XÁC LẬP MÃ NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG LUẬT

Một phần của tài liệu Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn (Trang 41 - 42)

- Viết tƣ̀ năm 1976 đến 1986:

1.2. XÁC LẬP MÃ NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG LUẬT

1.2.1. Khái niệm: Thơ Đƣờng, Thơ Đƣờng luật, Thơ Đƣờng luật Việt Nam

Trong một vài tài liệu trƣớc đây, có nhà nghiên cứu đã nhầm lẫn, đồng nhất hai khái niệm „Thơ Đƣờng‟ và „thơ Đƣờng luật‟ nhƣ Lạc Nam trong công trình Tìm hiểu các thể thơ, Nxb Văn học, HN, 1995, khi ông cho rằng: “Thơ Đƣờng luật thƣờng gọi tắt là thơ Đƣờng” [sđd,tr.108]; hay Phạm Huy Toại trong Đƣờng luật chỉ nam, xuất bản 1952, đã đồng nhất „thơ Đƣờng luật‟ với „luật thi‟ [sđd,tr.5]; trong cuộc tranh luận giữa hai phái Mới và Cũ, trong khi phái Mới gọi thơ cũ với ám chỉ là „thơ Đƣờng luật‟, thì phái Cũ ít nhiều đã đánh đồng nó với „thơ cổ điển‟.

Rõ ràng, do không nắm chắc lý thuyết về thể loại và dùng theo thói quen nên Lạc Nam và Phạm Huy Toại đã nhầm lẫn, hiểu sai lạc về khái niệm. Còn phái Cũ đánh đồng „thơ Đƣờng luật‟ với „thơ cổ điển‟ có thể là do thơ Đƣờng luật có sự gắn kết và giữ vị trí gần nhƣ là độc tôn trong gần mƣời thế kỷ văn học trung đại, nên trong một chừng mực nào đó, „thơ Đƣờng luật‟ đã đại diện cho „thơ cổ điển‟ ở góc độ thể loại, cho nên dẫn đến tâm lý hễ nhắc đến „thơ cổ điển‟ thì ngƣời ta nghĩ ngay đến „thơ Đƣờng luật‟ và ngƣợc lại. Đó là lý do mà luận văn cần giới thuyết lại khái niệm „thơ Đƣờng‟ và „thơ Đƣờng luật‟.

1.2.1.1. Thơ Đường

Theo Từ điển văn học bộ mới (2004) và theo Văn học Trung Quốc tập 1, giáo trình ĐHSP (1987) thì „Thơ Đƣờng‟ là khái niệm chỉ toàn bộ thơ ca đƣợc sáng tác trong đời Đƣờng (618-907). Đời Đƣờng với gần 300 năm là thời đại hoàng kim của lịch sử phát triển thơ ca trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu đã đúc kết: “Hán phú, Đƣờng thi, Tống từ, tiểu thuyết Minh - Thanh”, đó là những thành tựu các thể loại đạt đỉnh cao của văn học Trung Quốc, trong đó có Đƣờng thi (thơ Đƣờng). Một thời đại thi ca phát triển rực rỡ với nội dung rất phong phú, nghệ thuật rất đa dạng, đƣợc bảo tồn trong bộ Toàn Đƣờng thi (Toàn tập thơ Đƣờng) khắc in dƣới đời Thanh, với 48.900 bài của hơn 2.300 tác giả.

Bên cạnh thơ là thể loại đạt thành tựu rực rỡ nhất, thì trong văn học đời Đƣờng các thể loại khác cũng có những đóng góp đáng kể nhƣ: Tiểu thuyết truyền kỳ, Biến văn, Từ, Phú…

Nhƣ vậy, khái niệm „thơ Đƣờng‟ chính là „thơ đời Đƣờng‟, mà thơ đời Đƣờng bao hàm các thể: thơ cổ phong (cổ thể), thơ cận thể (Đƣờng luật), nhạc phủ (có ý kiến cho rằng nhạc phủ là một dạng của cổ phong và tân nhạc phủ là một dạng của Đƣờng luật).

Một phần của tài liệu Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)