c. Tăng trưởng lợi nhuận tín dụng
1.3.3.1 Nhân tố chủ quan
Chất lượng nguồn thông tin sử dụng để phân tích
đó là điều kiện cần cho kết quả phân tích tín dụng đạt hiệu quả cao. Thông tin có thể thu thập được từ nhiều nguồn: do khách hàng cung cấp, ngân hàng tự thu thập, nguồn thông tin khác…và cho dù bất cứ thu thập từ nguồn nào thì trước khi đưa vào quá trình phân tích tín dụng cũng cần phải được thẩm định về tính chính xác, về chất lượng.
Thông tin từ khách hàng: bất kỳ khách hàng nào khi vay vốn đều phải có trách nhiệm cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng: đơn xin vay vốn, báo cáo tài chính, tài liệu về tài sản đảm bảo, dự án cần vay vốn… Những tài liệu này do khách hàng tự cung cấp nên thiếu tính khách quan, khách hàng thường muốn vay được vốn theo nhu cầu của mình vì thế thông tin thường đưa ra thường tốt hơn so với thực tế. Trong trường hợp này, cán bộ tín dụng phải sử dụng kinh nghiệm nghề nghiệp và căn cứ vào mối quan hệ khách hàng với ngân hàng để đánh giá chất lượng thông tin.
Thông tin ngân hàng: ngân hàng lưu trữ thông tin khi khách hàng đến và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như chuyển tiền, gửi tiết kiệm, tài khoản thanh toán… Đây là nguồn thông tin đáng tin cậy vì ngân hàng trực tiếp ghi chép. Bên cạnh đó, ngân hàng còn thu thập thông qua trung tập thông tin tín dụng CIC và trung tâm phòng ngừa rủi ro là một nguồn đáng tin cậy, song nguồn này chỉ phát huy được hiệu quả khi chúng đảm bảo tính cập nhật và đa dạng. Các nguồn thông tin khác mà ngân hàng có thể tìm kiếm từ đối tác làm ăn của khách hàng, chủ nợ…
Thông tin sau khi thu thập được sẽ được ngân hàng phân tích để sử dụng. Số lượng, chất lượng của thông tin có liên quan đến mức độ phân tích, nhận định khách hàng, thị trường… để đưa ra quyết định phù hợp. Vì vậy, thông tin càng đầy đủ:phản ánh toàn diện khách hàng, chính xác: xác định được nguồn gốc rõ ràng, phản ánh trung thực tình trạng và diễn biến khách quan tình hình doanh nghiệp; cập nhật tránh tình trạng lạc hậu, thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong haọt động kinh doanh càng lớn, chất lượng phân tích tín dụng càng cao.
Phương pháp và quy trình phân tích tín dụng
Trước đây, cán bộ tín dụng vừa thực hiện công việc gặp gỡ khách hàng, phân tích tín dụng, giải ngân, chăm sóc khách hàng, kiểm soát sau giải ngân, thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, mô hình này bộc lộ rất nhiều hạn chế và không khách quan khi đánh giá. Ngày
nay, các ngân hàng thương mại đã tách bạch bộ phận quản lý tín dụng và bộ phận quan hệ khách hàng để đảm bảo tính chủ quan, hạn chế rủi ro đạo đức nghề nghiệp và thực hiện chuyên môn hoá trong quá trình phân tích tín dụng. Vì vậy cách thức tổ chức, nhiệm vụ của từng bộ phận trong quá trình phân tích tín dụng có ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng phân tích tín dụng.
Mỗi loại hình tín dụng đều mang những đặc trưng cơ bản của nó về mục đích vay vốn, đối tượng khách hàng vay vốn, lĩnh vực kinh doanh vì thế không thể đồng nhất phương pháp cho mọi loại hình tín dụng mà phải có những phương pháp phù hợp. Và không phải lúc nào ngân hàng cũng có thể áp dụng toàn bộ các phương pháp trên để tiến hành phân tích. Để có chất lượng phân tích tốt thì nội dung phân tích phải ngắn gọn, đầy đủ các chỉ tiêu để phản ánh đúng đắn năng lực tín dụng của khách hàng đề từ đó đưa ra quyết định tín dụng đúng đắn.
Thông thường, các ngân hàng thương có văn bản quy định về trình tự, nguyên tắc, nội dụng, phương pháp để phân tích tín dụng và nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban. Việc quy định như vậy giúp cho việc phân tích tín dụng không bỏ xót nội dung nào và phân định trách nhiệm từng bộ phận. Do vậy, nếu quy trình và nội dung phân tích tín dụng hợp lý, cán bộ tín dụng tuân thủ đúng quy trình thì công tác phân tích sẽ đạt hiệu quả cao.
Trình độ chuyên môn và đạo đức của cán bộ tín dụng
Trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích tín dụng là vấn đề mấu chốt quyết định đến chất lượng phân tích tín dụng. Cán bộ tín dụng là người thu thập, sàng lọc thông tin đầu vào, lựa chọn phương pháp phân tích và đánh giá khách hàng. Phân tích khách hàng luôn có yếu tố chủ quan của người phân tích. Nếu cán bộ phân tích tín dụng có năng lực kém thì dù thông tin khách hàng có cung cấp đầy đủ, chính xác thì hoạt động phân tích tín dụng cũng chỉ cho chất lượng thấp. Điều này khiến ngân hàng đối mặt với rủi ro lớn trong việc thu hồi các khoản nợ do không đánh giá hết được khả năng chi trả, tài sản đảm bảo của khách hàng. Ngược lại khi cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao sẽ cho kết quả phân tích nhanh chóng, chính xác hơn, gớp phần tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. Hơn nữa, khi cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và trình độ cao, họ dễ dàng nhận ra những
sai sót, gian lận trong các thông tin của khách hàng từ đó có những biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời.
Tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nên đòi hỏi cán bộ tín dụng không những có trình độ chuyên môn cao mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp tốt, công tâm khi phân tích. Cán bộ ngân hàng nên đạt lợi ích của ngân hàng lên trước nhất, tránh tư lợi cho bản thân, bỏ qua một vài chi tiết nhỏ nhặt, nhận xét tốt về khách hàng, che đậy dấu hiệu rủi ro sẽ khiến Ngân hàng gặp rủi ro tín dụng là rất cao. Vì thế đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng tốt sẽ mang đến chất lượng phân tích tốt và ngược lại.
Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trường kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, thị trường… dự đoán được các biến động có thể xảy ra từ đó tư vấn cho khách hàng xây dựng phương án kinh doanh cho phù hợp. Cán bộ ngân hàng phải am hiểu về khách hàng, thị trường khách hàng kinh doanh, môi trường khách hàng sống để có khả nhăng dự báo về các vấn đề liên quan.
Nhân tố khác từ phía ngân hàng
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho con người. Việc thu thập, xử lý thông tin sao cho nhanh chóng, độ tin cậy cao đòi hỏi ngân hàng phải có hệ thống cơ sở vật chất tốt, kỹ thuật hiện đại. Khi cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ công việc phân tích nghèo nàn, lạc hậu sẽ làm tăng thời gian xử lý thông tin trong phân tích ảnh hưởng đến chất lượng.
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt vì thế mục tiêu lợi nhuận luôn được đề cao bên cạnh mục tiêu an toàn. Để đạt được lợi nhuận cao, các cán bộ tín dụng thường được giao chỉ tiêu cụ thể trong tháng, quý… và vì thế sức ép về chỉ tiêu luôn tác động mạnh đến tâm lý của cán bộ tín dụng. Không đạt được chỉ tiêu rất dễ bị phạt, do đó mà các cán bộ tín dụng dễ dàng bỏ qua một số thông tin xấu của khách hàng cũng như quy trình trong phân tích để có thể cho vay đạt được chỉ tiêu đề ra. Điều này gây rủi ro lớn cho ngân hàng.