Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 70)

D Giá bán lẻ

4 Tỷ lệ cho vay/ giá bán lẻ có VAT

2.2.6.3 Nguyên nhân

Do MB Hoàn Kiếm chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của thông tin nên chưa có biện pháp xử lý, khai thác thông tin một các hiệu quả nhất phục vụ cho toàn bộ quy trình tín dụng. Thêm vào đó, ngân hàng hầu như chỉ ngồi chờ để nhận thông tin mà không chủ động tìm kiếm, làm chủ thông tin.

- Thủ tục cho vay chưa được thiết kế phù hợp với từng nhóm khách hàng, từng loại cho vay nên khi khách hàng đến vay vốn, chi nhánh vẫn chỉ hướng dẫn chung chung mà không thật chi tiết, đầy đủ thủ tục cần thiết để khách hàng có thể chuẩn bị một lần. Đến khi gặp vấn đề khó khăn phát sinh, ngân hàng mới yêu cầu bổ sung thông tin, hồ sơ có liên quan gây phiền hà cho khách hàng, làm lãng phí thời gian và tiền bạc của khách hàng.

- Bộ phận lữu trữ, khai thác thông tin chưa được quan tâm đầu tư phát triển. Thông thường thông tin của một khách hàng chỉ được lưu trữ trong vòng 1 năm sau đó sẽ được chuyển xuống kho lưu trữ nên để tìm lại thông tin là tốn thời gian. Do đó, ngân hàng lệ thuộc nhiều vào tổ chức cung cấp thông tin bên ngoài. Nguồn thông tin đó tốn kém nhưng chưa chắc đáng tin cậy buộc ngân hàng phải thẩm định lại sự chính xác của thông tin. Vì thế nhiều lúc ngân hàng phỏng đoán theo cảm tính cho vay chứ phân tích lại thông tin thì chi phí cao và mất nhiều thời gian.

- Thông tin hai chiều giữa các ngân hàng thương mại với nhau và với trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước chưa thông suốt làm giảm đi hiệu quả hoạt động thông tin tín dụng, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn dữ liệu, chưa đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng tăng của ngân hàng. Thực tế hiện này nhiều tổ chức tín dụng thành viên không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch vì lo ngại nếu thông tin chi tiết được cung cấp sẽ mất đi vị thế cạnh trạnh hoặc sẽ bị ngân hàng khác lôi kéo khách hàng. Mặt khác thông tin về các doanh nghiệp nhỏ không được cập nhật. Hệ thống thông tin tín dụng CIC vẫn còn nhiều khiếm khuyết do hệ thống mạng kết nối chưa được đầu tư đúng mức. Khả năng lưu trữ thông tin vẫn chưa lớn, hệ thống truyền tin chậm nên nhiều khi không đáp ứng được thông tin tức thời. Vần đề bảo mật thông tin cũng đáng quan tâm vì đây là thông tin về tài khoản, dư nợ của các doanh nghiệp, ngân hàng hết sức nhạy cảm, đòi hỏi phải được bảo mật cao.

Phương pháp phân tích tín dụng được áp dụng là phương pháp thông dụng, hiệu quả song cán bộ phân tích tín dụng gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn chỉ tiêu và định mức so sánh. Một số ngành chưa có tiêu chuẩn định mức chung nên rất khó để có thể so sánh. Phương pháp chấm điểm tín dụng khách hàng cũng được áp dụng nhưng chủ yếu

là để xác định lãi suất cho vay và hạn mức tín dụng cao nhất mà ngân hàng có thể cung cấp được. Thực tế, nhân viên phân tích ít sử dụng phương pháp này.

Hoạt động của ngân hàng là sinh lời nhưng phải đảm bảo an toàn. Song do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại với nhau trong cùng một địa bàn khiến cộng với áp lực về doanh số của hội sở giao cho tới từng chi nhánh, phòng ban và cán bộ tín dụng đã khiến cho mức độ an toàn của ngân hàng bị coi nhẹ hơn. Nếu như không đạt được chỉ tiêu đã giao thì chi nhánh, cán bộ tín dụng sẽ bị giảm trừ về lương, thưởng do đó mà ngân hàng dễ dàng bỏ qua một số thông tin không tốt về khách hàng để có thể cho vay, giải ngân để đạt được chỉ tiêu. Không phải lúc nào nội dung và quy trình tín dụng cũng được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Chính điều này làm tăng phần rủi ro cho ngân hàng, gia tăng các khoản nợ xấu và nợ quá hạn.

Việc phân cấp trong quá trình phê duyệt tín dụng giúp cho ngân hàng quản lý, phân tích kỹ lưỡng khoản vay song đó khiến thời gian xử lý nhu cầu vay vốn của khách hàng kéo dài.Và việc kéo dài thời gian có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của khách hàng. Vì thế, ngân hàng rất dễ đánh mất khách hàng của mình. Hơn nữa, việc giám sát quản lý theo dõi khoản nợ sau giải ngân còn chưa được chú trọng. Chỉ khi nào đến kỳ hạn phải thanh toán lãi vay hoặc gốc vay thì cán bộ ngân hàng mới tiến hành kiểm tra, theo dõi. Còn trong suốt quá trình hoạt động của khách hàng thì hầu như ngân hàng không tiến hành theo dõi, kiểm tra nên rất khó có các biện pháp xử lý kịp thời khi gặp phải những khó khăn trong việc thu hồi nợ.

Việc định giá tài sản đảm bảo là việc quan trọng trong quá trình phân tích tín dụng vì dó là nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng cho ngân hàng, tuy nhiên việc định giá tài sản đảm bảo chỉ được xem xét chủyếu về mặt giá trị nên có những trường hợp khi khoản vay phát sinh quá hạn và việc phát mại tài sản còn gặp nhiều khó khăn vì thủ tục còn rườm rà. Ngay cả quá trình định giá tài sản cũng gặp nhiều khó khăn nhất là các bất động sản do diễn biến của thị trường nên không thể xác định được giá trị tài sản đảm bảo, đến khi phát mại thì không đủ khả năng thanh toán khoản nợ.

Về đội ngũ cán bộ của MB Hoàn Kiếm tuy đã có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm cao song điểm mạnh đó chỉ thuộc và chuyên ngành ngân

hàng, tài chính. Còn mức độ tích lũy kiến thức về chuyên môn kỹ thuật là rất hạn chế. Do đó, khi xem xét đánh giá, thẩm định dự án kỹ thuật, tài sản khác ít nhiều bị chi phối theo chiều hướng thiên lệch, còn bị hạn chế về độ chính xác.

Nguyên nhân khác đến từ đạo đức của khách hàng. Khách hàng khi đã làm đơn vay vốn ngân hàng thì luôn tìm mọi cách để có thể có được tiền vay dù khả năng trả được nợ là không cao. Để có thể vay được vốn, họ sẵn sàng làm đẹp các báo cáo tài chính, làm giả giấy tờ, cung cấp sai thông tin và mua chuộc cán bộ tín dụng.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w