Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 36)

c. Tăng trưởng lợi nhuận tín dụng

1.3.3.2 Nhân tố khách quan

Đạo đức của khách hàng.

Khách hàng khi tìm đến ngân hàng thì luôn mong muốn khoản vay của mình được đáp ứng về số vốn vay, lãi suất, thời gian … nên thường cung cấp thông tin tốt về mình, bỏ qua một số yếu tố bất lợi. Trong khi, nguồn thông tin chính mà ngân hàng có được là do khách hàng cung cấp thông qua hồ sơ vay vốn, trả lời phỏng vấn đo đó tính chính xác và đầy đủ của thông tin phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng. Thông tin sai lệch do khách hàng cung cấp có thể do trình độ chuyên môn chưa được cao nhưng phần lớn là do khách hàng muốn đạt được mục đích vay vốn của mình, có thể vay với mục đích này nhưng khi vốn được giải ngân lại sử dụng vào dự án khác. Vấn đề đạo đức không phải là hiếm nhưng lại là vấn đề khó khăn nhất mà các ngân hàng luôn phải đối mặt.

Sự hiểu biết về pháp luật và kinh nghiệm vay vốn của khách hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng phân tích. Khi khách hàng đã có kinh nghiệm vay vốn ngân hàng thì thời gian để họ hoàn thành hồ sơ vay vốn cùng các giấy tờ rất nhanh chóng, thuận lợi cho công việc phân tích. Song với những khách hàng mới, lần đầu tìm đến ngân hàng thì rất khó khăn để có thể hoàn thành bộ hồ sơ vay vốn của ngân hàng. Với những khách hàng đã có kinh nghiệm, họ sẽ biết được thông tin nào có lợi cho mình và thông tin nào có thể làm giảm khả năng vay vốn của mình. Chính vì vậy, đạo đức khách hàng luôn là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tín dụng. Cán bộ tín dụng vì thế luôn phải thận trọng, kiểm tra thường xuyên, xác minh tính trung thực thông tin của khách hàng cung cấp.

Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là hành lang cho việc kinh doanh tín dụng Ngân hàng, theo đó hoạt động tín dụng phải chịu nhiều điều luật như luật doanh nghiệp 2005, QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay khách hàng của các tổ chức tín dụng, QĐ 457/2005/QĐ-NHNH về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng… Pháp luật trở thành điều kiện không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, không có pháp luật hay pháp luật không phù hợp thì sự vận hành của nền kinh tế sẽ không được trôi chảy. Pháp luật là cơ sở giải quyết mọi tranh chấp, khiếu nại, tạo môi trường cho kinh doanh thuận tiện và đạt hiệu quả cao. Do đó yếu

tố pháp luật cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của ngân hàng thương mại và chất lượng phân tích tín dụng. Các ngân hàng thương mại khi phân tích tín dụng đều phải tuân thủ các quy định để đảm bảo cso sự thống nhất về quy cách và điều kiện cho vay cũng như kết quả phân tích trung thực, chính xác.

Môi trường kinh tế

Nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế trong thời gian tăng trưởng ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng do đó nhu cầu tín dụng ngân hàng trong giai đoạn này là rất cao. Ngân hàng dễ dang cho vay vì khả năng gặp rủi ro mất vốn là rất thấp. Trái lại, trong nền suy thoái, thất nghiệp cao, đầu tư không mang lại hiệu quả, dễ thất bại ngay cả thành công thì chưa chắc thu nhập đó đã cao. Thay vì đầu tư sản xuất các doanh nghiệp đem tiền gửi vào ngân hàng để hưởng lãi. Ngân hàng không cho vay được cũng không thể nhận tiền gửi của khách hàng vì đưa ra mức lãi suất quá cao, do đó hoạt động ngân hàng bị ngưng trệ. Việc cho vay gặp rất nhiều rủi ro trong khi hoạt động huy động vốn lại phải trả lãi quá cao. Việc phân tích tín dụng trong giai đoạn này phải tiến hành hết sức cẩn thận, tỉ mỉ tránh những rủi ro cho ngân hàng.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w