3.3 Phân tích hoạt động đào tạo và phát triển cán bộ quản lý cấp trung của công ty 621
3.3.2 Hoạch định chiến lược đào tạo và phát triển cán bộ quản lý cấp trung Hiện nay Công ty 621 cũng chưa xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân
lực cho Công ty, vì vậy cũng chưa xác định được chiến lược hay chính sách đào tạo cán bộ quản lý cấp trung để phù hợp với định hướng phát triển nguồn nhân lực. Các kế hoạch đào tạo chỉ mang tính ngắn hạn (1 năm), Công ty cũng không đưa ra cho mình chiến lược đào tạo hay chính sách đào tạo cán bộ quản lý cấp trung mang tính dài hạn để phù hợp với xu thế phát triển hiện nay và tình hình thực tiển của Công ty.
Mặc dù chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty 621 cũng được xây dựng theo
từng giai đoạn ngắn hạn, trung hạn từ 2010-2015, dài hạn từ 2010-2020. Sự thiếu đồng bộ giữa chiến lược phát triển kinh doanh, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến lược đào tạo cán bộ quản lý cấp trung đã không thể hiện được tính tối ưu và liên kết mật thiết giữa nguồn nhân lực cần có để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.Trên lý thuyết, điều này cho thấy sự khai thác không triệt để nguồn nhân lực, hoạt động không thể đạt hiệu quả cao.
Như vậy, đối với chiến lược đào tạo cán bộ quản lý cấp trung trong ngắn hạn (1 năm), Nhưng trong trung hạn và dài hạn, Công ty chưa đưa ra chiến lược đào tạo cán bộ quản lý cấp trung cho phù hợp với chiến lược phát triển nguồn nhân lực chung và chiến lược sản xuất kinh doanh.
3.3.3 Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển cán bộ quản lý cấp trung Theo quy trình xây dựng của Công ty 621, việc xác định nhu cầu đào tạo cấp trung của Công ty được thực hiện vào cuối năm trước, cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo dựa trên:
- Chiến lược sản xuất kinh doanh.
- Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.
- Kế hoạch sử dụng và lộ trình phát triển của cán bộ quản lý cấp trung.
- Tiêu chuẩn đào tạo theo chức danh của cán bộ quản lý cấp trung.
- Hồ sơ đào tạo của cán bộ quản lý cấp trung.
Dựa trên hướng dẫn của phòng TC-HC, các đơn vị sẽ lập kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý cấp trung và gửi về để thẩm định.
Tuy nhiên, trên thực tế việc xây dựng nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý đòi hỏi phải đánh giá thực hiện công việc thực tế để xem cần bổ sung những kiến thức, kỹ năng gì cho thực hiện công việc. Nếu chỉ dựa trên hồ sơ, tiêu chuẩn cứng để đào tạo thì chưa đem lại hiệu quả trong việc nâng cao năng lực của cán bộ quản lý cấp trung. Ngoài việc phân tích công việc thì Công ty cần phải chú trọng tới việc phân tích năng lực hiện có của cán bộ. Đặc biệt là các kỹ năng quản lý, không phải sau quá trình đào tạo là có thể đạt được ngay yêu cầu, mà còn phải là sự đánh giá xem xét sau cả quá trình thực hiện công việc của cán bộ để xác định có phải đào tạo lại
không, phương pháp đào tạo có phải thay đổi không, chương trình đào tạo đã thực sự phù hợp hay chưa…
Ngoài ra, các kỹ năng về đàm phán, giao tiếp, ra quyết định, quản lý sự thay đổi,…Trên thực tế bất cứ người lao động nào cũng phải có. Nhưng đối với cán bộ quản lý cấp trung các kỹ năng đó cần đạt được đến trình độ nào để có thể thực hiện công việc của mình, điều này cần xác định cụ thể để có phương án và chương trình đào tạo cho hợp lý. Tại Công ty 621 hiện chưa xây dựng được các mức kiến thức, kỹ năng mà từng cấp độ cán bộ quản lý cũng như nhân viên phải đạt được, cũng như chưa xây dựng được khung năng lực cho cán bộ quản lý cấp trung để phục vụ cho công tác đào tạo và phát triển đối tượng này.
Việc xác định nhu cầu đào tạo cũng chưa xuất phát từ nhu cầu của cán bộ quản lý cấp trung. Cán bộ quản lý cấp trung hoàn toàn bị động trong việc tham gia các khóa đào tạo, họ cũng không nắm được với chức danh quản lý của mình cần phải được đào tạo và phát triển những kỹ năng, kiến thức nào và họ cũng không biết trước kế hoạch đào tạo dành cho bản thân.
Bảng 3.12 Kết quả đánh giá xây dựng nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý cấp trung của Công ty 621
STT Nội dung câu hỏi Kết quả
trả lời Tỷ lệ % 1 Mức độ hiểu biết đối với chương trình đào tạo
cho chức danh cán bộ quản lý 28 75,67
2 Khả năng đáp ứng các kiến thức, kỹ năng mà
chức danh công việc yêu cầu 12 32,43
3 Số người đăng ký nhu cầu đào tạo của bản thân
trong kế hoạch đào tạo hàng năm 0 0
4 Số người nắm được trong năm được tham gia
bao nhiêu khóa đào tạo và đào tạo gì 0 0
Nguồn: Kết quả điều tra công tác đào tạo cán bộ quản lý cấp trung, tác giả Thông tin tại Bảng 3.12 cho thấy việc xác định nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý cấp trung mới chỉ dựa trên cơ sở phân tích công việc chứ chưa dựa trên nhu cầu của bản thân cán bộ quản lý cấp trung cũng như kết quả đánh giá thực hiện công việc định kỳ hàng quý và hàng năm của cán bộ. Bên cạnh đó phân tích công việc
cũng chỉ đưa ra những kiến thức và kỹ năng chung chung, Công ty chưa xây dựng được khung năng lực thực sự cần thiết để xác định chính xác nhu cầu đào tạo.
3.3.4 Xác định mục tiêu đào tạo và phát triển cán bộ quản lý cấp trung Công ty mới chỉ xác định mục tiêu chung về công tác đào tạo nguồn nhân lực như: tỷ lệ hoàn thành kế hoạch đào tạo năm, tỷ lệ % thực hiện ngân sách. Chưa có mục tiêu đào tạo phân bổ cho từng nhóm đối tượng cũng như xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng khóa đào tạo. Chính vì vậy kết quả đào tạo có thể đạt mục tiêu về hoàn thành kế hoạch hoặc tỷ lệ % thực hiện ngân sách nhưng chưa chắc các khóa đào tạo cán bộ quản lý cấp trung đã được tổ chức thực hiện.
Ngoài ra mục tiêu đào tạo cũng chỉ mới dừng lại ở các mục tiêu về số lượng mà chưa có mục tiêu về chất lượng đào tạo. Mục tiêu đào tạo cán bộ quản lý cấp trung khi tham gia các lớp kỹ năng quản lý như kỹ năng ra quyết định thì sau khóa học đạt được là gì. Công ty 621 chưa xác định được những kết quả đầu ra mong muốn mà khóa đào tạo phải đem lại.
Bảng 3.13 Kết quả đánh giá mục tiêu khóa học
STT Nội dung câu hỏi Kết quả trả lời Tỷ lệ %
1 Mức độ nắm bắt mục tiêu khóa học 15 42,86
2 Nội dung của khóa học phù hợp với
mục tiêu khóa học 11/15 77,78
Nguồn: Kết quả điều tra tại Công ty, tác giả Theo Bảng 3.13 chỉ có 15 cán bộ được phổ biến cụ thể mục tiêu các khóa học mà họ tham dự, chiếm tỷ lệ 42,86%, số cán bộ còn lại cho biết họ không được phổ biến mục tiêu khóa học họ tham dự là gì, số lượng này chiếm tỷ lệ 57,14%.
Trong số 15 cán bộ nắm được mục tiêu khóa học thì chỉ có 11 cán bộ cho biết chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu đó, chiếm tỷ lệ 77,78%, 4 cán bộ còn lại cho rằng không phù hợp, chiếm tỷ lệ 22,22%.