Phân tích hoạt động tài chính đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 53)

- Doanh thu của chinhánh tăng trưởng liên tục qua các năm đặc biệt là năm

2.2.4.3 Phân tích hoạt động tài chính đối với doanh nghiệp

Quy mô hoạt động của doanh nghiệp

Cán bộ phân tích cần đánh giá tổng tài sản của doanh nghiệp trong vòng 3 năm, cần lưu ý về tính thời vụ của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu vào cuối năm thì quy mô tài sản sẽ cao hơn thời điểm khác. Cần tập trung đánh giá

- Sự thay đổi trong quy mô tổng tài sản doanh nghiệp

+ Xem xét xem tài sản có gì tăng đột biến không, tốc độ tăng như thế nào, có tỷ lệ với tốc độ tăng với doanh thu không.

+ Tài sản tăng chủ yếu là do khoản mục nào, từ nguồn tài trợ nào. Trên cơ sở đó đánh giá việc tăng quy mô tài sản có phản ánh doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động trên thực tế hay không. Đặc biệt lưu ý dến khoản mục có sự biến động lớn >10% tổng tài sản.

- Cơ cấu tài sản: xem xét giữa tài sản ngắn hạn và trung dài hạn, trong ngắn hạn giữa phải thu và tài sản lưu động…

+ Xem xét tỷ trọng có phù hợp với ngành hay không, tham khảo với các doanh nghiệp cùng ngành. Thông thường các doanh nghiệp sản xuất có tỷ trọng tài sản cố định cao hơn so với doanh nghiệp thương mại, dịch vụ.

+ Đối với tỷ lệ hàng tồn kho/ Tài sản ngắn hạn và phải thu/ Tài sản ngắn hạn: cần so sánh, đối chiếu với các chỉ tiêu hoạt động để đánh giá phù hợp.

Phân tích khả năng tài chính

Phân tích khả năng tài chính của khách hàng được thực hiện trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu tài chính của khách hàng qua các năm hoạt động sản xuất kinh doanh. Đi từ những phân tích chung về tình hình tài chính của khách hàng tới việc tính toán các chỉ tiêu và thực hiện so sánh để thấy rõ sự phát triển của khách hàng. Chỉ tiêu tài chính MB Hoàn Kiếm thường sử dụng là các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn và khả năng sinh lời của khách hàng.

Phân tích phương án vay vốn

MB Hoàn Kiếm tiến hành phân tích phương án vay vốn về: mục đích vay, tổng nhu cầu vốn, vòng quay vốn lưu động, thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, hiệu quả kinh tế của phương án, khả năng trả nợ và thực hiện phương án. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ tính toán, dự tính nhu cầu tài chính của phương án để xem xét mức vay đó của khách hàng có phù hợp không, khách hàng dùng nguồ nào để trả nợ.

Đây là công việc rất khó đối với MB Hoàn Kiếm

Phân tích tài sản đảm bảo

Hầu hết các món vay tại MB Hoàn Kiếm đều được đảm bảo bằng tài sản. Ngân hàng cần nắm vững các chi tiết về tài sản được mang ra để đảm bảo nợ, kể cả chi tiết về bảo hiểm

Phân tích tài sản đảm bảo nhằm dự toán giá trị của tài sản đó và quyết định xem như vậy đã đủ để đảm bảo cho khoản vay của ngân hàng trong trường hợp vỡ nợ chưa, nếu như tài sản đảm bảo đó là của những người vay nhỏ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w