- Doanh thu của chinhánh tăng trưởng liên tục qua các năm đặc biệt là năm
2.2.4.2 Phân tích hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp
Phân tích đặc điểm hoạt động kinh doanh theo từng lĩnh vực
- Cán bộ phân tích phải tiến hành phân tích và nêu được đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng
- Lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp là gì, đặc điểm của các lĩnh vực và khả năng tăng trưởng và mở rộng thị trường của khách hàng ra sao.
- Chiến lược kinh doanh, chiến lược Marketing.
- Các khách hàng thường xuyên và quan hệ giao dịch có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Năng lực hoạt động kinh doanh
- Năng lực máy móc, thiết bị, nhà xưởng: phân tích kỹ về năng lực của tài sản cố định, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Nếu một doanh nghiệp hoạt động
không có đủ máy móc cần thiết, chủ yếu đi thuê ngoài thì năng lực hoạt động kinh doanh không tốt, không đảm bảo tính chủ động.
- Năng lực quản lý điều hành thể hiện ở
+ Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ quản lý doanh nghiệp. Uy tín của lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp.
+ Mô hình tổ hcức hợp ý, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận được phân tách rõ ràng, đảm bảo việc kiếm soát chặt chẽ, khoa học.
+ Kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt, tỷ suất lợi nhuận cao
+ Năng lực dân sự: đánh giá thông qua số lượng nhân viên phù hợp với quy mô sản xuất, tính ổn định qua việc đánh giá chính sách nhân viên: quỹ lương tăng tương xứng với tốc độ doanh thu, lợi nhuận
Năng lực cạnh tranh
- Đánh giá năng lực cạnh tranh trong phân khúc thị trường lựa chọn. Giả sử sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ trên thị trường A thì cán bộ phân tích cần đưa ra thông tin về các doanh nghiệp hoạt động trong cùng địa bàn và có quy mô lớn trong địa bàn. Từ đó đánh giá khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Từ việc phân tích năng lực cạnh tranh có thể đánh giá được khả năng tăng trưởng, mở rộng thị trường của khách hàng.