Tăng cường kiểm tra giám sát sau giải ngân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 81)

D Giá bán lẻ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

3.2.4 Tăng cường kiểm tra giám sát sau giải ngân

Sau khi giải ngân xong, Ngân hàng thường chỉ chú ý xem nguồn trả nợ từ đâu. Điều này rất nguy hiểm vì Ngân hàng sẽ không nắm bắt được thời điểm khi doanh nghiệp bắt đâu gặp trục trặc trong kinh doanh, đến khi phát hiện thì quá muộn. Chính điều này làm nảy sinh nợ quá hạn, nợ xấu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cũng như chất lượng phân tích tín dụng của chi nhánh. Do vây, MB Hoàn Kiếm luôn phải đảm bảo chắc chắc được tình hình hoạt động của khách hàng đang tiến triển toots cũng như nắm chắc được khoản cho vay đang sử dụng như thế nào. Ngân hàng nên yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về kết quả kinh doanh kèm với số tiền trả nợ định kỳ. Vậy nên khi khách hàng vay vốn thì ngân hàng nên miễn phí mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, thực hiện một số ưu đãi như giảm các loại phí đồng thời yêu cầu thực hiện các khoản thu chi liên quan đến hợp đồng thông qua số tài khoản này. Đây là một biện pháp vừa giúp ngân hàng quản lý được vốn của mình vừa giúp khách hàng thuận lợi, hưởng ưu đãi trong giao dịch.

Với khoản nợ có vấn đề mới phát sinh, ngân hàng cần xem xứt nguyên nhân, nếu có sai lệch về chu kỳ kinh doanh hoặc về các khoản phải thu chưa thu được thì nhắc nhở khách hàng nhanh chóng trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng cần đánh giá chính xác nguyên nhân từ phía khách hàng hay từ các đối tượng khác để có biện pháp xử lý thích hợp. Với những khách hàng gặp tình trạng khó khăn do gặp phải yếu tố bất khả kháng như thiên tai, giá nguyên liệu đầu vào tăng đột biến… thì ngân hàng có thể xem xét từng trường hợp cụ thể, tư vấn cho khách hàng để giải quyết khó khăn, kịp thời khắc phục hậu quả để có thể thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Với những khoản nợ đã gia hạn mà vẫn tiếp tục quá hạn, trở thành nợ khó đòi thì ngân hàng nên tiến hành thu hồi tạm thời những khoản thanh toán có thể của khách hàng, đồng thời xem xét tình hình thực tế của khách hàng để đưa ra quyết định xiết nợ kịp thời trước khi khách hàng hoàn toàn không có khả năng trả nợ.

Bên cạnh đó, Ngân hàng phải kiểm tra, kiểm soát nội bộ một cách thường xuyên, nghiêm túc dựa trên quan điểm phòng chống sai sót là chủ yếu. Ngân hàng cần thực hiện kiểm tả việc lập hồ sơ tín dụng đảm báo tính pháp lý, kiểm tra thời hạn cho vay, thời gian gia hạn nợ… để đảm bảo chắc rằng hoạt động tín dụng đã được đảm bảo về mặt nội bộ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w