Thơ Đường luật

Một phần của tài liệu Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn (Trang 42 - 43)

- Viết tƣ̀ năm 1976 đến 1986:

1.2.1.2. Thơ Đường luật

Theo Từ điển văn học bộ mới (2004) thì „thơ Đƣờng luật‟ còn gọi là „thơ cận thể‟ hay „thơ cách luật‟. Đây là thể thơ cách luật ngũ ngôn hoặc thất ngôn với luật lệ mang tính quy phạm đƣợc đặt ra từ đời Đƣờng ở Trung Quốc. Thơ Đƣờng luật có ba dạng chính: bát cú (mỗi bài tám câu, còn gọi là luật thi), tứ tuyệt hay tuyệt cú

cú, nhất là thất ngôn bát cú (mỗi bài tám câu, mỗi câu bảy chữ) đƣợc coi là dạng cơ bản, vì từ nó, có thể suy ra các dạng khác [24,tr.1690]. Thể thơ này đòi hỏi ngƣời sáng tác phải tuân thủ theo những luật lệ quy định có tính nghiêm cách, ngặt nghèo của thể loại nhƣ: niêm, luật, vần, đối; nếu không tuân thủ những quy định trên thì sẽ dẫn đến: thất niêm, thất luật, lạc vận, khổ độc v.v..

Nhƣ vậy, thơ Đƣờng luật là một thể loại của thơ, mà thể loại này với những luật lệ mang tính quy phạm đƣợc đặt ra từ đời Đƣờng, chứ nó không phải là thơ của một thời đại, một loại hình hay một trào lƣu thơ ca. Về tính quy phạm của thể thơ cách luật này sẽ đƣợc luận văn trình bày ở mục 1.2.2.

Điều cần lƣu ý không nên đánh đồng hai khái niệm „thơ Đƣờng luật‟ với „thơ Đƣờng‟ nhƣ trƣớc đây có vài nhà nghiên cứu đã ngộ nhận, mà ở trên luận văn có nêu.

Cũng không thể nhầm nó với „luật thi‟, vì „luật thi‟ là khái niệm dùng để chỉ thể thơ thất ngôn bát cú Đƣờng luật, là một thể của thơ Đƣờng luật. Điều này, hai nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức trong công trình Thơ ca Việt

Nam: hình thức và thể loại đã chỉ rõ: “Tính theo số câu trong bài, thơ cách luật chia

làm ba thể: thể tiểu luậtgọi là tuyệt cú (tứ tuyệt), thể luật thi gọi là bát cú, thể bài luật” [48,tr.279]

Một phần của tài liệu Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)