CẢM HỨNG VỀ THIÊN NHIÊN

Một phần của tài liệu Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn (Trang 81 - 95)

- Tính tượng trưng của tư duy thẩm mỹ trong thơ Đường luật

MÃ NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG LUẬT CỦA QUÁCH TẤN NHÌN TỪ NỘI DUNG CẢM HỨNG

2.2. CẢM HỨNG VỀ THIÊN NHIÊN

Thiên nhiên là đề tài muôn thuở của thơ ca , là ngƣời bạn tri âm , tri kỷ với thi nhân. Vì thế, mô ̣t trong nhƣ̃ng cảm hƣ́ng chủ đa ̣o hàng đầu của thơ Quách Tấn là :

Tình yêu thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ Quách Tấn nắm trong nguồn mạch thơ

Đƣờng luật nửa đầu thế kỷ XX viết về thiên nhiên nhƣ thế nào?

Trong cuộc đấu tranh giữa hai phái Mới và Cũ, nhiều ngƣời phái Mới đã cho rằng thơ Đƣờng luật trên báo chí nửa đầu thế kỷ XX là sáo rỗng cũ mòn, đã hết thời. Nhận xét trên chỉ đúng với một số ít bài thơ mà thôi. Thật ra, riêng về đề tài và

cảm hứng thiên nhiên trong thơ Đƣờng luật Quốc ngữ hồi này không chỉ sống động mà còn giàu hình ảnh và cảm xúc. Điều này có đƣợc là do chất lƣợng miêu tả mới. Ví dụ: Phạm Xuân Hoè đã tƣởng tƣợng phong phú khi đứng bên bờ hồ lúc trời mƣa:

“Chòm sao sợ sấm ngồi nhay nháy,/ Đoàn chớp do mây chạy nhố nhăng.” (Đứng

bờ hồ Cửu Long). Vân Đài tả đảo Cát Bà với núi giăng, với buồm căng lúc nắng

sớm: “Một núi rủ theo bao núi khác,/ Đỡ trời nghiêng chắn bể bao la./ Buồm căng

nắng sớm ngang tàng lƣợn,/Thuyền chở trăng chiều sóng sánh qua.” (Đảo Cát Bà).

Hàn Mặc Tử thì miêu tả thiên nhiên kết hợp với tình cảm chủ quan, khám phá thiên nhiên bằng tâm hồn, bằng tƣởng tƣợng bay bổng và cảm xúc mạnh mẽ: “Bóng

nguyệt leo song sờ sẫm gối,/ Gió thu lọt cửa cọ mài chăn.” (Thức khuya); “Hôm

nay có một nửa trăng thôi,/ Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi…/ Ta nhớ mình xa thƣơng

đứt ruột,/ Gió làm nên tội buổi chia phôi.” (Một nửa trăng). Quách Tấn thì quan sát

thiên nhiên với những biến thái tinh vi và miêu tả hoàn toàn bằng chủ quan: “Tình ta lóng lánh giọt sƣơng mai,/ Ngọc mấy hàng ngƣng đọng bóng trời./ Dì gió đa tình

ơi, chớ đến,/ làm cho lá sợ hạt sƣơng rơi.” (Giọt sƣơng mai); và: “Trăng ghẹo non

sông nằm thồn thức,/ Gió ru trời đất ngủ mơ màng.” (Canh khuya tỉnh giấc). Từ đó,

có thể thấy, thơ Đƣờng luật Quốc ngữ hồi này đã có sự chuyển biến về chất lƣợng trong cách viết, trong cách diễn đạt; về tƣ duy cũng nhƣ về cảm xúc. Điều này, không chỉ thấy ở thơ của các nhà thơ vừa trích dẫn ở trên, mà còn thấy ở các nhà thơ khác nhƣ: Đông Hồ, Lê Bạch Nhƣ, Mộng Lan, Ái Hoa, Mộng Sơn, Đỗ Huy Nhiệm, Trần Hữu Giƣơng… Chẳng hạn, Đông Hồ trong bài Xuân nhật thi bút:

“Khói lồng bờ liễu mày xanh biếc,/ Sƣơng đƣợm cành mai dáng thƣớt tha. (…) Nõn

nà má thắm đào say gió,/ Tha thiết mày xanh liễu nhuốm sƣơng.” Còn đây là thơ

của Mộng Sơn tả gió: “Ngàn mây tóc xoả bay theo gió,/ Dặm liễu rùng mình lƣớt dƣới mƣa./ Quán khách buồn trông giời đất lạnh,/ Bên tai thác đổ tự bao giờ?”

(Gió). Đỗ Huy Nhiệm cũng có thơ tả gió: “Cơn gió đìu hiu lƣớt mặt hồ,/ Thổi rơi xuống nƣớc chiếc hoa khô./ Giật mình làn nƣớc cau mày giận,/ Tan cả vầng trăng

toả lững lờ.” (Đìu hiu). Nhƣ vậy, cùng một đề tài về “gió”, mỗi nhà thơ có cách tƣ

duy và cảm xúc khác nhau.

Có khi nhà thơ không chỉ tả cảnh đang vận động mà cảnh còn đƣợc xây dựng bằng tƣởng tƣợng, liên tƣởng có khi nghịch lý nhƣ trong thơ của Đông Hồ: “Mặt

nƣớc hòn non nổi,/ Đáy hồ mảnh nguyệt trôi./ Chiếc thuyền thong thả dạo,/ Tiếng

hát động chân trời.” (Bơi thuyền chơi Đông hồ - Đông Hồ), nhờ thế mà ngƣời đọc

có cảm giác thiên nhiên gần với cuộc sống con ngƣời, và do vậy, thiên nhiên sống động hơn, tình cảm hơn.

Với Quách Tấn, tình yêu thiên nhiên trong thơ ông, có thể nói , đƣợc hình thành từ quan niệm “thiên nhân tƣơng dữ”, “thiên nhân tƣơng cảm”, xem thiên nhiên không chỉ là khách thể , mà trái lại còn gắn bó , hòa hợp với con ngƣời . Mă ̣t khác, nhƣ̃ng thành tƣ̣u của khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t , của triết học và nhất là những tinh hoa của tôn giáo, đă ̣c biê ̣t là nhà Phâ ̣t đã chi phối cách nhìn , sƣ̣ cảm nhâ ̣n và tƣ duy của Quách Tấn về thiên nhiên . Tƣ̀ đó, ngƣời đo ̣c có thể hiểu thêm về Quách Tấn và thơ của ông viết về thiên nhiên . Quách Tấn là con ngƣời mến mộ đạo Phật . Ông nhìn thiên nhiên bằng cảm quan Phật giáo . Theo nhà thơ, “con ngƣờ i và thiên nhiên tác động tƣơng hỗ với nhau về các mặt thể xác , trí tuệ và tâm linh”, bằng một thái đô ̣ “đồng rung cảm, đồng đau khổ và đồng sinh diê ̣t” [71]. Chính vì thế mà , thiên nhiên trong thơ Quách Tấn là hình ảnh thiên nhiên hiện thực , mang dấu ấn cảm xúc cá nhân nhà thơ, có khi đƣợc nhìn qua cảm quan Thiền đạo của nhà Phật . Đồng thời, thiên nhiên trong thơ ông không tĩnh tại mà luôn có sự vận động. Đọc những bài thơ viết về thiên nhiên qua các tập thơ trƣớc năm 1945: Một tấm lòng (1939),

Mùa cổ điển (1941) và từ năm 1945 về sau: Đọng bóng chiều (1965), Mộng Ngân

Sơn (1966), Giọt trăng (1973)… sẽ thấy rõ điều này 2.2.1. Hình ảnh thiên nhiên trong hiện thƣ̣c cuô ̣c sống

Với tƣ cách là nhà thơ , Quách Tấn luôn muốn hòa điệu cùng với thiên nhiên . Bởi con ngƣời sống giƣ̃a thiên nhiên , thiên nhiên là cái nôi nuôi dƣỡng con ngƣời; đồng thời , thiên nhiên còn là đối tƣợng , là khách thể để con ngƣời ngắm nhìn , thƣởng thƣ́c, giãi bày hay gởi gắm tâm tƣ .

Đây là ƣớc vo ̣ng của nhà thơ trong cái ồn ã giƣ̃a đời thƣờng , trong lòng phố thị: Cám ơn ông hàng xóm,

Ngƣng mở máy thu thanh. Võng đƣa thềm mận chín,

Nghe sẻ gọi bình minh. (Tiếng vui)

Một tình cảnh rất đáng thƣơng ! Thi sĩ phải c hịu đựng tiếng loa phát thanh suốt ngày dài , suốt năm tháng ! Ông chỉ mong ƣớc có đƣợc chút khoảnh khắc yên tĩnh để lắng lòng nghe tiếng chim hót và ngắm ánh bình minh .

Đôi dòng thơ trên đủ cho thấy nhƣ̃ng gì mà Quách Tấn kha o khát, nhƣ̃ng gì là chất sống quan tro ̣ng của thi sĩ: hoa trái, chim chóc, ánh bình minh, trăng sao và bao nhiêu yếu tố khác của thiên nhiên , mô ̣t thiên nhiên hiê ̣n hƣ̃u đã tƣ̀ muôn triê ̣u năm , trƣớc khi loài ngƣời có mă ̣t trên trái đất này. Tƣ̀ đó, dáng vẻ của thiên nhiên không ngƣ̀ng ánh lên tỏa sắc lung linh và bao vẻ đe ̣p đă ̣c thù của nó đã đƣợc ngòi bút Quách Tấn tái hiện lại thật sinh động.

Đó là vẻ thanh bình , nhẹ nhàng và nên thơ nhƣ một bức tr anh tả chân với nhƣ̃ng hình ảnh quen thuô ̣c bình di ̣ ở thôn quê , thông qua hình ảnh cây măng tre với vòi cong cong , cao vút nơi bu ̣i tre , mọc bên dòng khe nƣớc trong vắt ; và trên cành măng ấy, có con chim chèo bẻo đang đậu lắc lƣ , dƣờng nhƣ nó đang cất tiếng hót líu lo dƣới nền trời rạng đông rực hồng ấm áp . Theo cách diễn đạt của thơ cổ điển “ý tại ngôn ngoại”, cho dù nhà thơ không nhắc đến âm thanh nhƣng câu thơ vẫn vang vo ̣ng tiếng chim:

Lên dòng khe nƣớc trong, Cây măng vòi cong cong. Lắc lƣ chim chè o bẻo, Trên nền trờ i rạng đông. (Rạng đông)

Đây là cảnh cánh đồng quê vàng ửng hƣơng thơm của lúa theo làn gió nồm nam; dƣớ i ánh nắng hồng, có tiếng chim cu cƣờm đang gù gù dòn dã . Cảnh đƣợc vẽ lại thật uyển chuyển, gió phơi phới đƣa hƣơng, rỡ ràng và vui tƣơi:

Sóng gợn đồng lúa thơm,

Hƣơng theo ngọn gió nồm. Qua hàng tre nắng nhuộm, Dòn dã tiếng cu cƣờm.

Đó còn là cảnh gió thổi bất chợt , trăng soi lô ̣ng lẫy làm con ngƣ ời choáng ngơ ̣p cuốn hút cả thần hồn :“Thình lình dì gió mở tung cửa ,/ Đƣa chi ̣ Hằng Nga lộng lẫy vào.” (Thình lình)

Hoă ̣c cảnh vâ ̣t lãng ma ̣n , thơ mô ̣ng với hoa , gió, trăng, dáng liễu rủ nhƣ tóc xỏa, chúng nhƣ đang tình tự q uấn quyê ̣n bên nhau qua cách dùng các đô ̣ng tƣ̀

“chộp”, “dƣ̀ng” thật đă ̣c sắc và liên tƣởng thú vi ̣ :“Hồn hoa chộp mộng thơm hồn

gió,/Tóc liễu dừng thơ đón tóc trăng.” (Đêm tình)

Thiên nhiên với các loài hoa khoe sắc thắm tƣơi trƣ ớc gió, dƣới sƣơng đƣợc nhà thơ ghi lại thật kiều diễm , thâ ̣t vƣơng giả làm cho lòng ngƣời chuếnh choáng đắm say. Nàng gió đã làm những cánh hoa thƣợc dƣợc đong đƣa nhƣ đang say múa trong mƣa ; nhƣ̃ng gio ̣t sƣơng trong đêm xuân nhƣ làm cho những đóa hải đƣờ ng chơ ̣t tỉnh giấc mô ̣ng đe ̣p :“Thƣợc dƣợc gió bay màu túy vũ ,/ Hải đƣờng sƣơng tỉnh

giấc xuân tiêu .” (Xuân quạnh). Có lẽ khi viết hai câu thơ trên , Quách Tấn đã chịu

ảnh hƣởng thơ Cung oán ngâm khúc của Ôn Nhƣ Hầu Nguyễn Gia Thiều , ở câu 137-138 của khúc ngâm: “Khoa thƣợc dƣợc mơ mòng thụy vũ , Đóa hải đƣờng thƣ́c

ngủ xuân tiêu” . Có điều ở đây , Quách Tấn mƣợn chữ nghĩa chứ không mƣợn ý

tƣởng của ngƣời xƣa. Câu thơ của cu ̣ Nguy ễn Gia Thiều ghi lại tâm trạng của cung nƣ̃, lúc này nàng đang hồi tƣởng lại ngày tháng đƣợc nhà vua sủng ái , thông qua nhƣ̃ng hình ảnh ẩn du ̣ và nhƣ̃ng điển cố . Ngƣời cung nƣ̃ tƣởng tƣợng tâm tra ̣ng của nàng trong cái đêm hôm ấy chẳng khác nào nhƣ cành hoa thƣợc dƣợc đang khoe vẻ đe ̣p mơ màng dƣới cơn mƣa lành ngày xuân êm di ̣u ; và cũng chẳng khác gì đóa hải đƣờng mơn mởn đang say ngủ lúc đêm xuân . Bên ca ̣nh hình ảnh thiên nhiên ẩn du ̣ trên, câu thơ cò n dùng nhƣ̃ng điển cố : “thụy vũ” là cơn mƣa , chỉ điềm lành ; đây chính là ân sủng của nhà vua . “Xuân tiêu” là đêm xuân , lấy tƣ̀ ý của Đƣờng thi

“Xuân tiêu nhất khắc tri ̣ thiên kim” (Một khắc đêm xuân xƣ́ng nghìn vàng). Câu thơ

“Đóa hải đƣờng thƣ́c ngủ xuân tiêu” đã dùng điển Dƣơng Quý phi say rƣợu nằm

ngủ, vua Đƣờng Minh Hoàng go ̣i mãi không dâ ̣y , vua bèn nói “Hải đƣờng thụy vi ̣

túc da?” (Hoa hải đƣờng ngủ chƣa đủ sao ?), ý muốn nói nhà vua sủng yêu nàng

lắm và ví nàng đe ̣p nhƣ hoa hải đƣờng . Còn câu thơ của Quách Tấn chủ yếu là tả vẻ đe ̣p tình tƣ́ của thiên nhiên trong đêm xuân.

Đôi khi nhà thơ dùng thủ pháp “lấy mây vẽ trăng” của thơ xƣa để tái hiện cảnh vâ ̣t. Điều này thể hiê ̣n trong bài thơ tả con sâu cƣ̉u . Trong bài thơ, tác giả không chỉ tả con sâu già nép mình trong lá mà qua đó , nhà thơ nhƣ muốn tái hiện cả một bầu trời ánh ngời sắc xanh , rỡ ràng, lô ̣ng lẫy nhƣ ha ̣t ngo ̣c kim cƣơng :“Châu thân trùm

phí thúy ,/ Đôi mắt ngời kim cƣơng ./ Mộng ấp trời xanh thẳm ,/ Trên cành cƣ̉ lý

hƣơng (Con sâu cƣ̉u). Còn đây là cảnh vƣờn dƣ̀a của mô ̣t vùng quê ven biển đƣơ ̣c nhà thơ vẽ lại qua một điểm nhìn liên tƣởng độc đáo . Nhìn tàu dừ a đung đƣa theo làn gió biển, nhà thơ liên tƣởng đến đuôi chim phụng đang tung bay . Sƣ̣ liên tƣởng này làm cho hình ảnh thiên nhiên vừa diễm lệ , vƣ̀a huyền thoa ̣i:“Vƣờn dƣ̀a mé biển

tung đuôi phụng.” (Qua Phú Yên tƣ́c cảnh)

Cũng nhƣ các bậc thi nhân ngày xƣa , Quách Tấn đã xem thiên nhiên là bầu bạn, tri kỷ tri âm . Ông xem bầy én biển Nha Trang là tƣơng tri ; mây nƣớc là ba ̣n hữu; mảnh trăng là cố tri . Thiên nhiên ấy nhƣ đang trò chuyê ̣n , cùng trao đổi tâm tình với nhà thơ : “Tuy không ngƣời đối bóng ,/ Bầy én bạn tƣơng tri . (Vàng ngập bến) hay: “Đêm đêm nằm đợi canh gà giục ,/ Mảnh nguyệt rừng xa bạn cố tri .”

(Lánh cƣ). Thật chẳng khác nào nhƣ cu ̣ Ƣ́c Trai năm xƣa tƣ̀ bỏ chốn quan trƣờng để trở về Côn Sơn ngồi ngâm th ơ nhàn dƣới rƣ̀ng trúc , dƣới bóng cây tùng , múc nƣớc khe pha trà , gối đầu lên đá mà ngủ và xem thiên nhiên là láng giềng , bầu ba ̣n, anh

em: “Núi láng giềng , chim bầu bạn ; Mây khách khƣ́a , nguyê ̣t anh tam”; hay “Cò

nằm, hạc lẩn nên bầu bạn; Ấp ủ cùng ta làm cái con”.

Trong một tập thơ khác dù không viết theo thể Đƣờng luật, mà viết theo lối đồng dao, nhƣng cảm hứng này cũng thể hiện rõ. Có khi nhà thơ cùng thiên nhiên bay nhảy với trẻ thơ, để reo lên n iềm vui mê say , trong sáng :“Ô vui thay!/ Ô vui

thay!/ Hoa xoan lay/ Đàn bƣớm bay/Trong nắng hƣ̀ng/ Trong gió hƣơng/ Tiếng ve

gọi/Lời trẻ nói/Ngang qua đƣờng...” (Trong nắng hè – tập Vui với trẻ em).

Dƣới cái nhìn của thi nhân, thiên nhiên nhƣ có tâm tra ̣ng của con ngƣời , mang nỗi đau con ngƣời , nhất là buồn nhớ trong buổi chia ly . Hình ảnh giậu trúc ngoài ngõ bao lần đổi thay, phải chăng vì vƣơng vấn nỗi buồn ly biê ̣t?:

Ngõ ngoài trúc đổi bao lần biếc, Còn vƣớng hoàng hôn lúc biệt ly. (Ngõ trúc)

Mùa đông, lá cây lìa cành ; bầu trời dƣờng nhƣ trĩu nă ̣ng , trời đất nhƣ gần với nhau hơn. Đây là mô ̣t quy luâ ̣t tuần hoàn của thiên nhiên . Nhƣng nhìn sƣ̣ đổi thay của thiên nhiên lúc đông về , nhà thơ nhƣ hiểu và cảm thông nỗi niềm của thiên nhiên, rồi thổi vào chúng mô ̣t tình cảm của con ngƣời . Rõ ràng c ái nhìn về thiên nhiên của Quách Tấn thâ ̣t đâ ̣m tính nhân văn:

Lá thƣơng nhánh nặng bay hầu hết, Trờ i sợ non côi xích xuống gần.

(Trời đông) hoă ̣c: Lẻ vàng hoa mật trắng,

Khăng khít niềm thƣơng thân. (Bóng chiều xƣa)

Nhƣ̃ng hòn đá vô tri vô giác mà ta ̣o hóa khéo cho chúng xếp chồng lên nhau ở bãi biển Nha Trang, dƣới cái nhìn của thi nhân cũng mang nặng tình ngƣời, mô ̣t tình nghĩa gia đình thâm sâu, ở đó, chúng biết nƣơng tựa nhau, đỡ đần nhau:

Trờ i mây biển nƣớc cảnh mênh mông, Chân nú i dô ra đá mấy chồng.

Khăng khít thớt em nƣơng thớt chi ̣, Vƣ̃ng vàng hòn cháu đỡ hòn ông. (Chơi Hòn Chồng cảm đề)

Theo Quách Tấn, thiên nhiên đã bồi đắp cho con ngƣời niềm ru ng cảm và tình thƣơng yêu sâu lắng thì con ngƣời cũng phải đáp la ̣i bằng tình cảm , bằng sƣ̣ tôn trọng nhau. Đây là mô ̣t ƣ́ng xƣ̉ đe ̣p , thắm tình đâ ̣m nghĩa. Bằng chƣ́ng là nhà thơ đã cất bƣớc rón rén , nhẹ nhàng lúc đi dạo tron g đêm khuya , vì sợ các chú chim thức giấc: “Bƣớc hoa dìu gió nhe ̣,/E động giấc hoàng ly.” (Giếng hƣơng)

Nhà thơ cho rằng, cái đẹp của thiên nhiên phải hài hòa , phải là cái đẹp nguyên sinh. Vì thế, ông không muốn hái hoa vì thƣơng; nhìn thấy hoa rụng lại càng thƣơng thêm, chẳng khác nào nhƣ Nguyễn Trãi ngày xƣa sợ làm mất đi vẻ đe ̣p của thiên nhiên, cụ thể là sợ làm tan vỡ vẻ đẹp ánh trăng trong ao nên chẳng muốn buông dây câu cá; sợ chim không nơi làm tổ nên ngại phát cây rừng : “Trì tham nguyê ̣t hiê ̣n ,

chẳng buông cá; Rƣ̀ng tiếc chim về, ngại phát cây”. Còn Quách Tấn thì:

Hoa rụng lòng thêm thƣơng. (Tình hoa)

Đó là nhƣ̃ng nét đồng cảm , đồng rung đô ̣ng , cùng chia sẻ vui buồn của thi sĩ đối với thiên nhiên. Mô ̣t tấm lòng đầy nhân ái, đâ ̣m chất nhân văn.

2.2.2. Tái hiện mô ̣t số hình ảnh thiên nhiên: hoa cúc, chim én, ánh trăng...

- Trƣớ c hết là hình ảnh hoa cúc. Không phải ngẫu nhiên mà trong thơ Quách Tấn, hoa cúc xuất hiê ̣n với tần số cao . Quách Tấn miêu tả nhiều hoa cúc bởi nhà thơ rất yêu hoa cúc. Sƣ̣ yêu thích đó nhƣ in sâu trong tâm tƣởng nhà thơ , thành nỗi “ám ảnh” trong thơ ông , tƣ̀ đó cái sắc vàng di ̣u tƣơi tắn kia nhƣ lan tỏa khắp trong thơ ông, nhƣ̃ng cánh hoa tƣởng chƣ̀ng mong manh kia la ̣i bao phủ đƣợc toàn bộ hồn thơ Quách Tấn. Bài thơ sau viết theo lối thơ bốn chữ nhƣ đồng dao:

Vàng ƣơm lác đác Cành sƣơng xao xác

Chồi cúc đƣợm hƣơng

Nét cúc tuy buồn

Lòng cúc vẫn đƣợm

Nắng xuân không tƣởng Ngại gì lạnh thu

Song Nam bạn bầu Có ông Bành Trạch …

(Các loài hoa – tâ ̣p Vui vớ i trẻ em)

Ở đây, hoa cúc là biểu tƣợng cho cốt cách thanh cao , phẩm tiết cƣ́ng cỏi , ngời

Một phần của tài liệu Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn (Trang 81 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)