- Viết tƣ̀ năm 1976 đến 1986:
1.2.2.1. Khái niệm “Mã nghệ thuật”
Mã trong “mã nghệ thuật” (art code) cần đƣợc hiểu nhƣ là mã khóa, chìa khóa, mật mã để mở cửa ngôi nhà nghệ thuật, nó hàm chứa nét đặc trƣng, nét riêng, nét bí mật làm nên đối tƣợng. Vẫn là thơ Đƣờng luật nhƣng thơ của Quách Tấn khác thơ Đƣờng luật của nhà nho ra sao về các mặt nội dung và nghệ thuật, đó là vấn đề của mã nghệ thuật. Thơ Đƣờng luật thƣờng nói chí tải đạo, ngay thơ của các câu lạc bộ thơ hiện nay vẫn nhƣ vậy. Song thơ Đƣờng của Quách không liên quan đến nói chí tải đạo mà chỉ biểu lộ tâm tình cái tôi đầy cảm xúc. Nhƣ vậy, mã nghệ thuật ở đây có thể hiểu đó là những tín hiệu của nghệ thuật ngôn từ.Mà ngôn ngữ thơ lại mang nét đặc trƣng rất riêng, khác với ngôn ngữ văn xuôi (truyện, tiểu thuyết). Ngôn ngữ thơ mang tính hàm súc, cô đọng, cô đúc, hết sức kiệm lời, ít lời mà nhiều ý, ý tại ngôn ngoại. Bên cạnh, ngôn ngữ thơ còn có những đặc trƣng khác nữa nhƣ biểu cảm, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu. Riêng ở thơ cách luật, bên cạnh các đặc trƣng vừa nêu, mã nghệ thuật còn thể hiện ở tính quy phạm về hình thức của thể loại nhƣ niêm, luật, vần, đối, nhịp. Tất cả những yếu tố trên chỉ là các tiêu chí hình thức của mã nghệ thuật thơ, mà khi xác lập mã nghệ thuật, ngƣời nghiên cứu cần phải xem nó nhƣ là kim chỉ nam, nếu không sẽ lạc đƣờng mất hƣớng. Bên cạnh các tiêu chí về hình thức, khi xác lập mã nghệ thuật của thơ cần phải tính đến các tiêu chí khác nhƣ đề tài, cảm xúc, nghệ thuật xây dựng hình tƣợng, miêu tả hình ảnh trong thơ, quan niệm về con ngƣời, tƣ duy nghệ thuật của tác giả v.v..
Về phƣơng pháp luận, để xác lập mã nghệ thuật thơ Đƣờng luật của Quách Tấn, cần phải so sánh thơ ông với thơ Đƣờng luật cùng thời. Ví dụ, thơ Đƣờng luật trên Nam phong tạp chí chẳng hạn mà có lần Xuân Diệu đã phê phán những bài vịnh sử, vịnh liệt nữ với quan điểm khá bảo thủ về trinh tiết, hay thơ bộc lộ lòng yêu nƣớc với những motip sáo mòn nhƣ “gánh nƣớc”, đây chính là lối thơ nói chí, tải đạo. Thơ Đƣờng luật của Phan Mạnh Danh thì theo lối tập cổ công phu nhƣng lối viết rất cũ kỹ, thiếu cảm xúc chân thực.
Ở đây, chúng tôi xin đƣợc điểm qua vài nét về mã nghệ thuật - cái làm nên cái cá tính sáng tạo và phong cách riêng của ngƣời sáng tác.
Văn học là sự tự ý thức văn hóa. Văn học chẳng những là một bộ phận của văn hóa, chịu sự chi phối ảnh hƣởng trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những phƣơng diện tồn tại và bảo lƣu văn hóa. Văn học chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ môi
trƣờng văn hóa của một thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc. Cùng với hệ thống giá trị văn hóa là những mô thức văn hóa riêng của một cộng đồng dân tộc, văn học đã tự giác tiếp nhận và thể hiện những giá trị và mô thức mà cả cộng đồng tôn trọng và tuân thủ.
Mặt khác, nhà văn - chủ thể sáng tạo phải là con đẻ của một cộng đồng, thuộc về một cộng đồng nhất định, muốn hay không anh ta cũng đã tiếp nhận những thành tố văn hóa của cộng đồng mình, những lối tƣ duy, những mô thức ứng xử trong đó chứa đựng nội hàm văn hóa tâm lý riêng của thời đại cũng nhƣ những ngƣng tụ giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng. Vì vậy nhà văn dù sáng tạo tới đâu, viết ra hay nói ra vấn đề gì thì cũng vẫn thể hiện tâm thái văn hóa và những kết cấu tâm lý văn hóa độc đáo của dân tộc mình.
Từ tác phẩm của nhà văn đến công chúng độc giả là một quá trình chuyển tải mã văn hóa của cộng đồng thăng hoa thành ngôn ngữ, các biểu tƣợng, thành mã riêng của ngƣời sáng tác. Sự tiếp nhận tùy thuộc vào trình độ của độc giả và quan trọng hơn là nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ của thời đại, những điều này nằm trong tâm thức văn hóa thời đại và công chúng độc giả. Điều này lý giải vì sao ngƣời ta lại thích tác phẩm này hơn tác phẩm khác, thể loại này hơn thể loại khác, cho dù thời đại sản sinh ra chúng đã qua đi.
Bên cạnh đó “mã nghệ thuật” - những “tín hiệu ngôn ngữ” này cần phải đƣợc “giải mã”. Việc lập mã thuộc về tác giả và giải mã là một trò chơi trí thức thú vị đối với độc giả. Một mật mã kêu gọi đƣợc sự quan tâm, chú ý của nhiều ngƣời, dẫn dắt họ vào mê cung của ý nghĩa, buộc họ phải phát huy hết khả năng của mình để tìm tòi, phát hiện, giải đáp và chứng minh, đó là một mật mã đã thành công trong công việc “mã hóa” ngôn từ của mình. Và chắc chắn ngƣời lập ra “mật mã” này sẽ đƣợc hoan nghênh và công nhận.
Nhƣ vậy, mã nghệ thuật của thơ chính là những tín hiệu nghệ thuật đƣợc xem nhƣ là những tiêu chí về hình thức và nội dung của thơ, mà những tiêu chí này thể hiện tính đặc trƣng của thơ, mà nhờ chúng ngƣời đọc có thể phân biệt thơ của nhà thơ này với thơ của nhà thơ cách. Điều đó, còn có nghĩa là mã nghệ thuật có liên
quan và liên đới với cá tính sáng tạo, với phong cách thơ, vì chính chúng đã góp phần làm nên cá tính sáng tạo và phong cách riêng của nhà thơ.