Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình ủ chua bã sắn bằng vi khuẩn lactic thích hợp để giảm lựợng cyanua tổng (Trang 40)

4. Nội dung nghiên cứu

1.4.1.Tình hình nghiên cứu trong nước

Sử dụng probiotic trong chăn nuôi đang đƣợc quan tâm. Nhiều sản phẩm có nguồn gốc nƣớc ngoài cho thấy có hiệu quả. Chế phẩm EM (vi sinh vật hữu hiệu) đƣợc sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm khác nhau. Sản phẩm Enteracide, một probiotic chứa Lactobacillus acidophilusStreptococcus faecium

hệ thống tiêu hóa. Biomate 2B plus (B. licheniformisB. subtilis) tăng hiệu quả thức ăn và tăng trƣởng của lợn con hơn là dùng chất kháng sinh. Lợn con ăn probiotic

Bacillus toyoi hoặc hỗn hợp Saccharomyces cerevisae, Lactobacillus acidophilus

Streptococcus faecium làm tăng trọng lƣợng đáng kể so với việc dùng kháng sinh. Việc đƣợc sử dụng bã sắn làm thức ăn chăn nuôi gia súc hiện nay chỉ nhằm cung cấp thêm chất xơ là chính, chƣa chú ý đến khai thác có hiệu quả các chất có trong bã sắn. [7]

Ở Việt Nam bã sắn chủ yếu sử dụng làm thức ăn gia súc trực tiếp, ủ chua hay phơi khô nhƣng chất lƣợng không cao. Tuy nhiên đã có nhiều công trình nghiên cứu:

Các tác giả Đặng Thị Thu (1995), Nguyễn Thị Xuân Sâm, Đặng Thị Thu (1996) và Lê Văn Hoàng (1998), có thử nghiệm các qui trình xử lý bã sắn bằng phƣơng pháp lên men vi sinh vật để ủ làm thức ăn gia súc với qui mô nhỏ ở phòng thí nghiệm. [7]

Nguyễn Thạc Hòa (1999), tiến hành thử nghiệm lên men trên môi trƣờng gồm bã sắn 75 ÷ 80%, cám gạo 15 ÷ 20% và các muối vô cơ bổ sung làm thức ăn gia súc.

Đặng Văn Lợi (2000), đã sử dụng chủng A.niger phân lập đƣợc từ bã sắn nhà máy sản xuất tinh bột để lên men bã sắn làm thức ăn cho gia súc. Sau 21 giờ lên men hàm lƣợng protein thô đạt 10,1% chất khô, sản phẩm không chứa độc tố aflatoxin.

Bùi Thị Quỳnh Vân (2000), nghiên cứu sử dụng tổ hợp các vi sinh vật

Saccharomyces cerevisiae NM7, Aspergillus oryzae NM1 và Aspergillus niger BS2 để lên men bã sắn phế thải nâng cao chất lƣợng bã sắn.

Võ Thị Hạnh (2003), Viện sinh học nhiệt đới cũng đã thành công với chế phẩm probiotic BIO I dùng trong chăn nuôi lợn. [5]

Kết quả bƣớc đầu của Bùi Quang Tuấn (2005), cho biết bã sắn chế biến thủ công đem ủ chua với 0,5% muối và 3% rỉ mật có thể kéo dài thời gian bảo quản để làm thức ăn dự trữ cho trâu bò. [21]

Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Văn và cộng sự (2008), cũng nhận đƣợc kết quả tƣơng tự. Bã sắn công nghiệp đƣợc ủ chua với các phụ gia khác nhau (cám gạo/rỉ mật, muối ăn) trong túi ny lon có thể bảo quản đƣợc bã sắn để làm thức ăn cho gia súc nhai lại trong điều kiện nông hộ. Hàm lƣợng HCN sau 14 và 21 ngày ủ lần lƣợt giảm xuống dƣới mức 100 và 80 mg/kg khối lƣợng chất khô.

Tác giả Hồ Trung thông (2009) đã nghiên cứu tuyển chọn đƣợc 08 chủng thuộc 04 loài vi sinh vật có tiềm năng (trong điều kiện in vitro) làm probiotic trong chăn nuôi

lợn. Bao gồm các chủng: Saccharomyces cerevisiae LA5, Saccharomyces cerevisiae

LA11, Enterococcus faecium LII3/1, Lactobacillus casei LII5/1, Lactobacillus casei

LII5/2, Lactobacillus casei LII6, Lactobacillus casei LII7, Bacillus subtilis LII4. [19] Nguyễn Hƣng Quang (2010), nghiên cứu ủ chua củ sắn kết hợp lá sắn và cỏ stylo cùng với 0,5% muối trong phòng thí nghiệm làm thức ăn cho lợn thịt. Kết quả cho thấy, trong 90 ngày ủ, có tác dụng làm tăng tỉ lệ vật chất khô và giá trị dinh dƣỡng. [13]

Đào Thị Lƣơng và cộng sự (2010), đã phân lập và tuyển chọn đƣợc 8 chủng vi khuẩn lactic dùng trong chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại. [10]

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình ủ chua bã sắn bằng vi khuẩn lactic thích hợp để giảm lựợng cyanua tổng (Trang 40)