Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 82)

D Giá bán lẻ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Từ những vấn đề nêu trên, để đạt được hiệu quả tín dụng cho ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung, ngoài sự cố gắn của mỗi ngân hàng cần có sự giúp đỡ từ phía nhà nước.

Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo môi trường thông thoáng và

an toàn cho hoạt động tín dụng

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn bản pháp luật bao gồm các nghị định, quyết định của thủ tướng chính phủ, quyết định và thông tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, để có đủ khuôn khổ pháp lý cho việc thực

thống Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, năng động và an toàn. Đổi mới phương thức và thủ tục tín dụng theo phương thức tạo điều kiện tín dụng theo hướng tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho các đơn vị, các hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế có dự án kinh doanh khả thi được vay vốn ngân hàng.

Bên cạnh đó, việc ban hành bất kỳ một chính sách kinh tế nào cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa vào thực hiện. Vì bất kỳ một sự thay đổi về chính sách kinh tế tài chính đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nếu chính sách ban hành không phù hợp với thực tế hoạt động của ngân hàng thì thiệt hại không chỉ riêng đối với ngân hàng mà hậu quả đối với nền kinh tế thật khó lường.

Một khi chính sách mới ban hành hoặc sửa đổi những chính sách trước thì nhất thiết phải có những văn bản kèm theo để hướng dẫn việc thực hiện cụ thể cho từng thành phần kinh tế có liên quan.

Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng

Ngân hàng thương mại khi cho bất cứ một khách hàng nào vay thì đều cần phải có thông tin về khách hàng đó để có quyết định cho vay đúng đắn. Hoạt động tín đụng muốn đặt hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ công tác này. Hệ thống CIC phần nào cải thiện tình trạng thiếu thông tin tín dụng phục vụ công tác cho vay của các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, CIC đang trong giai đoạn củng cố và hoàn thành nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập thong tin. Các số liệu cập nhật chưa kịp thời, độ tin cậy chưa cao nên các ngân hàng sử dụng không nhiều. Hơn nữa thông tin của CIC vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng cung cấp và hầu hết là doanh nghiệp có quy mô lớn. Các ngân hàng thường muốn giữ khách hàng, giữ quyền lợi riêng cho mình nên thiếu tinh thần hợp tác với nhau, cung cấp thông tin về dư nợ khách hàng không chính xác. Chính vì thế, đề nghị Ngân hàng nhà nước cần có giải pháp để hoạt động của trung tâm này phát huy thật hiểu quả. Có thể bắt buộc các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động của CIC coi như đó vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mình để hợp tác cùng nhau phát triển hệ thống ngân hàng thương mại.

Vấn đề bảo mật của hệ thống thông tin CIC cũng cần phải được đặt ra để tìm cách ghỉai quyềt vì thực tế là khả năng bảo mật của Ngân hàng tại Việt Nam còn rất kém, là cơ sở để tin tặc ăn cắp thông tin, phá hoại hoạt động. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên có chính sách để cung cố và nâng cao hệ thống vi tính, mạng kết nối với các ngân hàng thành viên để phát huy hiệu quả hoạt động.

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, CIC phối hợp đôn đốc, kiểm tra báo cáo, khai thcá thông tin của các tổ chức tín dụng, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời với những đơn vị vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w