Quách Tấn với nhóm “Bàn Thành tứ hữu”

Một phần của tài liệu Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn (Trang 35)

- Viết tƣ̀ năm 1976 đến 1986:

1.1.3. Quách Tấn với nhóm “Bàn Thành tứ hữu”

“Bàn Thành tƣ́ hƣ̃u” có nghĩa là bốn ngƣời ba ̣n ở thành Đồ Bàn. Đồ Bàn là địa danh, tên kinh đô củ a vƣơng quốc Chămpa ngày xƣa , khi bi ̣ quân dân Đa ̣i Viê ̣t đời

Lê Thánh Tông đánh ba ̣i, quốc vƣơng Chămpa phải bỏ kinh đô Trà Kiê ̣u cùng thánh đi ̣a Mỹ Sơn (Quảng Nam) để vào đây lập kinh đô mới . Đi ̣a danh Đồ Bàn thuô ̣c tỉnh Bình Định ngày nay , nằm ở ngoa ̣i ô thành phố Quy Nhơn . Đây là mô ̣t danh xƣng mà các bạn yêu văn chƣơng ở Bình Định , trong đó có Trần Thống ở thôn Kiê ̣n Mỹ huyê ̣n Bình Khê , tă ̣ng cho bốn nhà thơ tiền chi ến thân yêu nhau nhƣ anh em ruột đang sinh sống và sáng tác ta ̣i Bình Đi ̣nh là : Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan, Quách Tấn. Nhƣ̃ng ngƣời ấy còn dùng bô ̣ Tƣ́ linh: long, lân, quy, phụng để đặt tên cho tƣ́ hƣ̃u: Hàn Mặc Tử là Rồng; Chế Lan Viên là Phụng; Yến Lan là Lân; Quách Tấn là Rùa. Quách Tấn cho rằng “tuy đặt bổn để mua vui , song bốn linh vâ ̣t kia đã nói lên một cách khái quát chính xác cuộc đời của tứ hữu về mặt vật chất cũng nhƣ về mă ̣t t inh thần” [71]. Cần lƣu ý là nhóm Bàn Thành tứ hữu này có khác với

Trƣờng thơ loạn với tuyên ngôn sáng tác cụ thể, mà Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử là

những ngƣời chủ xƣớng, trong khi đó thì Quách Tấn không tham gia Trƣờng thơ loạn này.

1.1.4. Quách Tấn: nhà thơ thuỷ chung với thơ cách luật

Trƣớc năm 1945, Quách Tấn đã cho xuất bản hai tập thơ: Một tấm lòng (1939) và Mùa cổ điển (1941). Đây là hai tập thơ tiêu biểu cho sự tiếp nối cái cũ và hô ̣i nhâ ̣p cái mới, đƣợc Hoài Thanh và Hoài Chân định vị trong Thi nhân Viê ̣t Nam. Một

tấm lòng có 74 bài, trong đó có 67 bài Đƣờng luật (10 bài thất ngôn tứ tuyệt, 04 bài

ngũ ngôn tứ tuyệt, 53 bài thất ngôn bát cú), còn lại 07 bài các thể thơ khác (01 bài thất ngôn trƣờng thiên, 05 bài lục bát, 01 bài ca theo lối kết hợp ngũ ngôn, tứ ngôn và lục bát). Mùa cổ điển, có 36 bài thì có 34 bài thơ Đƣờng luật (28 bài thất ngôn bát cú; 06 bài thất ngôn tuyệt cú), còn lại là 02 bài lục bát. Nếu Một tấm lòng chƣa đƣợc đánh giá cao thì đến Mùa cổ điển, tập thơ và tác giả đƣợc bạn đọc, nhà phê bình nồng nhiệt tán thƣởng và “Làng Thơ Mới tƣ̣ mình mở cƣ̉a đón mời mô ̣t ngƣời cũ. Họ không nói chuyện hơn thua nữa . Thƣ̣c hành mô ̣t ý kiến phát biểu ra tƣ̀ trƣớc , họ nhã nhặn bỏ luôn cái danh hiê ̣u Thơ Mới; tƣ̀ nay thơ ho ̣ chỉ go ̣i là Thơ” [74,tr.39- 40]. Mùa cổ điển đƣợc mê ̣nh danh là hồn thơ Đƣờng trong thơ Viê ̣t và là điểm ga ̣ch nối cách tân giƣ̃a thơ cũ và Thơ Mới, mà Hoài Thanh đã cho rằng “một tập thơ cũ đã khép lại một thời đại trong thi ca” [74,tr.28 và tr.39].

Chắc hẳn Quách Tấn cũng đã thấm nhuần tƣ tƣởng của Lƣu Hiệp trong Văn

tâm điêu long: “Tâm thuâ ̣t ảnh hƣởng rất xa , tình cảm và tƣ tƣởng của văn chƣơng

biến đổi rất sâu . Cái nguồn mà kín đáo thì nƣớc sạch sinh ra ; cái gốc mà vững chắc thì cái ngọn dồi dào. Cái đẹp của văn có khác nhau . Có cái đẹp lồ lộ (tú), có cái đẹp kín đáo (ẩn). Đó là cái ý quan tro ̣ng ở ngoài lời văn . Cái đẹp kín đáo (ẩn) lấy viê ̣c ý sum suê làm công phu ; cái đẹp lồ lộ (tú) lấy viê ̣c trác tuyê ̣t làm khéo . Đấy cũng là cái đẹp của văn chƣơng xƣa, là nơi gặp gỡ của tài năng và tƣ tƣởng” [23].

Giƣ̃a lúc các nhà thơ náo nƣ́c trang bi ̣ cho mình thi tƣ́ , vần điê ̣u sao cho phù hơ ̣p với ngo ̣n triều lãng ma ̣n , ca tu ̣ng tình yêu nồng cháy , đam mê, thì Quách Tấn lại tỏ lòng trung kiên với lối thơ xƣa , nhƣ quyết giƣ̃ cho trọn vẹn chung thủy với hình ảnh huy hoàng của thời quá khứ, những đƣờng nét cổ điển của Đƣờng thi. Quách Tấn thƣờng nói: “Trong thơ cũng nhƣ trong đời, tôi chỉ cƣời bằng tiếng cƣời của tôi, chỉ khóc bằng nƣớc mắt của tôi và những gì đã ra nơi miệng, nơi bút tôi đều xuất phát từ đáy lòng. Ở đời tôi luôn luôn giữ chữ Thành và chữ Tín. Làm thơ, đức thành tín lại càng quý trọng bội phần” [71]. Là nhà thơ rất chung thủy với thơ Đƣờng luật, nhƣng ý và tứ trong thơ ông vẫn rất mới, nên không lỗi thời với tiến trình phát triển của thơ Việt.

Có một số nhà thơ nhƣ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Đông Hồ… ban đầu sáng tác theo các thể thơ cũ, chủ yếu là Đƣờng luật, nhƣng trƣớc phong trào Thơ Mới phát triển, công kích thơ cũ, thì họ đã rời bỏ thể thơ cũ để sáng tác theo thể Thơ Mới. Hàn Mặc Tử từ năm 1930 với bút hiệu là Minh Duệ Thị, Lệ Thanh, Phong Trần đã nổi danh với các bài thơ Đƣờng nhƣ Thức khuya, Chùa hoang, Gái ở chùa,... đã từng đƣợc cụ Phan Bội Châu ngợi khen trên báo. Đến năm 1936 lại nổi danh với tập

thơ Gái quê, một tập Thơ Mới nhƣng trong đó vẫn có một số bài thơ Đƣờng luật.

Bích Khê đã nổi danh với những bài thơ cũ trên báo Tiếng dân, Phụ nữ tân văn… đến năm 1937 khi quen với Hàn Mặc Tử thì Bích Khê chuyển hƣớng sáng tác theo thể Thơ Mới để hai năm sau (1939) cho xuất bản tập Tinh huyết, đƣợc Hàn Mặc Tử viết Tựa. Đông Hồ và Mộng Tuyết cũng từ bỏ thể thơ cũ mà sáng tác theo thể Thơ Mới. Cần nói thêm rằng, Hàn Mặc Tử và Bích Khê đều là bạn thân với Quách Tấn. Cả ba đều nổi danh trong lĩnh vực thơ Đƣờng luật. Nếu về sau Hàn Mặc Tử và Bích Khê sáng tác theo thể Thơ Mới, thì chỉ riêng mỗi mình Quách Tấn kiên trì ở lại với

thơ Đƣờng luật, nhƣng ông đã làm phong phú thêm về hình thức lẫn nội dung cho thể thơ cũ với lời thơ trau chuốt, ý thơ giàu sang và đã đƣợc văn học sử Việt Nam dành cho một chỗ ngồi trên Tao đàn. Nhà thơ không lên tiếng trên thi đàn để bênh vực cho thơ cũ và cũng nhƣ không bài xích Thơ Mới, ông chỉ lặng lẽ phát huy cái cao đẹp của thơ Đƣờng luật để làm phong phú và giàu sang hơn cho Thơ Mới.

Những ngƣời yêu mến thơ Đƣờng luật vẫn tìm đƣợc hứng thú trong thơ Quách Tấn. Những ngƣời thích cái mới trong Thơ Mới vẫn tìm đƣợc hƣơng vị nồng thắm, mới mẻ trong thơ Đƣờng luật của Quách Tấn. Trong bài Tựa của tập thơ Một tấm lòng, thi sĩ Tản Đà đã đặt thơ Quách Tấn ngang với thơ của Yên Đổ, Hồ Xuân Hƣơng, Bà Huyện Thanh Quan. Nhà thơ Chế Lan Viên đã thừa nhận thơ của Quách Tấn có những câu thơ đẹp nhất trong những câu thơ đẹp nhất Việt Nam. Hoài Thanh cũng đã viết: “Quách Tấn đã tìm đƣợc những lời thơ rung cảm chúng ta một cách thấm thía. Ngƣời đã thoát hẳn cái lối chơi chữ nó vẫn là môn sở trƣờng của nhiều ngƣời trong làng thơ cũ” [74,tr.268]. Thơ của Quách Tấn gồm đƣợc cái uyên thâm, trong sáng của thơ Đƣờng, cái giản dị hồn nhiên của ca dao Việt Nam và những rung cảm thiết tha của Thơ Mới. Ở thơ ông là sự hòa hợp trọn vẹn giữa cũ và mới.

Để hiểu rõ hơn về Quách Tấn - ngƣời thủy chung với thể thơ cách luật, thiết nghĩ cũng nên điểm qua ảnh hƣởng của Đƣờng thi trong thơ của ông.

1.1.5. Ảnh hƣởng thơ Đƣờng đối với thơ Quách Tấn

Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh và Hoài Chân viết: “Đêm đã khuya, tôi ngồi mô ̣t mình xem thơ Quách Tấn . Ngoài kia có lẽ trăng sáng lắm . Nhƣng trời về thu, khí trời lạnh lạnh , cƣ̉ a sổ trên bàn viết đóng kín . Ngọn nến trên bàn tỏa ra một bầu ánh sáng chỉ đủ sáng chỗ tôi ngồi . Chung quanh tối cả. Tối và im. Mô ̣t thƣ́ im lă ̣ng dày đă ̣c. Trong ấy có muôn ngàn thƣ́ tiếng ta không nghe . Lúc này chính là lúc xem thơ xƣa. Tôi lắng lòng tôi để đón mô ̣t sƣ́ giả đời Đƣờng , đời Tống. Đời Đƣờng mới có cái âm u ấy” [74,tr.267].

Nhƣ̃ng lời “tâm sự” của tác giả Thi nhân Việt Nam đã chỉ cho ngƣời đo ̣c thấy đƣợc cái hồn thơ mang âm hƣởng Đƣờng thi của Quách Tấn . Điều này thể hiê ̣n rất rõ ở bài thơ: “Đêm thu nghe quạ kêu”:

Bóng lẫn đêm thâu bỗng rộn ràng. Trời bến Phong Kiều sƣơng thấp thoáng, Thu sông Xích Bích nguyê ̣t mơ màng. Bồn chồn thƣơng kẻ nƣơng song bạc, Lạnh lẽo sầu ai rụng giếng vàng. Tiếng dội lƣng mây đồng vọng mãi, Tình hoang mang gợi tứ hoang mang…

Đo ̣c kỹ bài thơ, đă ̣c biê ̣t là ba tƣ̀ đầu tiên “Ô Y hạng” làm ta liên tƣởng đến bài

Ô Y hạng của Lƣu Vũ Tích đời Đƣờng:

Chu Tƣớc kiều biên dã thảo hoa, Ô Y hạng khẩu ti ̣ch dƣơng tà.

Cƣ̣u thời Vƣơng, Tạ đƣờng tiền yến, Phi nhập tầm thƣờng bách tính gia. (Cỏ hoa dại bên cầu Chu Tƣớc, Ngõ Ô Y lƣớt thƣớt nắng tà. Én lầu Vƣơng, Tạ xƣa xa,

Bây giờ bay đậu vào nhà thƣờng dân.)

(Đinh Ngọc Vũ di ̣ch)

Mô ̣t câu hỏi đƣợc đă ̣t r a ở đây, tại sao tác giả lại nghĩ rằng quạ “Tƣ̀ Ô Y hạng rủ rê sang”?. Trong khi bài “Ô Y hạng” không hề nói đến qua ̣, mà là “ngõ Áo đen / xóm Áo đen” (Ô: màu đen). Từ màu đen, nhà thơ liên tƣởng đến con quạ (quạ có bộ lông đen tuyền), tức dùng điển theo lối liên tƣởng – cảm giác. Quách Tấn từng nói: “tôi dùng điển “Ô Y” trong bài “Đêm thu nghe quạ kêu” không phải vì vô ý hoă ̣c dốt điển , mà chính vì có sở do ” [71]. Cái sở do kia phải chăng do bài thơ “Ô Y

hạng” ám ảnh và chi phối suy tƣ của ông?

Bốn câu thơ thƣơ ̣ng giải:

Tƣ̀ Ô Y hạng rủ rê sang

Bóng lẫn đêm thâu tiếng rộn ràng Trời bến Phong Kiều sƣơng thấp thoáng Thu sông Xích Bích nguyê ̣t mơ màng”

Lời thơ hay, cảnh thu đẹp, ý thơ mang phong vị Đƣờng thi. Ngoài bài thơ của Lƣu Vũ Tích vừa nêu, ý thơ của Quách Tấn còn khiến ngƣời đọc liên tƣởng đến bài

Phong Kiều dạ bạc “ củ a Trƣơng Kế đời Đƣờng:

Nguyê ̣t lạc ô đề sƣơng mãn thiên, Giang phong ngƣ hỏa đối sầu miên. Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự,

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền. (Trăng tà chiếc quạ kêu sƣơng,

Lƣ̉ a chài cây bến, sầu vƣơng giấc hồ. Thuyền ai đậu bến Cô Tô,

Nƣ̉ a đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.)

( Ngô Tất Tố di ̣ch)

Tƣ̀ mô ̣t câu thơ mở đầu trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trƣơng Kế “nguyệt

lạc, ô đề, sƣơng mãn thiên” đã đƣơ ̣c Quách Tấn khéo léo ph át triển thành bốn câu

đầu trong bài thơ của ông.

Vớ i hai tƣ̀ “ô đề”, Quách Tấn viết thành hai câu: “Tƣ̀ Ô Y hạng rủ rê sang,

Bóng lẫn đêm thâu tiếng rộn ràng.”

Ba tƣ̀ “sƣơng mãn thiên” đã đƣợc nhà thơ phát triển thành câu thứ ba: “Trời bến Phong Kiều sƣơng thấp thoáng,”

Hai tƣ̀ “nguyê ̣t lạc” đã đƣợc Quách Tấn phát triển thành câu thƣ́ tƣ:

“Thu sông Xích Bích nguyê ̣t mơ màng.”

Rồi đến hai câu luâ ̣n:

“Bồn chồn thƣơng kẻ nƣơng song bạc, Lạnh lẽo sầu ai rụng giếng vàng?”

Chính Hoài Thanh nhận xét “ta có thể lơ đãng không thấy rõ sƣơng trên bến Phong Kiều, trăng trên dòng Xích Bích . Không thấy cả cái giếng sầu ru ̣ng . Nhƣng sắc vàng kia! Cái sắc vàng trong giây phút chiếu sáng cả trời thơ !” [74,tr.268].

Hai câu luận của bài thơ la ̣i gợi cho ta nghĩ đến mô ̣t bài thơ khác c ó liên quan đến tiếng quạ kêu. Đó là bài Ô dạ đề của vị thi Tiên Lý Bạch đời Đƣờng:

Quy phi “á, á”chi thƣợng đề. Cơ trung chƣ́c cẩm Tần Xuyên nƣ̃,

Bích sa nhƣ yên cách song ngƣ̃. Đình hoa trƣớng nhiên tƣ vãn nhân,

Độc túc cô phòng lệ nhƣ vũ.” (Mây và ng tiếng quạ bên thành, Nó bay tìm ngủ trên cành nó kêu. Tần Xuyên cô gá i buồng thêu,

Song sa khó i toả nhƣ khơi chuyê ̣n ngoài. Dƣ̀ ng thoi buồn bã nhớ ai,

Phòng không gối chiếc, giọt dài tuôn mƣa.) (Tản Đà dịch)

Nhƣ vâ ̣y, ý của hai câu thơ trên của Quách Tấn giống nhƣ ý tƣởng ba câu cuối trong bài thơ của Lý Ba ̣ch . Dù rằng về cách biểu đạt thì Lý Bạch sử dụng phƣơng thƣ́c kể, còn Quách Tấn lạ i sƣ̉ du ̣ng phƣơng thƣ́c cảm, song ý thơ vẫn tƣơng tƣ̣ nhau. Cái ý tƣởng này còn đƣợc Quách Tấn sử dụng một lần nữa sát hơn , qua hai câu kết trong bài Đêm tình:

“Phò ng không thƣơng kẻ ngồi nƣơng triê ̣n, Tình gửi mây xa lệ ngập ngừng.”

Có thể nói ý tƣởng trong bài thơ Đêm thu nghe quạ kêu của Quách Tấn đã bắt nguồn lần lƣơ ̣t tƣ̀ ba bài thơ nổi tiếng đời Đƣờng . Tƣ̀ đó thấy rằng lời nhâ ̣n xét của Hoài Thanh về hồn thơ Quách Tấn nhƣ đã nêu ở trên là hoàn toàn chính xác.

Một phần của tài liệu Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)