Tỉ lệ đậu nành và bã sắn

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình ủ chua bã sắn bằng vi khuẩn lactic thích hợp để giảm lựợng cyanua tổng (Trang 80)

4. Nội dung nghiên cứu

3.4.1.1.Tỉ lệ đậu nành và bã sắn

Chủng vi khuẩn lactic LB2 (Lactobacillus plantarum) đƣợc nhân giống cấp 1 trên môi trƣờng MRS lỏng trong 48 h ở 30 ± 2 o

C có mật độ tế bào là 5,8 x 108 CFU/g (8,76 Log(CFU/g)).

Đậu nành ngâm (50 g), bóc vỏ, xay và cân lại thu đƣợc 125 g, sau đó tiến hành thí nghiệm 2.3.3.1. Kết quả xác định tỉ lệ đậu nành – bã sắn đƣợc chỉ ra ở Hình 3.10.

Hình 3.10: Kết quả xác định tỉ lệ đậu nành/bã sắn

(Các chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa giữa các mẫu)

Dựa vào đồ thị ta thấy, sau 48 h nhân giống ở 30 ± 2 oC tại tỉ lệ đậu nành/bã sắn là 3/4 có mật độ vi khuẩn lactic LB2 tăng nhẹ nhất là 5,72 log(CFU/g), tăng lớn nhất là 9,51 log(CFU/g) khi tỉ lệ đậu nành/bã sắn là 3/7. Tiếp tục tăng tỉ lệ này lên cao ( 3/8, 3/9) thì mật độ vi khuẩn lactic có xu hƣớng giảm dần. Nhƣ vậy, việc bổ sung đậu nành ngâm xay thích hợp cho quá trình nhân giống vi khuẩn lactic LB2 tăng sinh khối bởi bã sắn nghèo dinh dƣỡng, hàm lƣợng protein, lipid, khoáng thấp. Trong khi đó đậu nành là chất giàu dinh dƣỡng, đậu nành đứng đầu các loại thực phẩm về hàm lƣợng protein đồng thời chứa đầy đủ các acid amin không thay thế. Hàm lƣợng protein trung bình 38 ÷ 42%, protein đậu nành dễ tiêu hóa hơn so với các loại khác. Ngoài ra, đậu nành có hàm lƣợng lipid cao 18 ÷ 20% chứa tỷ lệ cao các acid béo chƣa no có hệ số đồng hóa cao và giàu vitamin và khoáng chất (5%). Do đó, việc bổ sung đậu nành vào quá trình nhân giống chủng lactic là cần thiết. Tuy nhiên, tỉ lệ đậu nành/bã sắn phải cân đối, nếu đậu nành bổ sung nhiều hay lƣợng bã sắn nhiều sẽ làm hạn chế khả năng sinh trƣởng của chủng lactic.

Kết luận: trong thí nghiệm này tỉ lệ đậu nành/bã sắn là 3/7 được lựa chọn.

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình ủ chua bã sắn bằng vi khuẩn lactic thích hợp để giảm lựợng cyanua tổng (Trang 80)