến công hiển hách của Ngô Quyền, của Trần Quốc Tuấn ở câu thực và luận thì nhà thơ đã than thở cho vận nƣớc suy vi ở câu đề và kết: “Bâng khuâng hồn nƣớc cũ,/ Đau đớn nhớ ngƣời xƣa.

(…) Trời đất này ngao ngán,/ Lòng ai bối rối tơ.” (Nhớ - Nguyễn Văn Năng). Và

trong câu thực:“Nhớ ngƣời chƣa ráo đôi hàng lệ,/ Đợi nƣớc thêm đau một tấm

lòng”; câu kết: “Phen này tỉnh dậy xem sao đã, Nam tử sao đành phụ núi sông.”

trong bài Đêm không ngủ của Nguyễn Văn Năng cũng thể hiện nội dung vừa nêu. Một số tác giả thì dùng thể Đƣờng luật với bút pháp trào phúng để công kích những tên tay sai bán nƣớc cầu vinh, mà những thi phẩm này có bài đƣợc đăng trên báo chí tiến bộ công khai nhƣ Lê Quang Chiểu với bài Mắng Tôn Thọ Tƣờng; Lê Cƣơng Phụng với bài Trở về Huế; Phan Điện với bài Vịnh Hoàng Cao Khải… Tất cả đều là những thi phẩm chứa chan lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc.

Với thơ Đƣờng luật của Quách Tấn, trong hồi ký Bóng ngày qua, nhà thơ cho biết tập Bó hoa rừng với 50 bài thơ Đƣờng luật của ông và Hàn Mặc Tử sở dĩ không dám cho xuất bản vì trong lời đề Tựa, nhà chí sĩ Sào Nam Phan Bội Châu đã hạ bút khen “hai ngọn bút có lực”, “hai mảnh hồn thắm thiết nghĩa non sông” mà theo hồi ký của Quách Tấn thì: “thời bấy giờ ngấm ngầm yêu nƣớc mà có khi còn bị tù tội, huống hồ nỗi lòng gởi gắm vào thơ “bị” bậc cách mạng lừng danh “phác giác”. Nỗi mừng không thắng nỗi sợ…” [71,tr.192].

Có thể nói Quách Tấn là một nhà thơ yêu thiết tha và tự hào về nhƣ̃ng cảnh vật của quê hƣơng đất nƣớc . Hình ảnh quê hƣơng đất nƣớc đƣợc nhà thơ ghi lại trong nhiều thi phẩm . Đó là nhƣ̃ng thắng cảnh của quê hƣơng mà ông đã tái hiê ̣n qua sƣ̣ cảm nhận riêng . Sáng tác thơ về cảnh đẹp , không chỉ là ghi la ̣i nhƣ̃ng kỷ niê ̣m để ghi dấu nhƣ̃ng đi ̣a danh mà bƣớc chân nhà thơ đã tƣ̀ng đến , mà còn là cách để thi nhân giãi bày , bô ̣c lô ̣ nỗi niềm đối với quê hƣơng đất nƣớc xiết bao tƣ̣ hào . Hình ảnh quê hƣơng trong th ơ Quách Tấn là nhƣ̃ng nơi chốn ông đã đi qua , là quê nhà nơi gia đình đang đoàn tu ̣.

2.3.1. Quê hƣơng đất nƣớ c: nhƣ̃ng nơi chốn đã đi qua

Sinh thời, Quách Tấn bôn ba nhiều nơi và đi đến đâu thi sĩ cũng đều để lại nhƣ̃ng bài thơ hay viết về thắng cảnh quê hƣơng với mô ̣t tình yêu da ̣t dào pha lẫn niềm tƣ̣ hào về đất nƣớc đe ̣p giàu.

Đây là cảnh Đà La ̣t trong bài thơ “Đà Lạt đêm sƣơng” mà ở trên có giảng bình, giờ xin đƣợc nhắc la ̣i để thấy cái tình c ủa thi nhân đối với thắng cảnh quê hƣơng. Đó là vẻ đe ̣p của ánh trăng phản chiếu lón g lánh trên mă ̣t hồ phẳng lặ ng, trong khi thời gian đang chầm châ ̣m trôi . Nhà thơ đang đứng tựa bên bờ hố ngắm cảnh mà ngỡ mình nhƣ đang bên bờ suối ngo ̣c, thả hồn theo cảnh , nhâ ̣p vào cảnh nhƣ đang say, đang mô ̣ng. Sƣơng tƣ̀ đâu ùa về làm cho trăng in mă ̣t hồ tan biến , bờ suối ngo ̣c cũng mất , và con ngƣời nhƣ đang chông chênh cõi hƣ vô ; khi đó ta có cảm giác nhƣ đất trời đang tan ra trong suốt , tƣ̣a thủy tinh, mà ở trên vừa trích dẫn. Phải có con mắt quan sát tinh tế , phải có tấm lòng hòa điệu , phải có một thế đứng đă ̣c biê ̣t , nhà thơ mới bao quát đƣợc toàn bộ khung cảnh , mớ i có nhƣ̃ng câu thơ

“huyền ảo” cùng ánh trăng “bãng lãng”, cùng sƣơng mù nơi xứ cao nguyên thơ

mô ̣ng này !

Còn đây là cảnh cố đô Huế với sông Hƣơng núi Ngƣ̣ thơ mô ̣ng. Phong cảnh xƣ́ Huế tuyê ̣t đe ̣p , đe ̣p tƣ̀ ngo ̣n núi dòng sông tĩnh lă ̣ng , hiền hòa, đe ̣p tƣ̀ nhƣ̃ng vƣờn cây chìm trong sƣơng khói với nhƣ̃ng cu ̣m thanh trà , chùm long nhãn , đe ̣p tƣ̀ cung điê ̣n thâm nghiêm , chùa đền cổ kính , lăng tẩm cô liêu… Tất cả bao trùm mô ̣t bầu không khí buồn dìu di ̣u nhƣ cảnh hoàng hôn mùa thu . Ngƣời ta thƣờng ví Huế với ngƣời cô phu ̣ nhớ chồng nơi xa , nằm mơ màng bên cƣ̉a sổ , màu núi Ngự là vầng trán, sông Hƣơng là đôi mắt và cung lăng chùa miếu là nhƣ̃ng viên bích ngo ̣c kim

cƣơng cài nơi mái tóc , đeo nơi ngƣ̣c nơi tay , quả thật đúng nhƣ thế . Thâ ̣t là đầy mô ̣ng đầy thơ ! Bài thơ “Thu Tràng An” đƣợc viết khi tác giả cùng với Chế Lan Viên đi thăm Huế, ít nhiều thể hiện dáng trầm mặc của cố đô . Đêm thất ti ̣ch (mùng 7 tháng 7 âm lịch) đã buồn, bởi gắn với mối tình Ngƣu Lang – Chƣ́c Nƣ̃, dù đêm ấy họ trùng phùng sau một năm dài xa cách , nhớ thƣơng; đêm ấy thi nhân càng buồn thêm vì đang xa quê , trên bƣớc giang hồ , nhớ về cố lý (quê cũ ). Cảnh buồn đến

chăn gối cũng trễ trà ng, trong khi gió trăng thì chờn chợ, mờ ảo; lòng ngƣời cũng buồn nên âm điê ̣u bài thơ cũng mang mô ̣t điê ̣u buồn tiêu tao:

Thân không hò he ̣n bƣớc giang hồ,

Để lẻ hoa vàng tiết rụng ngô.

Chăn gối trễ tràng đêm thất tịch,

Gió trăng chờn chợ bến hoàng đô.

Xuân tàn ngọn sáp tâm còn bén,

Thu ấm lò nghê đúc chẳng cô.

Đành cũng nƣớc mây niềm cố lý,

Mƣ̀ng tin sƣơng sớm tạnh đầm ô.

Và đây là cảnh hoàng cung hoang tàn theo thời gian trong bài “Rụng tiếng vàng”, “Thế miếu” chỉ còn là phế tích, “gầy gọ”trong gió sƣơng của buổi chiều thu nắng nha ̣t , tiếng qua ̣ rô ̣n ràng . Chỉ cần nhìn cảnh , ngƣời đo ̣c cũng đã nhâ ̣n ra nỗi buồn của thi nhân cùng với mây chiều man mác:

Nắng nhạt chiều thu quạ rộn ràng, Sầu vƣơng lau lách lạnh thành hoang. Tro tàn thƣ viê ̣n duyên ngao ngán, Đá nát hoàng cung bƣớc ngỡ ngàng. Gầy gọ gió sƣơng tƣ̀ng Thế miếu, Bẽ bàng trăng nƣớc trúc Hƣơng giang. Trông vời Thiên Mụ mây man mác, Lơ lƣ̉ng chuông hôm rụng tiếng vàng. (Rụng tiếng vàng)

Hoă ̣c bài “Lại viếng Hƣơng giang” viết về cảnh dòng sông êm ả , sóng lặng, trăng soi bóng nƣớc , tiếng chuông chùa Thiên Mụ vang trong gió làm cho thi nhân ngâ ̣p ngƣ̀ng:

Sóng lặng Trƣờng Tiền trăng để nhớ,

Chuông hồi Thiên Mụ gió đƣa thƣơng.

Ngập ngƣ̀ng lối cũ vƣờn Thƣơng Bạc,

Bẻ nhánh hoa về ấp ủ hƣơng.

(Lại viếng Hƣơng giang)

Trong tập thơ Một tấm lòng , Quách Tấn viết nhiều về những vùng đất , nơi chốn mà bƣớc chân nhà thơ tƣ̀ng đi qua , để ghi lại nỗi niềm cảm xúc đối với cảnh . Chẳng ha ̣n, đến Chợ Lớn , nhà thơ tự hỏi đây là nơi trung tâm phố phƣờng s ao la ̣i vắng vẻ? Chùa Cây Mai xƣa kia là nơi bao tao nhân mặc khách đến viếng cảnh làm thơ, nay la ̣i vắng bóng trăng tà ? Nghĩ kỹ, cảnh buồn vắng bởi quê hƣơng đang bị giă ̣c Pháp chiếm đóng (Đến Chợ Lớn cảm hoài).

Đi ngang qua Phú Yên, nhà thơ cũng ghi lại những gì trông thấy : đây đỉnh núi Cù Mông, nọ Vũng Rô , con đƣờng thiên lý, vƣờn dƣ̀a mé biển , rẫy bắp bên sƣờn núi, chuông ngân nơi Nha ̣n Tháp, gió lộng đầm Ô Loan, mây phủ ngo ̣n Đá Bia v .v.. (Qua Phú Yên tƣ́c cảnh).

Đến Đà La ̣t , cảnh nơi đây thơ mộng nên tác giả sáng tác nhiều thơ . Ngoài bài

Đà Lạt đêm sƣơng đã dẫn ở trên, trong tập thơ Một tấm lòng, Quách Tấn còn viết

thêm bảy bài ngợi ca cảnh đe ̣p Đà La ̣t : Phong cảnh Đà Lạt, Cảnh hồ Đà Lạt, Cảnh Cam Ly, Lại đến Cam Ly , Cảnh Djiring, Mùa đông ở Đà Lạt cảm hoài , Mùa hạ ở

Đà Lạt cảm hoài . Đây là sáu câu đầu bài Phong cảnh Đà Lạt: “Thị thành pha lẫn

thú lâm tuyền,/ Dẫu chẳng Bồng lai thế cũng Tiên,/ Hoa cỏ vẽ vời tranh thuỷ mạc,/ Lâu đài tô điểm cảnh thiên nhiên./ Ngày vui non gió thơ đầy túi,/ Đêm thƣởng hồ

trăng rƣợu nặng thuyền.” Còn đây là cặp thực và luận bài Cảnh hồ Đà Lạt: “Lâu

đài giợn bóng quanh ba mặt,/ Hoa cỏ lồng gƣơng mƣớt bốn mùa./ Đêm tạnh sƣơng pha màu thuỷ trắng,/ Ngày thanh nƣớc nhuộm sắc trời thu.”

Về Bình Đi ̣nh, về la ̣i nơi chôn nhau cắt rốn , thi nhân đã viết năm bài : Chơi bãi

Quy Nhơn cảm hoài , Cảnh chùa ông Núi , Đá Vọng phu (02 bài) và Cảnh Phú

thuô ̣c huyê ̣n Bình Khê , có thời Phú Phong cũng là tên huyện , nay là thi ̣ trấn thuô ̣c huyê ̣n Tây Sơn . Bài thơ nhắc đến những tên đất , tên sông, tên núi thân quen nhƣ : Phú Phong, Bình Khê, Núi Chúa, Sông Côn, Cây Cốc , Đồng Hƣu, Cổ Bàn (thành Đồ Bàn), Hầm Hô bằng mô ̣t tình cảm tƣ̣ hào về quê hƣơng . Đây là mô ̣t miền quê với đất đai màu mỡ tƣơi tốt nên “cây sum trái”, “nƣớc khỏa dòng” và là một miền đất ghi dấu anh hùng . Chính các địa danh xuất hiện trong thơ ông tạo nên không gian hiện thực chứ không ƣớc lệ, mà ở trên luận văn có nhấn mạnh:

Tiếng hạt Bình Khê đất Phú Phong,

Ruộng nƣơng màu mỡ chợ làng đông.

Chàm pha Núi Chúa cây sum trái,

Lụa trải Sông Côn nƣớc khỏa dòng.

Cây Cốc phố phƣờng danh Tấn sĩ,

Đồng Hƣu đồn lũy dấu anh hùng.

Cổ Bàn non nƣớc còn thiêng mãi,

Có thuở Hầm Hô cá hóa rồng.

(Cảnh Phú Phong)

2.3.2. Quê hƣơng: nơi gia đình đang sinh sống và đoàn tu ̣

Viết về nhƣ̃ng cảnh đe ̣p của quê hƣơng , Quách Tấn không thể không nói đến nơi vùng đất mình sinh sống , nơi gia đình đang đoàn tu ̣ . Nha Trang , miền thùy dƣơng cát trắng với bốn mùa nắng gió lồng lô ̣ng mát mẻ, hàng dừa bên bờ đung đƣa theo làn gió biển , nơi đó có đàn chim én tung bay trên trời xanh , trên biển sóng nhấp nhô. Đó là nhƣ̃ng hình ảnh gần gũi , quen thuô ̣c xung quanh nhà của ông , mà ngày ngày nhà thơ đã chƣ́ng kiến rồi ghi la ̣i nhƣ̃ng vẻ đe ̣p tinh tế ấy bằng cả tấm lòng dạt dào tự hào về cảnh đẹp quê hƣơng . Bài thơ “Bên sông” là một trong nhiều bài viết về cảnh vật xung quanh nhà , nơi đó có cái đầm rô ̣ng lớn , nối liền với dòng sông Cái (sông Nha Trang ) chảy ra vịnh Nha Trang (biển Đông ). Ngày xƣa , nơi khúc đầm ấy có nhiều cảnh thơ mộng , đêm có ánh trăng trải trên sông , thuyền bè qua la ̣i với tiếng hát trầm bổng ; ven bờ là hàng liễu rủ . Cảnh ấy giờ đây không còn nƣ̃a, bởi đô thi ̣ hóa . Đầm nƣớc nay bị lấp đi , chỉ còn lại tên chợ nổi tiếng, là trung tâm thƣơng mại của Nha Trang, Khánh Hòa: Chợ Đầm. Cảnh ngày xƣa trƣớc nhà đã gơ ̣i ý tƣ́ cho thi nhân viết bài thơ “Bên sông” mà ở trên đã dẫn. Bài thơ là niềm cảm

khái của thi nhân trƣớc cảnh . Cảnh đầm Xƣơng Huân còn gây nhiều cảm hứng cho nhà thơ một tình cảm đậm đà hƣơng vị:

Nào là: Thuyền cỏ hiu hiu gió Bích Đầm.

Hay: Én liệng đầm Xƣơng Huân,

Đƣờng Gaffeux lan nở.

Hoă ̣c ánh nắng trên bến Hà Ra gần nhà , xa hơn là chùa Hải Đƣ́c trên đồi Trại Thuỷ ở Phƣơng Sơn với tiếng chuông ngân , trƣớc mă ̣t là đàn én dê ̣t trong buổi chiều xuân … Tất cả đƣợc thi nhân mở lòng đón nhâ ̣n với niềm vui ra ̣ng rỡ:

Ngƣ̀ng bút trƣớc ra sân,

Non xa xích lại gần.

Bến Hà Ra nắng đọng,

Chùa Hải Đức chuông ngân.

Cỏ biếc chuồng xây mộng,

Mây hƣờng én dê ̣t xuân.

Hoàng hôn lòng mở rộng,

Mày nguyê ̣t nét thanh tân.

(Bài thơ ra sân, tập Mây cổ tháp - 1972)

Ở bài “Vọng phu thạch” (I, II), tuy là tả cảnh thiên nhiên nhƣng trên cả là tình yêu quê hƣơng đất nƣớc , mô ̣t tình yêu quê hƣơng đất nƣớc thâ ̣t son sắt thủy chung chẳng khác nào tình nghĩa đá vàng của vợ chờ chồng đến mòn mỏi , cạn kiệt dòng lệ. Hình ảnh đá vọng phu là một hình ảnh quen thuộc ở Việt Nam , đă ̣c biê ̣t là ở dãi đất miền Trung , nó đã đi vào truyện kể dân gian thật cảm đô ̣ng. Nếu nhƣ ở Lạng Sơn có nàng Tô Thị thì khắp vùng duyên hải Nam Trung bộ , hình ảnh này ẩn hiê ̣n trong làn sƣơng, thấp thoáng trong màu xanh ba ̣t ngàn của núi rƣ̀ng:

Vọng phu thạch (Bài chị)

Chồng đi biê ̣t tích tƣ̣ bao giờ, Đất đổi trời thay vẫn cứ chờ.

Lụy nhớ mƣa ngàn luôn nƣợp nƣợp, Tóc thề mây núi bạc phơ phơ. Non chồng nghĩa nặng cao vời vợi, Nƣớc vƣớng tình sầu chảy lƣ̉ng lờ.

Dâu bể đã bao đời kiếp trải, Lòng son một tấm mãi trơ trơ.

Vọng phu thạch (Bài em)

Ngƣời đã không về tin cũng không, Đầu non dắt trẻ đứng trông chồng. Nƣớc mây quạnh vắng tròng khô lê ̣, Mƣa nắng phôi pha má lợt hồng. Lời thê ̣ vƣ̃ng ghi lòng sắt đá,

Khối tình riêng nặng gánh non sông. Nỗi niềm ai biết, không ai biết.

Gƣơng nguyê ̣t nghìn thu rạng biển đông.

Bài “Ngậm đắng” trong tập “Đọng bóng chiều” viết về Am Chú a (huyê ̣n Diên Khánh, Khánh Hòa), nơi Thánh Mẫu Thiên Y A Na thác sinh, để qua đó nhà thơ bộc lô ̣ nỗi niềm cảm khái của mình trƣớc cảnh. Bài thơ đƣợc viết theo thể thất tuyệt, dƣ̣a vào sự tích xƣa về Thánh Mẫu đầu thai làm con của ông bà trồng dƣa , sau đó cƣỡi hạc lên Tiên, mà câu đầu của bài thơ nghe n hƣ mang hơi thơ của Thôi Hiê ̣u trong

bài “Hoàng Hạc lâu”:

Ngƣời tiên cỡi hạc đi không lại, Non Dƣa vắng vẻ cảnh am Tiên. Theo thời hoa cỏ đua màu thắm, Ngậm đắng riêng đôi khóm mã tiền.

(Ngậm đắng)

Cũng là viết về Thánh Mẫu , nhƣng đây cảnh tháp Bà Thiên Y A Na ở Nha Trang, lặng lẽ trên đồi Cù Huân , cạnh dòng sông Cái , bên cầu Hà Ra , trong đêm trăng rƣ̣c sáng , trăng ro ̣i khắp bến sông , còn bầu trời thì mây trôi trên bóng tháp , lòng nhà thơ nhƣ cảm nhận đƣơ ̣c ý vi ̣ thần tiên qua hình ảnh trầm hƣơng:

Dòng mây trôi cổ tháp,

Trăng ngập bến Hà Ra.

Phảng phất cơn trầm thoảng,

Trời Thiên Y A Na.

Có lần nhà thơ Bƣớc lên hòn Trại Thủy nghĩ về chuyện xƣa , nơi đây một thời vua Quang Trung Nguyễn Huê ̣ cho lính Thủy binh đóng quân tâ ̣p luyê ̣n , để chống lại chúa Nguyễn Ánh, nhà thơ tự hỏi bao ngƣời đã da ngựa bọc thây để gây dựng cơ đồ, để rồi cơ đồ ấy đã v ề ai? (Bƣớc lên hòn Trại Thủy tâ ̣p Một tấm lòng); hay nhƣ bài “Nha Trang” viết vào đầu năm 1945 trong tâ ̣p Mây cổ tháp ghi la ̣i tâm tra ̣ng

Một phần của tài liệu Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)