Nhịp điệu và một vài nhịp điệu trong thơ Quách Tấn

Một phần của tài liệu Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn (Trang 132)

- Tính tượng trưng của tư duy thẩm mỹ trong thơ Đường luật

MÃ NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG LUẬT CỦA QUÁCH TẤN NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN

3.3.1.1. Nhịp điệu và một vài nhịp điệu trong thơ Quách Tấn

Giữa nhiều yếu tố đảm bảo sự liên kết trong kết cấu văn bản ngôn từ một bài thơ trữ tình, vần và nhịp thƣờng vẫn đƣợc xem là hai yếu tố cơ bản nhất, đồng thời cũng thu hút sự chú ý nhiều nhất của giới nghiên cứu ngữ văn học. Vai trò và chức năng của nhịp điệu trong việc tổ chức một bài thơ trữ tình đƣợc các nhà nghiên cứu, phê bình nhận định nhƣ thế nào? Nếu không có nhịp điệu, ngƣời ta không thể nào nhận thức nổi, nhận thức đúng về nội dung của chuỗi âm thanh, chuỗi ngôn từ phát ra tƣởng chừng vô tận theo thời gian. Nhờ nhịp điệu gắn liền với những chỗ ngừng, ngắt đƣợc phân bố hợp lí, căn cứ vào quy luật tổ chức nội dung ý nghĩa của ngôn từ và khả năng chú ý, theo dõi cũng nhƣ nhịp thở. Tùy trạng thái cảm xúc của độc giả mà chuỗi ngôn từ bất định kia đƣợc cấu trúc, trở thành tác phẩm nghệ thuật có khả năng gây xúc động và đƣa lại những nhận thức mới về cuộc sống. So với nhịp điệu của văn xuôi, nhịp điệu của thơ trữ tình có tính tổ chức cao hơn hẳn đến mức trở thành yếu tố đặc trƣng nhất của thơ. Bởi vì thơ về cơ bản đã đƣợc giải phóng khỏi chức năng tạo hình, thuật sự để tập trung vào việc biểu hiện, bộc lộ cảm xúc, mà cảm xúc là một cái gì rất khó định hình, khó nắm bắt. Nhƣ vậy, nhịp điệu vừa phân định lớp lang của dòng cảm xúc đƣợc diễn tả bằng những âm thanh mang nghĩa. Giữa những yếu tố tạo nên tính hàm súc của ngôn ngữ thơ, nhịp điệu đã đóng một vai trò hết sức cơ bản. Có nhà lý luận đã cho rằng: Trong thơ ca không tồn tại cái

nhịp điệu thuần túy, cũng nhƣ trong hội họa không tồn tại sự đối xứng thuần túy. Nhịp điệu chỉ tồn tại nhƣ là sự tác động lẫn nhau giữa các thuộc tính tự nhiên ở chất liệu ngôn từ và quy luật bố cục về sự luân phiên đƣợc thực hiện một cách không đầy đủ, do có sự kháng cự của chất liệu. Một chức năng khác của nhịp điệu là chức năng khơi dậy mâu thuẫn đối nghịch trong tâm lý cảm thụ, nền tảng của nhịp điệu đƣợc hợp thành bởi cái cảm giác về sự đấu tranh giữa âm luật của thể thơ với ngôn từ, về sự bất hòa, sự không ăn khớp, sự mâu thuẫn giữa chúng với nhau.

Chúng ta thử tìm hiểu những yếu tố tạo nên nhịp thơ là những yếu tố nào? Nhịp thơ là cái đƣợc nhận thức thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chất chu kỳ, cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngƣng, chỗ ngắt và của những đơn vị văn bản nhƣ câu thơ (dòng thơ), khổ thơ, thậm chí đoạn thơ. Nhƣ vậy, yếu tố tạo nên nhịp điệu quan trọng nhất ở đây là những chỗ ngƣng, chỗ ngắt trong sự phân bố mau, thƣa đa dạng của chúng, là độ dài, ngắn khác nhau của các quãng nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ, đoạn thơ. Hiện tƣợng này có sự đồng nhất hai khái niệm

nhịpngắt nhịp chính là có cơ sở ở điểm này. Những chỗ ngừng, chỗ ngắt có thể

liên quan hoặc không liên quan tới sự tồn tại của vần mà liên quan tới những quy định khác trong mô hình âm luật, nhƣng phải nhận ra rằng những chỗ ngƣng, ngắt nhờ vần bao giờ cũng có một vị trí nổi bật. Nhờ vần, những chỗ ngƣng, ngắt trở nên sắc nét hơn. Do ở thơ tự do, số lƣợng âm tiết trong từng dòng thƣờng không cố định, đơn vị nhịp điệu có thể dài, ngắn khác nhau, ngƣời ta không thể ngừng nhịp theo mô hình sẳn có, khi ấy, trong nhiều trƣờng hợp, vần trở thành một tiêu chí rất quan trọng giúp ngƣời ta ngừng nhịp đúng chỗ. Để khảo sát hình thức nhịp điệu của một bài thơ, ta có thể dựa vào nhiều đơn vị tổ chức văn bản nhƣ câu thơ (dòng thơ), khổ thơ, đoạn thơ, nhƣng thực tế cho thấy rằng giữa chúng, câu thơ (dòng thơ) vẫn là đơn vị cơ bản nhất. Điều này có nguyên nhân ở chỗ các yếu tố tạo nhịp điệu nhƣ cú pháp, âm điệu (âm điệu của từ, âm điệu của đoạn câu), sự hòa âm (hòa âm nhờ luân phiên thanh điệu hay bố trí xen kẽ âm tiết có trọng âm với âm tiết không có trọng âm)… tập trung với một mật độ dày ở câu thơ. Khi đi vào tìm hiểu bất cứ một

yếu tố thơ nào trong bài thơ, ta cũng không tránh khỏi việc động đến những yếu tố

khác vốn cùng nằm trong một mạng lƣới quan hệ chằng chịt. Nếu quan tâm chủ yếu

chính nó là nhạc điệu. Chúng ta không nên đồng nhất ba khái niệm: nhịp điệu, ngữ điệu và nhạc điệu, nhƣng phải thấy rằng chúng thực sự bào hàm lẫn nhau vì đều hƣớng tới định danh cùng một khách thể. Câu thơ nhƣ một đơn vị then chốt của mọi sự khảo sát về nhịp điệu, hay nói khác hơn là nhƣ một đơn vị nhịp điệu cơ sở. Có nghĩa là có sự tồn tại của những loại hình nhịp điệu khác nhau trong thơ của từng thời đại khác nhau, bởi vì có sự tồn tại thực tế của nhiều loại hình câu thơ.

Nhịp điệu và thi tứ gắn bó chặt chẽ với nhau. Thơ muốn trở thành khúc nhạc lòng, nhạc hồn không thể không có tiết tấu, nhịp điệu uyển chuyển. Nhạc lòng chuyển hóa thành nhạc thơ. Nhạc thơ đa dạng, khi trầm bổng du dƣơng, lúc thanh thoát, nhẹ nhàng ứng với điệu hồn thi sĩ. Nhạc thơ biểu hiện cụ thể ở nhịp điệu. Thi nhân phổ nhạc cho thơ, tiếng thơ vang ngân trong không gian, tạo thành các bƣớc sóng gõ cửa tâm hồn độc giả. Thơ giàu nhạc điệu chỉ khi nào tâm hồn nhà thơ tràn đầy xúc cảm. Mọi sự thay đổi ngôn từ đều làm biến đổi nhịp điệu và nội dung tƣ tƣởng thể hiện. Xuân Diệu nói: “thơ hay thì lời thơ chín đỏ trong cảm xúc”. Do chỗ nhà thơ thổi hồn mình vào ngôn từ, cho nên chất nhạc thấm đẫm từng câu, từng chữ. Mỗi khuôn nhịp có thể ví với những âm giai độc đáo trong bản giao hƣởng tâm hồn của thi sĩ. Trong thơ, nhịp nhạc, vần điệu vận động khá đều đặn theo một chu kỳ, quy luật nào đó. Thơ tìm tòi tiết tấu, hƣớng tới sự gián đoạn trong chuỗi ngữ lƣu liên tục. Thơ gây ấn tƣợng bằng việc lệch chuẩn nhịp điệu. Thơ phá hủy tính chất tuyến tính của thời gian. Thơ hƣớng về ấn tƣợng ban đầu nên tìm tới các hình thức chuyển nghĩa. Thơ liên tục tạo ra các ký hiệu biểu đạt. Sự biểu đạt ý tứ bằng hình thức tiết tấu, nhịp điệu, khiến cho lời thơ không cần phải kéo dài nhƣ câu văn xuôi, lời thơ dứt khoát. Ngƣời xƣa thƣờng nói: Ý tại ngôn ngoại, có lẽ muốn nhấn mạnh rằng: Ý tứ nằm ở tiết tấu, vần nhịp. Chính tiết tấu, nhịp điệu góp phần tạo ra ý thơ phong phú. Sự thu hẹp vƣơng quốc thơ, sự mở rộng ranh giới văn xuôi, hoặc sự chuyển dịch của hai hệ thống đó vào nhau khiến nhiều ngƣời nhầm tƣởng vần, nhịp không còn quan trọng đối với thơ nữa. Thơ dù biến đổi đến đâu vẫn giữ cho mình những yếu tố nòng cốt, đảm bảo cho sức sống bất tử của thể loại, khiến nó tồn tại với tƣ cách phát ngôn thơ chứ không phải văn xuôi đơn thuần. Phản bội vần, nhịp, tiết tấu - theo nghĩa chặt chẽ của từ này, đồng nghĩa với việc phản thơ. Đổi mới thơ đích thực, trƣớc hết thuộc về đổi mới vần, nhịp, tiết tấu… Nhịp điệu góp phần làm

nên ý nghĩa của bài thơ. Cách gieo vần, ngắt nhịp, tổ chức tiết tấu câu thơ ít nhiều làm cho bài thơ phong phú thêm sức mạnh và năng lƣợng. Một dòng thơ ngắn có thể tƣơng ứng với một khuôn nhịp. Nhƣng thƣờng thì một câu thơ, dòng thơ có nhiều nhịp. Nhịp thơ không nhất thiết phải đều đặn, cố định. Nhịp thơ đổi thay theo nhu cầu biểu hiện ý tình; theo nhiệm vụ tái hiện sự vận động của sự vật, hiện tƣợng, theo ngữ điệu phát ngôn ở từng nhân vật.

Tổ chức nhịp điệu trong một bài thơ nhƣ thế nào phụ thuộc vào tƣ duy thơ ở từng tác giả. Tổ chức nhịp thơ thuộc về hệ thống biểu hiện nghệ thuật. Cả vần lẫn nhịp đều biểu đạt tƣ tƣởng, cảm xúc… Bỏ qua nhịp điệu, độc giả không thể gọi tên

sự vật một cách đầy đủ. Ngƣời ta có thể chủ trƣơng thơ không vần, nhƣng nhịp thơ

thì không bao giờ mất đi trong thi phẩm. Nhịp thơ trƣớc hết đƣợc lĩnh hội bằng trực giác, nhƣng không vì thế mà mất đi sự tinh tế, bí ẩn của thơ. Những cấu trúc nhịp sáng tạo luôn hấp dẫn, mời gọi độc giả cắt nghĩa. Giá trị của bài thơ không chỉ xét ở nội dung tƣ tƣởng, mà chủ yếu ở chỗ khiến cho bài thơ trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Nhịp thơ tham gia vào quá trình đó bằng cách tạo ra những giá trị thẩm mỹ đặc sắc ở từng khuôn nhịp cụ thể. Phát hiện ra ý nghĩa của nhịp thơ giúp độc giả tiếp cận với chiều sâu và vẻ đẹp toàn vẹn của đối tƣợng miêu tả. Khái niệm bƣớc thơ, quãng nhịp hay bƣớc nhịp diễn đạt độ dài của sự ngừng ngắt trong câu thơ. Mỗi bƣớc thơ có độ dài nhất định và tƣơng đối trọn vẹn về nghĩa. Chúng có thể độc lập về ngữ pháp. Mỗi bƣớc thơ có một tiêu điểm ngữ nghĩa, thể hiện ở sự nhấn giọng. Trƣờng độ bƣớc nhịp hài hòa với tiết tấu thơ, độ dài của các bƣớc thơ không đều nhau. Sự không đều nhau này tạo thành âm vang ngôn từ. Thuật ngữ khuôn

nhịp hay cấu trúc nhịp điệu giúp ta nhận diện đƣợc sự lặp lại đều đặn theo chu kỳ

của những bƣớc nhịp, các âm thanh mạnh yếu. Các khuôn âm luật ấy góp phần tạo ra tính nhạc cho bài thơ. Mỗi khuôn nhịp có trƣờng độ bƣớc nhịp nhất định. Ở mỗi bƣớc nhịp, số âm tiết hợp thành tiết tấu câu thơ luôn đƣợc hạn định.

Nhịp thơ là khái niệm chỉ một đơn vị ngôn ngữ nào đó đƣợc khu biệt về qui tắc

tổ chức âm thanh, từ loại, ngữ pháp so với các đơn vị ngôn ngữ khác. Có nhịp dòng thơ và nhịp tiết tấu trong dòng thơ. Nhịp thơ trùng với khung đoạn ngừng nghỉ của lời nói nghệ thuật. Nhịp thơ thay đổi tạo nên cảm giác lời thơ vận động. Nhịp thơ là nhân tố năng động tạo dựng hệ thống lời thơ ở cả phƣơng diện ngữ nghĩa và âm

thanh, chứ không phải yếu tố tĩnh tại. Nhịp điệu nằm bên trong bản thân kiến trúc ngôn từ và quy định kiểu kiến trúc ấy. Nhịp thơ một mặt thỏa ƣớc tuân theo quy luật khách quan của thể loại, mặt khác vận động theo quy luật trái tim, hơi thở con ngƣời. Hình thái nhịp điệu hiện thực hóa cấu trúc ý thơ, tứ thơ. Đƣờng nét vận động của nhịp điệu, ngữ điệu thể hiện rõ tính nhạc của ngôn từ. Nhịp thơ chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trƣớc hết là bị chế ƣớc bởi thi pháp thể loại. Ví dụ ở thơ Đƣờng luật thì ngắt nhịp theo hình thể đối lập nhau: chẵn trƣớc, lẻ sau 4/3 hay 2/2/3. Thơ Đƣờng luật kết thúc ở nhịp lẻ. Theo luật âm dƣơng đắp đối, nhịp thơ của ngƣời Tàu biểu hiện tính cƣơng, tiết tấu mạnh mẽ, sang trọng. Thơ lục bát của ngƣời Việt ƣa nhịp chẵn, nhịp đôi. Cặp song thất trong thơ song thất lục bát, dùng nhịp lẻ trƣớc, chẵn sau (3/4). Nhịp thơ của thơ ngƣời Việt biểu hiện tính nhu, tiết tấu mềm mại, gọn gàng. Thơ ngũ ngôn của ngƣời Việt nhiều khi ngắt nhịp lẻ trƣớc, chẵn sau (3/2), thơ ngũ ngôn của Trung Quốc có cách ngắt nhịp khác: chẵn trƣớc, lẻ sau (2/3). Nhƣ vậy, luật thơ Việt Nam khác với thi luật của Tàu. Hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì cấu trúc nhịp thơ mang tính dân tộc. Điều đó thể hiện rõ ở chỗ: cùng một thể thơ (thất ngôn, ngũ ngôn) nhƣng cách thức tổ chức nhịp điệu của thi nhân Việt Nam và Trung Quốc không giống nhau. Sự khác biệt này có lẽ là do hệ tƣ tƣởng và quan niệm triết học – mỹ học của chủ thể sáng tạo quy định. Vì nhịp điệu của thơ không tách rời hệ hình tƣ duy và điệu thức xúc cảm, nhịp thơ luôn phù hợp với ngữ nghĩa và ngữ điệu.

Ranh giới của từng nhịp do sự luân phiên của các nhóm thanh điệu cao bổng - thấp trầm, mạnh - yếu quy định. Trong thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt Đƣờng luật cuối tiếng thứ tƣ bao giờ cũng tạo thành một nhịp, vì nhịp thơ ngắt ở đây có tác dụng cân chỉnh cao độ và trƣờng độ trong cấu trúc âm thanh của câu. Thơ luật trắc vần bằng và thơ luật bằng bằng vần bằng khác nhau về hệ thống thanh điệu. Do đó, vẻ đẹp âm nhạc ở từng bài không giống nhau. Hiện tƣợng một câu thơ có thể tách thành bốn nhịp trở lên rất ít xảy ra trong thơ thất ngôn Đƣờng luật, bởi vì hệ thống thanh điệu đƣợc phân bố tƣơng đối đều theo quy luật thể loại, các âm tiết hiệp vần với nhau cũng thƣờng đứng ở vị trí cố định (vần chân). Thơ thất ngôn Đƣờng luật có khuôn âm luật chặt chẽ. Đối với thể song thất lục bát, trong câu thất ngôn luôn gieo vần lƣng ở chữ thứ ba hoặc chữ thứ năm (thƣờng là chữ thứ năm). Do đó, nhịp

thơ thƣờng ngắt ở tiếng lẻ trƣớc. Thơ thất ngôn Đƣờng luật không có vần lƣng, ngƣời làm thơ gieo vần chân và theo lối độc vận. Do vậy, nhịp thƣờng ngừng ở

tiếng chẵn. Các bƣớc thơ liên kết với nhau, một phần nhờ hiện tƣợng gieo vần. Ở

thơ cổ điển, số âm tiết trong mỗi dòng đều nhau, vì thế nhịp thơ ổn định. Thơ Mới phá vỡ nguyên tắc tạo nhịp của thơ cổ điển, khƣớc từ quan niệm phân đôi thế giới của ngƣời xƣa, hơn nữa đã sử dụng nhiều kiểu câu, nên nhịp thơ linh hoạt, biến hóa đa dạng. Từ những câu thơ vô nhân xƣng ở thơ trung đại đến câu thơ nhấn mạnh chủ ngữ ở thơ hiện đại có thể xem nhƣ bƣớc chuyển lớn về sự phân bố nhịp điệu. Khi nhà thơ ý thức về cá tính, đề cao tính chất cá nhân trong cảm thụ, miêu tả thế giới thì lập tức xuất hiện dòng thơ mang nhịp lẻ.

Hiện tƣợng đảo ngữ, viết sai ngữ pháp đều ảnh hƣởng đến cơ cấu nhịp điệu. Nhịp thơ chịu sự quy định của hệ thống kiểu câu. Sự đa dạng của kiểu câu quy định chỗ ngắt giọng, tạo ra sự phong phú về chất nhạc bên trong câu thơ. Thơ điệu nói, điệu ngâm khác nhau trong việc quy định cao độ cho các thanh, tức tạo ra cấu trúc câu có điểm nhấn giọng xác định và theo đó quy định luôn nhịp thơ. Thơ điệu ngâm khuôn nhịp thƣờng kéo dài. Thơ điệu nói khuôn nhịp co giãn tự do. Đối với câu ghép, mỗi vế tƣơng đƣơng với một đơn vị nhịp. Nhịp thơ tạo ra lƣợng ý nghĩa bổ sung khá lớn so với nghĩa từ vựng. Nhịp thơ thể hiện kỹ thuật tổ chức các đơn vị ngôn ngữ của nhà thơ. Nhịp thơ tạo ra sức vang vọng về âm điệu và ngữ nghĩa. Tính có nhịp điệu chính là một tiêu chí để phân biệt lời thơ với ngôn ngữ văn xuôi, cho thấy sự gần gũi giữa nó với âm nhạc. Sự đa dạng của nhịp thơ giống nhƣ sự đa dạng của giai điệu. Các thanh điệu cao thấp, các âm luyến láy đƣợc biểu hiện qua các bƣớc đi của giai điêu, nhịp điệu.

Trên đây là những điều cơ bản để nhận diện nhịp điệu của một bài thơ, đặc biệt là thể thơ Đƣờng luật. So với những chuẩn mực trên thì thơ Quách Tấn có những đổi mới gì trong việc tổ chức nhịp điệu của những bài thơ Đƣờng luật của mình?

Thơ Quách Tấn tuy có sự nối tiếp về thể loại, nhịp điệu, giọng điệu,… của Đƣờng thi, nhƣng các bài thơ của Quách Tấn phần lớn đều có những nét cách tân ở

Một phần của tài liệu Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)