Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo cán bộ cấp trung trong lĩnh vực xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển cán bộ quản lý cấp trung của Công ty 621 (Trang 35)

5. Bố cục của đề tài

2.2.6Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo cán bộ cấp trung trong lĩnh vực xây dựng

lĩnh vực xây dựng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo cán bộ quản lý cấp trung có thể được phân làm 2 nhóm là nhóm nhân tố thuộc môi trường bên trong và nhóm nhân tố thuộc bên ngoài doanh nghiệp

Nhóm nhân tố thuộc môi trường bên ngoài:

Thứ nhất luật pháp và các nghị định, quy định liên quan với ngành xây dựng

Luật pháp là yếu tố bao trùm và tác động đầu tiên tới hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng nói chung, Luật xây dựng có những quy định cụ thể về tài sản, trang thiết bị và cả con người để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trên các công trình xây dựng. Theo đó, người lao động phải được đào tạo, có đầy đủ bằng cấp chứng chỉ về ngành nghề thực hiện, do các tổ chức đào tạo được pháp luật công nhận mới được phép làm việc. Cán bộ quản lý cấp trung tuy không phải trực tiếp thực hiện công việc trên nhưng đòi hỏi phải có chuyên môn bài bản về các cách thức thực hiện công việc để có thể đưa ra những quyết định phù hợp cũng như có phương pháp giám sát thực hiện, xác định các cách thức hành động hợp lý.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng ngoài luật xây dựng còn chịu sự chi phối bởi các luật khác có liên quan, trong các điều khoản của các luật không những luôn đề cập đến nhân tố con người, mà bản thân cán bộ quản lý cấp trung phải được đào tạo các chương trình phù hợp để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của mình.

chuẩn về nguồn nhân lực, công tác đào tạo cán bộ quản lý cấp trung cần phải lấy đó làm cơ sở để xác định nhu cầu cũng như chương trình đào tạo cho phù hợp.

Thứ hai, cung cầu lực lượng cán bộ quản lý cấp trung

Cán bộ quản lý cấp trung được xác định là cán bộ khung của một doanh nghiệp. Cán bộ quản lý cấp trung có năng lực là yếu tố quan trọng giúp cho bộ khung đó vững chắc, là nền tảng cho hoạt động của doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt mục tiêu. Chính vì vậy nhu cầu về cán bộ cấp trung có năng lực là nhu cầu chính đáng của mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng có chính sách thu hút, gìn giữ người tài rõ ràng thì nhu cầu về cán bộ quản lý cấp trung của họ càng dễ xác định. Do hiện nay ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, nếu không phải do hết thời gian công tác hoặc thuyên chuyển đi nơi khác thì khó có thể miễn nhiệm một cán bộ quản lý xuống do không đủ năng lực. Nếu như vậy thì nhu cầu cán bộ quản lý cấp trung khá thấp, việc các doanh nghiệp xây dựng quy hoạch cán bộ cũng chỉ mang tính hình thức, không có nhiều ý nghĩa trong việc phát triển đội ngũ này. Đối với ngành xây dựng, do hiện nay quy mô ngày càng mở rộng, quản lý không chỉ đòi hỏi ở kinh nghiệm đơn thuần, không có năng lực không thể thực hiện công việc, vì vậy việc điều chuyển đối với những cán bộ kém trình độ không còn mới. Nhu cầu về đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung đạt yêu cầu trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nguồn cung cán bộ quản lý cấp trung bên ngoài doanh nghiệp chưa đạt yêu cầu, Mặc dù là cán bộ quản lý nhưng cán bộ quản lý cấp trung lại đòi hỏi phải có chuyên môn nhất định về lĩnh vực xây dựng đồng thời có kiến thức về những vấn đề liên quan một cách cơ bản. Tuy nhiên, trên thị trường lao động hiện nay việc đào tạo về chuyên ngành xây dựng còn rất hạn chế không toàn diện và thiếu thực tế quản lý. Vì vậy việc tuyển dụng cán bộ quản lý cấp trung tương đối khó khăn.

Thứ ba, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành

Hiện nay trong địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung đã có rất nhiều công ty xây dựng được hình thành, với nhiều loại hình và quy mô khác

nhau, từ đó mức độ cạnh tranh ngày càng tăng lên đáng kể. Các chủ đầu tư của các dự án, các sở ngành có chức năng liên quan, luôn đặt ra những yêu cầu khắt khe đối với các công ty xây dựng về công nghệ, về quy trình, về tiến độ về chất lượng sản phẩm về môi trường về an toàn lao động…. trong khi luôn mong muốn mua được dịch vụ với giá rẻ hơn. Trước những đòi hỏi của khách hàng và sự cạnh tranh của các đối thủ đòi hỏi công ty 621 phải ra sức thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và đặc biệt cán bộ quản lý cấp trung bằng cách đẩy mạnh công tác đào tạo là một trong những hoạt động cần chú trọng và quan tâm.

Nhóm nhân tố thuộc môi trường bên trong:

Thứ nhất, mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp:

Đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng hiện nay, doanh nghiệp phải đưa ra mục tiêu hoạt động là gì, chiến lược sản xuất kinh doanh như thế nào để đương đầu trước sự cạnh tranh và những biến đổi của môi trường kinh doanh. Trong điều kiện do khủng hoảng kinh tế, tình hình kinh doanh bất động sản đóng băng, các dự án xây dựng ở các địa phương đang bị ngưng trệ, người tiêu đang khó khăn, nhằm tiết kiệm chi phí họ đang tìm kiếm những nhà cung cấp dịch vụ với chất lượng đáp ứng mà chi phí rẻ…Vì vậy các doanh nghiệp xây dựng nhỏ và vừa phải nhìn nhận và xem xét mục tiêu cũng như chiến lược sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp với tình hình chung, vì khách hàng của họ các nhà đầu tư lớn nhỏ cho đến khách hàng cá nhân đều đang cố gắng tiết kiệm trên mọi phương diện. Từ việc nhìn nhận mục tiêu, chiến lược của mình, doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực với quy mô, cơ cấu, trình độ tương ứng để thực hiện. Tiếp đó, chiến lược phát triển nguồn nhân lực lại là cơ sở cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng. Với đội ngũ lao động hiện có, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cán bộ quản lý cấp trung phải được đào tạo như thế nào để đáp ứng yêu cầu của quản lý. Công tác đào tạo cán bộ quản lý cấp trung gắn bó mật thiết với chiến lược phát triển nguồn nhân lực cũng như

chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, sự quan tâm của lãnh đạo đối với công tác đào tạo:

Môi trường bên trong của doanh nghiệp có thể hiểu là một nền văn hoá được hình thành và phát triển cùng với quá trình vận hành của tổ chức như triết lý kinh doanh, các tập quán thói quen truyền thống, phong cách sinh hoạt, nghệ thuật ứng xử,... Tất cả các yếu tố này tạo ra một bầu không khí, một bản sắc tinh thần đặc trưng riêng cho từng cơ quan, đơn vị.

Trước hết, có thể phải kể đến triết lý kinh doanh: doanh nghiệp có triết lý kinh doanh – và theo đó là triết lý phát triển doanh nghiệp nào thì sẽ có cách thức sử dụng nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với triết lý ấy.

Nếu các nhà quản trị cao cấp có quan điểm nhìn xa, trông rộng, phát triển bền vững thì họ sẽ chú trọng việc đầu tiên là khâu tuyển dụng - chỉ tuyển dụng người có năng lực làm việc phù hợp với xu thế phát triển vào làm việc; khâu tiếp theo là sự chăm lo đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình nhất là đội ngũ cán bộ cấp trung theo hướng coi trọng công tác đào tạo và phát triển, các kỹ năng gắn với sự phát triển lâu dài.

Nhà quản trị có quan điểm kinh doanh hiện đại, có ý thức tạo đà cho doanh nghiệp phát triển lâu dài, coi lực lượng cán bộ cấp trung là tài nguyên chiến lược của doanh nghiệp sẽ tạo ra môi trường học tập bên trong doanh nghiệp, động viên và khuyến khích cán bộ cấp trung đào tạo và tự đào tạo để có kỹ năng cần thiết phù hợp với trình độ của khu vực và thế giới.

Nhà quản trị có tư duy hiện đại sẽ rất thận trọng trong tuyển lựa, bồi dưỡng và đề bạt các nhà quản trị vào các vị trí phù hợp với khả năng của mỗi người.

Đào tạo cán bộ quản lý cấp trung đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp, hướng tới đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Nắm bắt được vai trò của công tác đào tạo cán bộ quản lý cấp trung nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đầu tư đúng mức cho công tác này. Thực tế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

- Do quan điểm của người lãnh đạo: Nếu người lãnh đạo nhận thức được vai trò của công tác đào tạo cán bộ quản lý cấp trung, họ sẽ luôn ủng hộ các chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý, dành ra tỷ lệ chi phí đào tạo hợp lý cho

công tác này. Ngoài ra, họ sẽ sẵn sàng ưu tiên cho cán bộ quản lý có thời gian đi đào tạo và học tập. Ngược lại, nếu quan điểm của người lãnh đạo không ưu tiên cho hoạt động đào tạo hoặc không ưu tiên đối tượng đào tạo là cán bộ quản lý cấp trung thì việc đầu tư cho công tác này sẽ rất hạn chế. Sự ủng hộ của lãnh đạo chính là nhân tố quyết định sự thành công của chương trình đào tạo cán bộ quản lý cấp trung trong doanh nghiệp.

- Do chi phí cho việc đào tạo: doanh nghiệp dù có nhận thức được vai trò của công tác đào tạo cán bộ quản lý cấp trung nhưng chi phí cho công tác này hạn chế hoặc không có thì công tác này không thể được tiến hành một cách thường xuyên. Chính vì vậy việc đào tạo sẽ không được doanh nghiệp tổ chức thực hiện một cách hệ thống và mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt đối với các chương trình đào tạo bên ngoài cho cán bộ quản lý cấp trung thường có chi phí lớn.

Thứ ba, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung hiện tại với yêu cầu của công việc:

Nhóm nhân tố thuộc về cán bộ cấp trung có ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nói riêng và quản trị nhân lực trong doanh nghiệp nói chung. Đó là : nhận thức của chính lực lượng cán bộ cấp trung, trình độ và kỹ năng cũng như các mong muốn của họ trong doanh nghiệp.

Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và sự bùng nổ thông tin thì trình độ của người lao động ngày càng nâng cao, khả năng nhận thức của họ ngày càng tốt hơn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, thái độ của cán bộ cấp trung đối với công việc, quyền hạn và sự tham gia của mỗi người trong tổ chức. Nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi thoả mãn, hài lòng với công việc cũng như phần thưởng đối với họ.

Nếu trước kia mong muốn của người đi làm chỉ giản đơn là có việc làm ổn định và mức lương đủ sống thì ngày nay nhu cầu của họ đã đa dạng, phong phú hơn nhiều đặc biệt là nhu cầu tinh thần.

Tiền lương là thu nhập chính của người lao động, đó là công cụ quan trọng để thu hút lực lượng lao động là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ, ngoài ra tiền thưởng cũng có vai trò quan trọng trong việc kích thích thi đua, tăng năng suất lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên tiền lương, tiền thưởng không phải là mục đích duy nhất của cán bộ cấp trung. Họ còn cần:

- Có công việc phù hợp với năng lực chuyên môn, các điều kiện làm việc phải thuận lợi, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

- Được cung cấp đầy đủ thông tin, được tôn trọng và lắng nghe ý kiến đề xuất của họ.

- Có cơ hội học hành và thăng tiến, có tương lai trong nghề nghiệp.

Vì vậy muốn đào tạo cán bộ có hiệu quả hay không tuỳ thuộc vào việc nắm bắt và thoả mãn được nhu cầu chính đáng cuả họ hay không? Song vẫn phải đảm bảo được mục tiêu của cơ quan, đơn vị đề ra.

Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung hiện tại có đáp ứng được nhu cầu công việc không? có cần phải đào tạo họ hay không? Với những thách thức của doanh nghiệp đang phải đối mặt thì người quản lý cấp trung cần phải trang bị những gì, yếu tố nào đảm bảo sự trang bị đó sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Đây là yếu tố cơ bản và trực tiếp nhất tác động đến việc xác định nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển cán bộ quản lý cấp trung của Công ty 621 (Trang 35)