Về phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 77)

D Giá bán lẻ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

3.2.1.2 Về phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích tại MB Hoàn Kiếm vẫn chủ yếu áp dụng các phương pháp truyền thống, đơn giản như phương pháp so sánh để thấy được sự biến động của các khoản mục, phương pháp phân tích chỉ số tài chính để đánh giá khả năng tài chính của khách hàng. Đây là hai phương pháp được ngân hàng thường xuyên sử dụng, thường mang nặng tính chất định tính. Để nâng cao chât lượng phân tích cần có sự kết hợp sự kết hợp phương pháp khác như phương pháp Dupont để thấy được ảnh hưởng chỉ sốt hành phần đến chỉ số tổng hợp về lợi nhuận, Mô hình chỉ số Z để Ngân hàng có đưa mô hình chỉ số Z để xác định nguy cơ phá sản của khách hàng mình.

Mô hình chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Chỉ số này được phát minh bởi Giáo sư Edward I.Altman dựa vào nghiên cứu khá công phu trên số lượng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nước đều sử dụng với độ tin cậy khá cao.

X1 = Vốn lưu động/ Tổng tài sản X2 = Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản

X3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản

X4 = Giá trị thị trường của vón chủ / Giá trị sổ sách của tổng nợ X5 = Doanh thu/ Tổng tài sản

- Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản xuất

Z = 1.2 X1 + 1.4 X2 + 3.3 X3 + 0.64 X4 + 0.999 X5

+ Nếu Z > 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản + Nếu 1.8 < Z < 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

+ Nếu Z < 1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

- Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản xuất:

Z’ = 0.717 X1 + 0.847 X2 + 3.107 X3 + 0.42 X4 + 0.998 X5

+ Nếu Z > 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản + Nếu 1.23 < Z < 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

+ Nếu Z < 1.23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

- Đối với các doanh nghiệp khác

Chỉ số Z’’ có thể dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành nên X5 được đưa ra.

Z’ = 6.56 X1 + 3.26 X2 + 6.72 X3 + 1.05 X4

+ Nếu Z > 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản + Nếu 1.2 < Z < 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản + Nếu Z < 1.1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w