- Viết tƣ̀ năm 1976 đến 1986:
1.1.2.3. Những tiêu chí về tư duy nghệ thuật của thơ Đường luật
Ngoài ra, khi khảo sát để xác lập mã nghệ thuật của thể thơ Đƣờng luật cần phải xét đến cách cắt nhịp, cách hoà âm tạo nhạc tính cho thơ, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, dụng điển, cấu trúc câu thơ,… đấy chính là tƣ duy nghệ thuật của tác gia hay cộng đồng gởi gắm trong tác phẩm.
Tƣ duy nghệ thuật là một loại hình tƣ duy thẩm mỹ của một cộng đồng (kể cả một tác gia), đƣợc sinh ra trong điều kiện lịch sử cụ thể. Tƣ duy nghệ thuật bao gồm cả nội dung và phƣơng thức chiếm lĩnh cũng nhƣ cách thức thể hiện hiện thực cuộc sống. Cố nhiên tƣ duy phải gắn liền với ngôn ngữ và không chỉ ngôn ngữ, mà nó còn hàm chứa những quan niệm triết học, tập tục tôn giáo, phong cách đạo đức và hứng thú thẩm mỹ… trở thành sản vật của lịch sử, có thể biến đổi và phát triển tùy theo thời đại. Tuy nhiên trong trƣờng kỳ lịch sử, tƣ duy nghệ thuật có tính ổn định – bền vững tƣơng đối, đã ngƣng tụ lại và thẩm thấu vào tâm lý văn hóa dân tộc, cấu thành một loại vô thức tập thể trong tầng sâu của kết cấu văn hóa dân tộc. Nó chẳng những bảo lƣu những giá trị văn hóa dân tộc mà còn có sức mạnh to lớn, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tƣ duy và hành vi văn hóa của mọi ngƣời sống trong các thời đại khác nhau.
Đặc trƣng đầu tiên của tƣ duy nghệ thuật thơ Đƣờng, thơ Đƣờng luật là sự kế thừa những tƣ duy thẩm mỹ cổ đại phƣơng Đông. Đó là một kiểu tƣ duy mới lạ, đầy cảm tính với những phƣơng thức đa dạng, ảnh hƣởng đến toàn bộ đời sống tâm linh cũng nhƣ tƣ duy của các dân tộc phƣơng Đông. Nhìn chung, tƣ duy thẩm mỹ phƣơng Đông có bốn đặc trƣng là tính cụ thể, tính tƣợng trƣng, tính toàn diện và tính biểu cảm.